2 - Sử dụng các phần mềm văn phòng như soạn thảo văn bản, bảng tính điện
85 (85% ) 15 (15% ) 0 (0%)
3 - Khai thác và sử dụng Internet (khai thác thông tin từ danh mục các website
80 (80% 20 (20% 0 (0%) 8 - Khai thác và sử dụng các phần mềm 45 45 10
Nhận xét về chất lượng thực hiện các hình thức bồi dưỡng
- Hình thức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT tập trung cho GV và
hình thức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT tại chỗ lạy GVTin học làm nòng cốt thì mức độ tiếp thu được của GV sau đánh giá chiếm tỷ lệ Giỏi và Khá
không nhiều, mức độ Trung bình chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể số GV đạt tỷ lệ Giỏi chỉ từ 8.4% đến 10.2%, tỷ lệ Khá chỉ đạt từ 26.4% đến 26.8% và tỷ lệ Trung bình có 63.0% đến 65.2%. Như vậy, với 2 hình thức bồi dưỡng tập trung và bồi
dưỡng theo cụm liên trường thì hiệu quả tiếp thu của GV sau kiểm tra đánh giá đạt kết quả chưa tốt.
33.6% đến 40.0%. Tuy nhiên, kết quả tuy có tốt hơn đó cũng chưa đáp ứng được
như mong đợi. Vì vậy, quá trình bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng kỹ năng ứng
dụng CNTT nói riêng phải được diễn ra thường xuyên và phải có phương pháp cũng như cách thức và động lực bồi dưỡng thì mới mong có kết quả tốt.
Muốn ímg dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi
GV cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A -Tin học văn phòng nhưng nếu chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, phòng GDTX Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa rất chú trọng trong công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV cũng như định hướng cho các TTGDTX thông qua nhiều hoạt động, như:
- Tổ chức tập chung các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là GV Tin học cốt cán trong ngành theo hình thức hướng dẫn, trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà GV cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin từ mạng internet, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra trên E-learning,...
cho GV (bằng cách làm này nhà trường sẽ có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho GV sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E-Learning,...)
- Động viên GV tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp: chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
- Luôn tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT cũng như việc nghiên cứu, sưu tầm các phần mềm có ứng dụng thiết thực trong giảng dạy và học tập do ngành tố chức. Bởi vì, khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phâm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh và trên hết là việc phát triến kỹ năng ứng dụng CNTT của bản thân ngày một được hoàn thiện.