Căn cứ tiêu chí đánh giá chất lượng các trường Trung học phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp (Xem chi tiết ở phần phụ lục). Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, tố chức chỉ đạo, kiểm tra mọi hoạt động, từ đó đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Xác định những nội dung đã làm tốt để phát huy, những nội dung chưa làm tốt đế có kế hoạch chấn chỉnh khắc phục.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
Chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch tự kiểm tra đánh giá của các cá nhân trong nhà trường vào đầu mỗi năm học.
giáo viên báo cáo công tác tự kiếm tra đánh giá.
Tổ chức triển khai kiểm tra việc tự kiểm tra, đánh giá của các tổ chức, các cá nhân bằng nhiều hình thức phù hợp.
Tổ chức sơ tổng kết chu đáo công tác tự kiểm tra đánh giá để đức rút các kinh nghiệm cho các lần sau.
3.2.3.3. Các điều kiện cần đảm bảo
Các tố chức, cá nhân phải phát huy được tính tích cực tự giác của mình. Phải có cơ chế và các chính sách phù hợp đê khuyến khích và giám sát quá trình tự kiểm tra của các chủ thể.
3.2.5. Tạo động lực cho CB, GV tham gia công tác KTNB3.2.5.1. Mục đích 3.2.5.1. Mục đích
Nhằm thúc đấy hoạt động KTNB phát triển. Phát huy tính tích cực tự giác của các đối tượng được kiêm tra.
3.2.5.2. Nội dung
Động lực nhà giáo được hiểu là cái tạo nên sức mạnh bên trong kích thích nhà giáo nổ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng dạy học.
Kích thích lợi ích để tạo tính năng động, tích cực cho đội ngũ nhà giáo cả về lợi ích kinh tế, vật chất (tăng lương, tiền thưởng) một cách hợp lý bên cạnh các lợi ích tinh thần (các danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, cơ hội thăng tiến...). Đây là biện pháp quan trọng có tính đòn bẩy để thực hiện triệt để các biện pháp khác.
Thực tiễn cho thấy, một ý tưởng dù cao đẹp đến mấy nhưng không phản ánh đúng nguyện vọng và lợi ích của con người thì không bao giờ biến thành hiện thực. Theo tác giả Lê Hữu Tầng, lợi ích là “khâu nhạy
cảm nhất của cơ thể xã hội”
Trong số các lợi ích thì lợi ích vật chất đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó đáp ứng trực tiếp các nhu cầu sống còn của bản thân. Việc coi trọng lợi ích vật chất, sử dụng nó để khơi dậy và phát huy tính tích cực của người cán bộ, giáo viên là chủ trương đúng đắn và thiết thực nhất. Song cần có cơ chế kích thích hợp lí để khi triển khai lợi ích không tổn hại đến lợi ích khác.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Tổ chức cho các cán bộ giáo viên xây dựng kế hoạch tự kiểm tra của mình trong năm học.
Tổ chức tập huấn từ đầu năm học về các kế hoạch kiểm tra, nắm chắc các ý kiến góp ý phản hồi từ hội nghị tập huấn.
Phổ biến qui chế khen, phê bình trong cán bộ giáo viên, chú trọng công tác biểu dương kịp thời các gương điển hình.
3.2.5.4. Các điều kiện cần đảm bảo
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. Việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh là một động lực thúc đây hoạt động dạy học đạt kết quả cao. Thực hiện quy chế dân chủ tạo điều kiện cho mọi thành viên tích cực tham gia vào quá trình quản lí, khơi dậy tiềm năng trí tuệ tập thể, phát huy được tính chủ động sáng tạo của cán bộ, giáo viên.
Xây dựng qui chế thi đua khen thưởng: Nhằm kích thích lôi cuốn mọi người hăng say phấn đấu, rèn luyện đê đạt được thành tích cao nhất trong hoạt động, là động lực đế nâng cao chất lượng dạy học
3.2.6. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong KTNB3.2.6.1. Mục đích 3.2.6.1. Mục đích
thông tin trong KTNB, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này.
3.2.6.2. Nội dung
Tăng cường áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng vào các nội dung sau:
Tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong việc thiết lập, sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá, đảm bảo cho việc kiêm tra đánh giá thực hiện được khách quan, chính xác, công bằng. Sử dụng các phần mềm quản lý đê lưu trữ, truyền tải các nội dung liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá.
Thiết lập hệ thống thông tin của nhà trường (gồm đội ngũ và các điều kiện, phương tiện kỹ thuật cần thiết) để hệ thống đó có đủ năng lực thu nhận đầy đủ, xử lý chính xác, chuyển tải kịp thời mọi thông tin nội bộ và thông tin đa chiều từ nội bộ nhà trường tới các cấp quản lý và các tổ chức hữu quan ngoài nhà trường. Tạo điều kiện đế người quản lý có các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý nhà trường.
Thu thập đầy đủ, xử lý chính xác và chuyển tải nhanh chóng đến các bộ phận, mọi cá nhân trong trường các thông tin về chế độ chính sách, cơ chế giáo dục, về năng lực của bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự của nhà trường, về tiềm lực, vật lực, tài lực giáo dục của nhà trường, những ảnh hưởng thuận lợi hoặc không thuận lợi của môi trường (xã hội, tự nhiên) đối với nhà trường; các thông tin mới về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục; về nhiệm vụ năm học của ngành, về quy định, thông tư, quy chế...của ngành đê mọi người nắm bắt thực hiện và tự kiểm tra.
3.2.6.3. Tố chức thực hiện biện pháp
đặc biệt là các thành phần được giao trách nhiệm kiểm tra, đánh giá.
Tìm hiểu các phần kỷ thuật (máy tính, các phần mềm đang sử dụng) đê triển khai các hoạt động phù hợp.
Sắp xếp lại phần hành và tạo thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ cho các bộ phận tham gia.
3.2.6.4. Các điều kiện cần đảm bảo
Phải xây dựng cơ sở vật chất, con người đảm bảo, tạo cơ chế thuận lợi, các phương thức phù hợp đế thu thập những thông tin từ học sinh, cộng đồng xã hội và từ ngay đội ngũ nhà giáo trong trường về yêu cầu xã hội.
3.2.7. Vận dụng kết quả KTNB để đánh giá đội ngũ GV củanhà trường nhà trường
3.2.7.1. Mục đích
Qua các hoạt động kiêm tra đề nhằm giúp cán bộ quản lý nằm chắc hơn tình hình đội ngũ của nhà trường.
3.2.7.2. Nội dung và cách tiến hành
Tổ chức công tác kiểm tra theo các nội dung sau đây: