b. l) Kiểmtra trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tay nghề)
b.2) Kiểmtra việc thực hiên quy chế chuyên môn
Nhằm đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn và hiểu thêm về trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy: - Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị bài theo quy định:
- Kiểm tra việc ra đề kiểm tra và chấm bài theo quy định: - Kiểm tra việc thực hiện thí nghiệm thực hành:
- Kiêm tra việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng:
- Kiểm tra việc đảm bảo các hồ sơ chuyên môn theo quy định:
- Kiểm tra việc tham gia các hoạt động: Cải tiến phương pháp giảng dạy, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công...
Đánh giá chung việc thực hiện quy cliế chuyên môn:
* Loại tốt:
Các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiếm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp
đạt khá trở lên. * Loại khá:
Các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi đều đạt khá trở lên, hai yêu cầu còn lại đạt yêu cầu trở lên.
* Loại đạt yêu cầu:
Các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi đều đạt yêu cầu trở lên.
* Loại không đạt yêu cầu:
Một trong các yêu cầu: thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi không đạt yêu cầu.
* Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục (thông qua kiểm tra chất lượng học sinh: thường xuyên, định kỳ, đột xuất).
b.3) Kiếm tra chất lượng học sinh:
Việc kiêm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích đánh giá khả năng của giáo viên. Đây chỉ là nội dung tham khảo khi đánh giá giáo viên, xuất phát từ thực tế là giáo viên không thể chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả của học sinh, vì cần tính đến chất lượng “đầu vào” của học sinh được giao cho họ. cần phải cố gắng đánh giá được sự tiến bộ của học sinh kể từ khi giáo viên nhận lớp, chứ không hoàn toàn căn cứ vào kết quả hiện tại. Việc đánh giá kết quả của học sinh là phải đánh giá cả một quá trình, cần xem xét ở các khía cạnh sau:
- Kết quả giảng dạy của giáo viên trong các năm học trước, như tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh tốt nghiệp, học sinh giỏi...
- Dựa trên kết quả kiểm tra chung của toàn trirờng, có sự so sánh kết quả các lớp của giáo viên dạy với các lớp khác.
- Kết quả học tập của học sinh thông qua sổ gợi tên, ghi diêm tại thời điểm kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra khảo sát của ban kiểm tra.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
* Loại tốt:
Học sinh có thói quen, nề nếp trong học tập, hầu hết học sinh nắm được bài thể hiện qua tiết dạy và các loại vở của học sinh.Chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt so với khi bắt đầu nhận lớp; thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi kiểm tra đạt cao so với địa phương.
* Loại khá:
Học sinh có tiến bộ so với khi bắt đầu nhận lớp. thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi kiểm tra đạt khá so với địa phương. Học sinh có thói quen, nề nếp khá trong học tập, đa số học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng thể hiện qua tiết dạy và các loại vở học sinh.
* Loại đạt yêu cầu:
Thành tích học tập của học sinh do giáo viên này phụ trách trong thời gian trước khi kiêm tra đạt trung bình so với địa phương. Học sinh bắt đầu có thói quen, nề nếp trong học tâp, thể hiện qua các tiết dạy và các loại vở của học sinh.
* Loại không đạt yêu cầu: Không đạt mức nói trên.