Một số chỉ tiêu nông học của các cá thể NQBĐB thế hệ M6

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 55 - 57)

Tám cá thể NQBĐB ở vụ 1 (thế hệ M5) được chọn thông qua độ cứng cây tiếp tục được nhân dòng lên tại nhà lưới cùng với đối chứng Nàng Quớt Biển. Thời gian trồng thế hệ M6 từ 12/2013 – 4/2014 mỗi dòng ở vụ 2 được nhân lên 30 cây.

Kết thúc vụ 2, chọn ra được 8 dòng NQBĐB,tiến hành lấy chỉ tiêu nông học, phân tích phẩm chất, kiểm tra mặn, thử rầy của những cá thể được chọn.

Bảng 3.10 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và tổng số chồi trung bình của các dòng NQBĐB thế hệ M6.

Thời gian sinh trưởng

Bảng 3.10 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số bông/bụi của các dòng NQBĐB thế hệ M6

S. Yoshida (1981) cho rằng thời gian sinh trưởng của một giống chuyên biệt cao theo mùa và theo vùng. Thời gian sinh trưởng được tính từ lúc hạt nảy mầm đến khi thu hoạch (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Kết quả bảng 3.9 cho thấy thời gian sinh trưởng của các dòng NQBĐB dao động từ 96 -103 ngày vẫn thấp hơn so với đối chứng 115 ngày. Thời gian sinh trưởng của các dòng NQBĐB vụ 2 có sự khác biệt so với các dòng NQBĐB ở vụ 1 ( có dòng thì ngắn, có dòng thì dài hơn). Nguyên nhân, có thể là do ảnh hưởng của chăm sóc, phân bón, mùa và tình hình sâu bệnh trên lô. Riêng đối chứng có thời gian sinh trưởng giảm đáng kể so với vụ 1 ( từ 150 ngày giảm còn 115 ngày). Do, đối chứng là lúa mùa trồng vào thời gian mùa thuận nên có đặc tính giống như lúa cao sản trổ và chín sớm hơn so với vụ 1.

Chiều cao cây

Kết quả bảng 3.10 cho thấy chiều cao cây của các dòng NQBĐB giảm so với vụ 1, chiều cao biến thiên từ 94 – 152 cm, chiều cao cây thấp nhất là các dòng M5-9-1( 97 cm), M5-10-1 (94 cm), M5-12-1 (105 cm), những dòng còn

STT Tên giống/dòng TGST Cao cây (cm) Số bông/bụi

1 M5-1-1 96 155 6 2 M5-5-1 96 149 6 3 M5-6-1 96 151,5 7 4 M5-7-1 103 152 7 5 M5-8-1 103 150 9 6 M5-9-1 98 97 7 7 M5-10-1 98 94 5 8 M5-12-1 98 105 9 9 ĐC 115 125 12

lại đều cao hơn so với đối chứng 125 cm. Như vậy, chiều cao cây các dòng có chiều cao cây ngắn nhất phù hợp với Võ Tòng Xuân (1986) ông cho rằng chiều cao cây trung bình tốt nhất cho giống lúa năng suất cao ở đồng ruộng Việt Nam phải từ 80 – 110 cm.

Số bông/bụi

Từ bảng 3.9 cho thấy số bông/bụi giảm nhiều của các dòng NQBĐB so với vụ trước. Số bông/bụi dao động từ 5 – 9 bông, thấp nhất là M5-9-1 (5 bông), cao nhất là M5-8-1 và M5-12-1 ( 9 bông), nhưng vẫn thấp hơn so với đối chứng (12 bông). Điều này lý giải rằng do điều kiện dinh dưỡng ở lô đất bị giảm do được trồng nhiều vụ trước đó, phần khác lúc nhỏ cây lúa bị bù lạch tấn công khá nặng, dù có hồi phục nhưng khả năng trổ bông thấp hơn so với vụ trước.

Bảng 3.11 Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của các dòng NQBĐB thế hệ M6

STT

Tên giống/dòng TL 1000 hạt Dài bông Hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) 1 M5-1-1 25,0 26,8 131 90,3 2 M5-5-1 25,7 27,9 133 93,5 3 M5-6-1 25,0 27,2 110 80,6 4 M5-7-1 23,0 28,1 147 84,9 5 M5-8-1 24,9 28,2 100 61,4 6 M5-9-1 23,9 26,3 107 50,9 7 M5-10-1 25,6 27,0 129 54,2 8 M5-12-1 24,4 27,2 185 72,2 9 ĐC 23,0 25,1 148 77,6 Trọng lượng 1000 hạt

Trọng lượng 1000 hạt do đặc tính di truyền, điều kiện môi trường quyết định (Nguyễn Thành Hối , 2007).

Từ kết quả bảng 3.11 cho thấy trọng lượng hạt của các dòng NQBĐB dao động từ 23 – 25,7 g. Đều cao hơn so với đối chứng 23,3 g, trừ dòng M5-8- 1 có cùng trọng lượng hạt với đối chứng là 23 g. Trọng lượng 1000 hạt của các dòng NQBĐB phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008); Nguyễn Thị Lang (1994) cho rằng trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30 g. Giống có trọng lượng 1000 hạt càng lớn thì năng suất của giống đó càng cao, nhưng không nên chọn hạt quá to thường kéo theo bạc bụng nhiều làm ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Chiều dài bông

Chiều dài bông của các dòng NQBĐB biến thiên từ 26,3 – 28,2 cm, chiều dài bông của các dòng đều cao hơn so với đối chứng 25,1 cm. Tuy chiều

dài bông có cao hơn đối chứng nhưng giữa các dòng với nhau không có sự chênh lệch cao (1.9 cm). Chiều dài bông cũng là một đặc tính của giống chịu một phần ảnh hưởng của môi trường và dinh dưỡng giai đoạn đầu hình thành bông.

Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.11 cho thấy các dòng NQBĐB có số hạt chắc/bông từ 100 – 185 hạt, dòng có số hạt chắc/bông cao nhất là M5-12-1 (185 hạt), các dòng còn lại đêu thấp hơn so với đối chứng (148 hạt). Trong đó M5-8-1 (100 hạt) có số hạt chắc ít nhất. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) cho biết là số hạt chắc/bông đóng góp vào năng suất lúa khoảng 75 %. Do đó, hạt chắc/bông là yếu tố quan trọng cần tác động làm gia tăng năng suất mặc dù yếu tố này chịu ảnh hưởng mạnh của điều kiện môi trường.

Bảng 3.11 cũng cho thấy tỷ lệ hạt chắc của 8 dòng NQBĐB biến thiên từ 50,9 – 93,5 % có tỷ lệ hạt chắc khá cao. Nhưng vẫn còn nhiều dòng có tỷ lệ hạt chắc thấp hơn so với đối chứng 77,6 %. Theo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008), số hoa trên bông quá nhiều dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp, các cá thể còn lại có tỷ lệ hạt chắc trên 80 % và cao hơn đối chứng là M5-1-1, M5-5-1, M5-6-1, M5-7-1 thì rất có tiềm năng về năng suất, phù hợp với nhận định của (Jenning và ctv.,

1979).

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)