Độ cứng (N/cm) các lóng 1, 2, 3, 4 của 12 dòng NQBĐB thế hệ M5 Bảng 3.3 Độ cứng (N/cm) các lóng của 12 các cá thể NQBĐB STT Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 M5-1 2,0 4,8b 8,6bc 10,1fg 2 M5-2 1,8 4,0bcd 6,1d 8,0g 3 M5-3 1,6 3,3de 6,5d 8,6fg 4 M5-4 1,3 2,6e 6,2d 9,1fg 5 M5-5 2,0 4,3bcd 9,1b 13,0cd 6 M5-6 1,4 4,0bcd 7,2bcd 10,8def 7 M5-7 1,7 2,6e 6,7cd 9,7efg 8 M5-8 1,7 3,5cde 5,6d 8,7fg 9 M5-9 2,1 4,0bcd 7,3bcd 17,7a 10 M5-10 1,8 4,0bcd 6,0d 16,5ab 11 M5-11 1,7 4,7bc 7,0cd 12,0de 12 M5-12 1,8 4,7bc 7,0cd 11,9de 13 ĐC 1,9 6,5a 11,5a 14,7bc F ns * * * CV (%) 15,5 16,0 15,2 12,6
Ghi chú: * khác biệt ở mức ý nghia 5%, ns : khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong cùng một cột những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Kết quả bảng 3.3 cho thấy độ cứng của lóng thân tăng dần từ lóng 1 đến lóng 4:
Độ cứng lóng 1 của 12 cá thể NQBĐB dao động từ 1,32 – 2,03 N/cm, độ cứng lóng cao nhất là M5-1 (2,03 N/cm) và M5-5 (1,96 N/cm), các cá thể còn lại có độ cứng lóng thấp hơn độ cứng lóng của đối chứng (1,85 N/cm). Độ cứng lóng của các cá thể NQBĐB và đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Lóng 2 của 12 cá thể NQBĐB có độ cứng biến thiên từ 2,63 – 4,79 N/cm. Lóng có độ cứng thấp nhất là M5-8 (2,63 N/cm), cao nhất là M5-1 (4,79 N/cm). Độ cứng lóng 2 của 12 cá thể NQBĐB đều thấp hơn so với đối chứng (6,52 N/cm). Độ cứng lóng 2 của các cá thể NQBĐB và đối chứng khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
Bảng 3.3 cũng cho thấy độ cứng lóng 3 của 12 cá thể NQBĐB dao động trong khoảng 5,63 – 9,12 N/cm. so với đối chứng (11,53 N/cm) thì 12 cá thể có độ cứng lóng đều thấp hơn. Trong đó, cá thể có độ cứng lóng cao nhất là M5-5 (9,12 N/cm) và thấp nhất là M5-8 (5,53 N/cm). Độ cứng lóng 3 của 12 dòng BQBĐB và đối chứng khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê là 5%.
Độ cứng chắc của thân là một trong những chỉ số lựa chọn quan trọng nhất kháng đổ ngã. Theo Yoshida (1981) cho rằng độ cứng của thân là yếu tố
quan trọng góp phần làm giảm đổ ngã trên lúa, lóng thứ nhất và lóng thứ hai tuy không phải là các lóng bị gãy nhưng nó là các lóng góp phần vào việc đổ ngã, khi các lóng này dài và yếu nó sẽ làm cho cây lúa cong và gia tăng moment cong cây lúa làm cho cây lúa dễ đổ ngã. Theo Nguyễn Trọng Cần (2010) cho rằng sự đổ ngã trên lúa thường xảy ra ở lóng 4.
Lóng 4 của 12 dòng NQBĐB và đối chứng khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Độ cứng lóng 12 cá thể NQBĐB biến thiên từ 7,95 – 17,74 N/cm. Độ cứng lóng cao nhất là M5-9 (17,74 N/cm) và M5-10 (16,51 N/cm), thấp nhất là M5-8 (7,95 N/cm). Các dòng NQBĐB còn lại đều có độ cứng lóng 4 thấp hơn so với cây đối chứng (14,67 N/cm). Từ kết quả trên cho thấy độ cứng lóng 4 của 2 dòng M5-9, M5-10 có tiềm năng tốt về sự kháng đổ ngã.
Hình 3.1 Độ cứng lóng 4 các dòng NQBĐB và đối chứng
Chiều dài (cm) của 12 cá thể NQBĐB thế hệ M5
Cùng với độ cứng, chiều dài lóng là một trong những yếu tố góp phần vào sự cứng chắc của cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Bảng 3.4 Chiều dài (cm) lóng 1, 2, 3, 4 của 12 cá thể NQBĐB so với đối chứng STT Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 M5-1 41,1 33,6abc 23,0ab 15,8b 2 M5-2 42,8 33,9abc 21,5b 16,3b 3 M5-3 39,9 34,9ab 23,0ab 18,1ab 4 M5-4 37,6 31,4b 22,4b 17,1b 5 M5-5 42,1 32,6bc 21,5b 15,5b 6 M5-6 41,2 30,7b 21,4b 13,4bc 7 M5-7 42,0 36,9a 25,6ab 16,5b 8 M5-8 39,2 32,7bc 26,7a 22,1a 9 M5-9 39,0 20,0e 7,9d 3,0d 10 M5-10 37,3 20,1e 8,1d 3,6d 11 M5-11 36,8 16,3f 8,0d 2,9d 12 M5-12 40,8 18,2ef 9,1d 4,5d 13 ĐC 40,4 27,0d 15,1c 9,2c F ns * * * CV (%) 7.81 6.44 12.26 22.58
Ghi chú: * khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4 cho thấy chiều dài lóng 1 dài nhất và giảm dần đến lóng 4. Chiều dài lóng 1 của 12 cá thể NQBĐB dao động không đáng kể từ 36,80 – 42,80 cm. Chiều dài lóng dài nhất là M5-8 (42,80 cm) và thấp nhất là M5-11 (36.80 cm), so với đối chứng (40,40 cm). Chiều dài lóng 1 khác biệt không có ý nghĩa thống kê của các cá thể NQBĐB so với đối chứng.
Lóng 2 có chiều dài biến thiên từ 16,27 – 36,93 cm. Thấp nhất là M5-9, M5-10, M5-11, M5-12, lần lượt là (20,03; 20,13; 16,27; 18,13 cm), các dòng còn lại đều có chiều dài lóng cao hơn so với đối chứng (27 cm), cao nhất là M5-8 (36,93 cm). Chiều dài lóng 2 của các dòng NQBĐB so với đối chứng khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
Chiều dài lóng 3 của 12 dòng NQBĐB khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng. Chiều dài lóng 3 biến thiên từ 7,93 – 26,67 cm. Dòng có chiều dài lóng thấp nhất là M5-9 (7,93 cm) và cao nhất là M5-8 (26,67 cm), đối chứng (15,17 cm).
Lóng 4 có chiều dài biến thiên từ 2,87 – 22,13 cm. Các dòng có chiều dài lóng thấp nhất là M5-12, M5-11, M5-10, M5-9 (4,53; 2,87; 3,57; 3 cm).
Các dòng còn lại đều chiều dài lóng cao hơn so với đối chứng (9,23 cm). Chiều dài lóng 4 của các dòng NQBĐB và đối chứng khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
Theo Nguyễn Minh Chơn (2003) lóng phía dưới càng dài có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổ ngã. Hoshikawa và Wang (1990) cho rằng sự đổ ngã thường xảy ra ở lóng thứ 4, lóng thứ 4 càng ngắn thì hạn chế việc đổ ngã.
Hình 3.2 Dài lóng 4 các dòng NQBĐB và đối chứng
Đường kính (mm) lóng 1, 2, 3, 4 của dòng NQBĐB thế hệ M5
Bảng 3.5 Đường kính (mm) cây 1, 2, 3, 4 của 12 dòng NQBĐB
STT Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 M5-1 0,3 0,5 0,5 0,6 2 M5-2 0,3 0,5 0,5 0,6 3 M5-3 0,3 0,4 0,5 0,6 4 M5-4 0,2 0,5 0,5 0,6 5 M5-5 0,3 0,5 0,6 0,6 6 M5-6 0,3 0,5 0,5 0,6 7 M5-7 0,2 0,4 0,5 0,6 8 M5-8 0,2 0,4 0,5 0,5 9 M5-9 0,3 0,5 0,5 0,5 10 M5-10 0.3 0,4 0,5 0,6 11 M5-11 0,3 0,4 0,5 0,5 12 M5-12 0,3 0,5 0,5 0,5 13 ĐC 0,3 0,5 0,5 0,5 F ns ns ns ns CV (%) 16,63 12,23 10,85 11,56
Ghi chú: ns khác biệt không ý nghĩa thống kê
Kết quả bảng 3.5 Cho thấy đường kính lóng tăng dần từ lóng 1 đến lóng 4:
Đường kính lóng 1 của 12 dòng NQBĐB và đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đường kính lóng dao động trong khoảng 0,22 – 0,32 mm, các dòng có đường kính lóng lớn nhất là M5-12 (0,32 mm), M5-5 (0,29 mm), M5-10 và M5-6 là (0,3 mm) cao hơn so với đối chứng (0,28 mm). Các dòng còn lại đều có đường kính lóng thấp hơn so với đối chứng.
Lóng 2 có đường kính biến thiên từ 0,38 – 0,48 mm. Đường kính lóng lớn nhất là M5-5 (0,48 mm) bằng với đường kính lóng của đối chứng (0,48 mm), các dòng NQBĐB còn lại đều có đường kính lóng thấp hơn so với đối chứng. Trong đó đường kính lóng thấp nhất là M5-7 (0,38 mm). Đường kính lóng của 12 dòng NQBĐB và đối chứng khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Đường kính lóng 3 của 12 dòng NQBĐB biến thiên trong khoảng 0,45 – 0,56 mm. Đường kính lóng lớn nhất là M5-6 (0,56 mm) và đường kính lóng thấp nhất là M5-7 (0,45 mm), đối chứng là (0,50 mm). Đường kính lóng 3 và đối chứng khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Lóng 4 của 12 dòng NQBĐB khác biệt không ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Các dòng NQBĐB có đường kính lóng 4 biến thiên từ 0,47 – 0,62 mm. Đa số các dòng đều có đường kính lóng 4 lớn hơn so với đối chứng. Đường kính lóng lớn nhất là M5-4 (0,62 mm), đối chứng (0,51 mm), và nhỏ nhất là M5-11 (0,47 mm).
Theo Hoshikawa và Wang (1990) đã quan sát các giống lúa dễ đổ ngã của Nhật cho thấy rằng lóng thứ nhất thường có dạng hơi tròn và càng xuống các lóng sau thì thân lúa càng dẹt với sự chênh lệnh đường kính trục lớn và trục nhỏ của lóng thân gia tăng. Vì thế, hình dạng lóng thân có thể là do yếu tố di truyền quy định. Do vậy, đường kính lóng cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến sự đổ ngã trên lúa.
Qua việc phân tích kết quả chiều dài lóng, đường kính lóng đặc biệt là độ cứng lóng 4, ta chọn được 2 dòng M5-9, M5-10. Có đặc tính độ cứng lóng 4 cao, chiều dài lóng 4 ngắn, đường kính lóng 4 lớn, thấp cây đó là yếu tố quan trọng giúp cây lúa hạn chế đổ ngã.
Hình 3.3 Đường kính lóng 4 các dòng NQBĐB và đối chứng
Tương quan giữa độ cứng lóng 4 với chiều dài lóng 4 và đường kính lóng 4 của các dòng NQBĐB thế hệ M5
Bảng 3.6 tương quan giữa chiều dài lóng, đường kính lóng và độ cứng lóng của các dòng NQBĐB thế hệ M5. Nghiệm thức Tương quan M5 -1 M5 -2 M5 -3 M5 -4 M5 -5 M5 -6 M5 -7 M5 -8 M5 -9 M5 -10 M5 -11 M5 -12 M5 -13 DL-ĐK - - - - - - - - - - - - - DL-ĐC - - - - - - - - - - - - - ĐK-ĐC +** - -** - - - - - - -* - - -
Ghi chú: -**; tương quan âm với mức ý nghĩa thống kê 1%; -*: tương quan âm với mức ý nghĩa thống kê 5%; -: không tương quan; +** tương quan dương với mức ý nghĩa thống kê 1%.
Bảng 3.6 Cho thấy không có sự tương quan giữa đường kính long 4 với chiều dài long 4, độ cứng long 4 với chiều dài long 4 mà có sự tương quan chặt giữa đường kính với độ cứng lóng ở một số dòng. Theo Phan Thị Hồng Trang (2012), sự tương quan giữa độ cứng lóng 4 và đường kính 4 tùy thuộc vào đặc tính của từng dòng, Nguyễn Văn Thiện (2012) độ cứng lóng 4 với chiều dài lóng 4 của các dòng không tương quan với nhau. Kết quả bảng 3.6 phù hợp với nhận định trên.