Sự phát triến giáo dục THPT về quy mô, số lượng: * Học sinh:

Một phần của tài liệu Một sổ biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thong ở huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 33)

mù chữ, một trong 13 tỉnh đạt chỉ tiêu cao (theo báo cáo năm 1948 của Sở Giáo dục Nam bộ).

Sau ngày 30/4/1975, đời sống tinh thần của nhân dân các xã trên địa bàn huyện Mỹ An cũ nhìn chung rất thấp. Hơn 30 năm chiến tranh, nơi đây là vùng căn cứ, thưa dân, ít trường, đa số không có điều kiện đi học. Vùng nội ô và ven thị trấn Mỹ An, một bộ phận con em những gia đình khá giả được học hết chương trình tiểu học, một số ít học hết chương trình cấp II. Đa số người lớn bị mù chữ. Từ sau ngày giải phóng, các trường học dần dần được mở thêm. Giáo viên của chế độ cũ được lưu dụng (sau khi họ được học tập cải huấn), dạy học theo chương trình mới. Huyện cũng tiếp nhận nhiều giáo viên từ các huyện, tỉnh khác, kể cả miền Bắc chi viện.

2.1.3. Sự phát triến giáo dục THPT về quy mô, số lượng:* Học sinh: * Học sinh:

Năm 1976, Trường Phổ thông cấp III Mỹ An (nay là Trường THPT Tháp Mười) được thành lập và là trường phổ thông trung học đầu tiên của vùng Mỹ An-Tháp Mười. Năm học đầu tiên 1976-1977, trường chỉ có 4 lớp học với 154 học sinh và 12 thầy cô giáo. Nhưng sau gần 40 năm, số học sinh tăng gấp 10 lần. [27,tr.2]

34

Trước yêu cầu học tập của con em địa phưong, tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập thêm 3 trường THPT nữa vào năm 2003 là: THPT Mỹ Quý (ở xã Mỹ Quý), THPT Trường Xuân (ở xã Trường Xuân) và THPT bán công Tháp Mười nay là THPT Đốc Binh Kiều (tách ra từ trường THPT Tháp Mười tại thị trấn Mỹ An). Năm 2006, thành lập thêm Trường THPT Phú Điền tại xã Phú Điền nâng số trường THPT toàn huyện là 5 trường . Đến năm học 2012-2013, học sinh THPT toàn huyện Tháp Mười là 4.462 với 115 lớp, có 95 phòng học với 4.500 chỗ ngồi.

Bảng số 2.1: Học sinh THPT huyện Tháp Mười- năm học 2012 - 2013

* Giáo viên:

Năm 1976, có 12 giáo viên THPT chi viện đến trường cấp III Mỹ An từ khắp nơi trong cả nước. Trường không có cơ ngơi riêng mà phải

35

học tạm trong nhà thờ Tin Lành thiếu thốn nhiều về cơ sở vất chất. Giáo viên ở trọ nhà dân, cuộc sống làm việc gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ lòng yêu nghề, lòng quyết tâm nâng cao trình độ dân trí của vùng quê nghèo và chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh mà nhiều thế hệ giáo viên đã gắn bó với quê hương Tháp Mười.

Đến năm 2013, số giáo viên đã tăng theo cấp số nhân với: 13 CBQL và 266 GV, tỉ lệ 2.31 gv/ lớp. Điều đáng mừng là cả 5 trường THPT của huyện về cơ bản đủ giáo viên ở tất cả các bộ môn, tuy có vượt tỉ lệ giáo viên trên lớp như do thừa thiếu cục bộ trong một nhà trường. Đây là nền tảng quan trọng cho công tác giáo dục toàn diện học sinh.

Đại học 9 230 4 243

Cao đẳng 5 5

Trung cấp 9 9

Sơ cấp 1 1

Chưa qua đào tạo 5 5

Cộng 13 266 24 307 Đang học Thạc sĩ 1 11 12 Đang học Đại học 1 1 Đang học Cao đẳng Đang học Trung cấp Cộng 1 11 1 13

* Trình độ chuyên môn của giáo viên:

Trong vài năm trước đây, huyện Tháp Mười thiếu giáo viên ở hầu hết các môn. Giáo viên phải dạy vượt chuẩn nhiều tiết hoặc phải dạy các môn mà không được đào tạo một cách đầy đủ. Chẳng hạn, giáo viên ngữ văn, giáo viên lịch sử phải dạy môn giáo dục công dân; giáo viên toán, giáo viên vật lý phải dạy môn tin học, kỹ thuật...Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học cũng như gây không ít khó khăn cho công tác quản lý chuyên môn.

Trước yêu cầu về giáo viên, Sở GD-ĐT Đồng Tháp phân công sinh viên tốt nghiệp khá giỏi từ Trường Cao đẳng sư phạm về dạy THPT, sau đó tạo điều kiện đê học hoàn chỉnh Đại học. Theo thống kê đến năm học 2012-2013, toàn huyện Tháp Mười có 100% giáo viên THPT đạt chuân về trình độ chuyên môn .

Tính đến thời diêm này số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chuyên môn là không nhỏ: có 266 giáo viên đạt chuẩn đại học đạt tỉ lệ 100% trong đó có 36 thạc sĩ chiếm tỉ lệ 13.53% và 1 1 người đang học cao học, chiếm tỉ lệ 4.14%.

Giáo viên giỏi các cấp cũng đạt con số khả quan: có 49 giáo viên giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ 18.42% trong đó có 4 giáo viên đạt danh hiệu Viên phấn vàng cấp tỉnh, tỉ lệ 0.78%.

về trình độ lý luận chính trị, cả huyện chỉ có 10 GV có trình độ chính trị trung cấp, tỉ lệ 0.37%, 4 GV có trình độ cao cấp chính trị, tỉ lệ 0.15%. Đây là số liệu rất thấp trong một lực lượng đông đội ngũ trí thức của huyện.

Bảng 2.3: Trình độ CB-GV-CNV THPT huyện Tháp Mười năm hoc 2012-2013

Một phần của tài liệu Một sổ biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường trung học phổ thong ở huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w