Các dạng đổ ngã trên lúa và vị trí lóng gãy của lúa bị đổ ngã

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 28 - 29)

Các dạng đổ ngã trên lúa

Theo Nguyễn Minh Chơn, (2003) cho rằng đổ ngã trên lúa được phân thành hai nhóm: Đổ ngã ở rễ hoặc trên bề mặt đất và đổ ngã do nứt gãy rạ. Trong dạng nứt gãy rạ có ba dạng chính sau: (1) Dạng thân gãy gấp khúc là ngay vị trí gãy của thân bị gập lại, (2) Dạng gãy tét thân là cây lúa bị gãy và bị

tét theo chiều dọc của lóng thân, (3) Dạng gãy tách rời là chỗ lóng thân nơi vị trí gãy của cây lúa có một bên bị đứt rời.

Bảng 1.5 Kết quả điều tra dạng đổ ngã của cây lúa trong khu vực tỉnh Đồng Tháp (Nguyễn Trọng Cần, 2010) Dạng đổ ngã Tỉ lệ (%) Lật gốc 1,78 Gập lại 50,30 Tét thân 44,97 Tét thân và đứt một bên 2,96

Vị trí lóng gãy của cây lúa bị đổ ngã

Theo Nguyễn Minh Chơn (2003), trích dẫn của Hoshikawa và Wang (1990) cho rằng lóng thân phía dưới thường bị nứt gãy, điều này cũng tùy thuộc vào tình trạng canh tác. Sự nứt gãy lóng thân xảy ra chủ yếu ở lóng thứ tư của giống Sasanishiki (80,4%). Đối với giống Koshihikari thì sự nứt gãy lóng thân xảy ra ở lóng thân thứ tư (46,4%) và lóng thân thứ 5 (53,6%). Không thấy trường hợp nứt gãy lóng thân dẫn đến đổ ngã ở lóng thứ nhất và thứ hai thể hệ rõ ở Bảng 1.5

Qua kết quả điều tra về vị trí đổ ngã của các lóng ở khu vực tỉnh Đồng Tháp cho thấy rằng vị trí đổ ngã ở lóng thứ 4 chiếm tỉ lệ cao nhất (34,91%) (Nguyễn Trọng Cần, 2010).

Bảng 1.6 Tỉ lệ (%) của sự nứt gãy trên mỗi giống (Hoshikawa và Wang, 1990)

Lóng 1 2 3 4 5

Giống Sasanishiki 0 0 3,9 80,4 16,5

Giống Koshihikari 0 0 0 46,4 53,6

Theo quy định, cách đếm thứ tự lóng tính từ cổ bông xuống. Ở cây lúa mang bông thường có 4 đến 5 lóng. Ở vị trí thứ tư nứt gãy của lóng thân xảy ra thường chiếm tỷ lệ khoảng 10-30% tính từ đốt bên dưới của lóng nứt gãy. Theo Jennings và ctv. (1979) thì giống kháng đổ ngã tốt thường có kiểu hình: thân rạ ngắn, dạng thân gọn mọc hơi thẳng đứng.

Một phần của tài liệu khả năng chịu mặn và phẩm chất của các dòng nàng quớt biển đột biến thế hệ m5 đến m6 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)