Đánh giá khả năng chịu mặn của các dòng NQBĐB thế hệ M6

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 61 - 65)

8 dòng NQBĐB thế hệ M6 được tuyển chọn tiến hành thanh lọc khả năng chống chịu mặn ở giai đoạn mạ ở nồng độ, 8, 10, 12, 14 ‰ để chọn ra dòng có khả năng chống chịu mặn cao nhất. Trong quá trình ngâm ủ giống để thử mặn, giống đối chứng không nảy mầm. Do đó, thí nghiệm bố trí mặn không có đối chứng chỉ có 10 nghiệm thức là 8 dòng NQBĐB và hai giống chuẩn kháng (Đốc Phụng), chuẩn nhiễm (IR28).

Theo Pearson và Bernstein (1959); Flowers và Yeo (1981) cây lúa rất nhạy cảm với độ mặn trong giai đoạn cây con nên việc thanh lọc khả năng chống chịu mặn ở giai đoạn này là rất có ý nghĩa.

Ngày thứ 16, ở nồng độ 8‰ , theo thang đánh giá của IRRI (1997), giống IR28 ở cấp rất nhiễm (cấp 9). Đốc Phụng ở mức chống chịu trung bình (cấp 5). Nhưng các dòng NQBĐB thì vẫn còn khả năng chống chịu trung bình

M5-1-1 M5-8-1

M5-9-1

(cấp 5). Riêng dòng M5-9-1 thì ở mức chống chịu (cấp 3) tốt hơn các dòng còn lại. Dòng M5-1-1, M5-12-1 có cùng cấp 9 so với giống IR28.

Ngày thứ 15, ở nồng độ 10‰, kết quả ở Bảng 3.15 cho thấy giống chuẩn nhiễm IR28 ở cấp 9 cấp rất nhiễm, giống chuẩn kháng Đốc Phụng ở mức chống chịu trung bình (cấp 5). Hầu hết các dòng đều có khả năng chống chịu mặn trung bình cấp 5 (M5-1-1, M5-6-1, M5-9-1, M5-10-1) và cấp 7 (M5-5-1). Các dòng M5-7-1, M58-1 được đánh giá là cấp 7 phản ứng nhiễm mặn.

Ngày thứ 12, ở nồng độ 12‰ giống IR28 thì rất nhiễm ở cấp 9, Đốc Phụng ở cấp 7 (nhiễm). Hầu hết các dòng đều NQBĐB được đánh giá chủ yếu là cấp 7 nhiễm, riêng dòng M5-1-1, M5-12-1 ở cấp 9 rất nhiễm.

Ngày thứ 7, ở nồng độ 14‰ , các dòng NQBĐB hầu hết các dòng đã ở mức rất nhiễm (cấp 9) chỉ có một số dòng còn ở cấp 7 nhiễm (M5-6-1, M5-7- 1, M5-8-1, M5-9-1), các giống IR28 và Đốc Phụng đều ở cấp 9 rất nhiễm. Nàng Quớt Biển đối chứng phản ứng nhiễm mặn (cấp 7) ở nồng độ 15‰ (Võ Công Thành và ctv., 2012) và có khả năng chống chịu mặn từ 8 - 12‰, cấp chống chịu từ cấp 1 đến 5 (Trần Thị Phương Thảo, 2013).

Ghi chú: CN: chuẩn nhiễm IR28; 1: M5-1-1; 5: M5-5-1; CK: Đốc Phụng; 6: M5-6-1; 7: M5-7-1; 8: M5-8-1; 9: M5-9-1; ĐC: Nàng Quớt Biển đối chứng; 12: M5-12-1

Hình 3.10: Khả năng chịu mặn của các dòng NQBĐB thế hệ M6 ở nồng độ 10‰

Bảng 3.15 Khả năng chịu mặn của các cá thể NQBĐB thế hệ M6

NQBĐB: Nàng Quớt Biển đột biến, CCT:chống chịu tốt, CC: chống chịu, CCTB: chống chịu trung bình, N: nhiễm, RN: rất nhiễm

Nồng độ 8‰ Nồng độ 10‰ Nồng độ 12‰ Nồng độ 14‰ STT Tên dòng Cấp Mức phản ứng Cấp Mức phản ứng Cấp Mức phản ứng Cấp Mức phản ứng 1 M5-1-1 9 RN 5 CCTB 9 RN 9 RN 2 M5-5-1 7 N 7 N 7 N 9 RN 3 M5-6-1 5 CCTB 5 CCTB 7 N 7 N 4 M5-7-1 7 N 9 RN 7 N 7 N 5 M5-8-1 5 CCTB 9 RN 7 N 7 N 6 M5-9-1 3 CC 5 CCTB 7 N 7 N 7 M5-10-1 5 CCTB 5 CCTB 7 N 9 RN 8 M5-12-1 9 RN 7 N 9 RN 9 RN 9 IR28 9 RN 9 N 9 RN 9 RN 10 Đốc Phụng 5 CCTB 5 CCTB 7 N 9 RN

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 61 - 65)