3.1.1 Giới thiệu công ty
-Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU KIÊN CƯỜNG
-Địa chỉ: Khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xả Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
-Điện thoại: 0773-616777 0773-616797 -Fax: 0773-616478
0773-616479
-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 56-03000074 do phòng đăng kí kinh doanh Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Kiên Giang cấp ngày 12/05/2008.
-Vốn điều lệ: 36.000.000.000 -Vốn đầu tư: 52.000.000.000
-Với cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty là 408 người.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Xét về điều kiện tự nhiên, vùng biển Kiên Giang có diện tích 63.290 km, phần lớn ở Vịnh Thái Lan. Môi trường có trữ lượng hải sản có giá trị cao, theo số liệu điều tra của viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá của tỉnh Kiên Giang ước tính 244.461 tấn/năm bằng 40% sản lượng.
Ngoài khai thác thủy sản biển, còn có nguồn thủy sản nuôi trồng phong phú, sản lượng khai thác khoảng 10.000 tấn/năm, đây là nguồn thủy sản có giá trị cao. Đảm bảo yêu cầu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Nhằm phát huy thế mạnh nêu trên và được sự đồng ý của UBND tỉnh Kiên Giang cho thuê đất với diện tích 14.150 m. Thời gian thuê 49 năm và miễn thuế trong 13 năm đầu, ngoài ra còn được hưởng chế độ ưu đãi theo nghị
định 164/2003NĐ-CP của chính phủ. Năm 2003, công ty khởi công xây dựng lấy tên là Công ty TNHH Kiên Cường, hoàn thành và đi vào hoạt động 30/04/2006. Để phù hợp với tình hình thực tế, phát huy sức mạnh tập thể trong hệ điều hành hoạt động cũng như trong việc phát huy nguồn tài chính, nguồn nhân lực, nhằm tăng lệ thế của công ty, nên hội động thành viên của Công ty thống nhất chuyển đổi loại hình hoạt động từ TNHH sang Cổ phần vào ngày 05/01/2007.
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản. Mua bán và nuôi trồng thủy sản. Dịch vụ cung cấp thức ăn và phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản. Mua bán phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, phụ liệu chế biến thủy sản, chuyên chở và vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
3.1.4 Quy trình sản xuất-Quy trình sản xuất tôm -Quy trình sản xuất tôm
Đi theo quy trình công nghệ
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất tôm ở công ty Kiên Cường
Nguyên liệu Xạc rữa Sơ chế Phân cờ
Cân định lượng Xế khuông giao hàng GTGT Thành phẩm Kiểm cở Đóng gói 1. Nhập kho thành phẩm (HLSO, HOSO, Ram PD, NBS..)
Trử đông -18C 2. Phế phẩm, phụ phẩm Xuất kho phế phẩm, phụ phẩm Xuất kho thành phẩm
-Quy trình sản xuất mực
Đi theo quy trình công nghệ
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất mực ở công ty Kiên Cường 3.1.5 Tổ chức bộ máy của công ty
3.1.5.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty hoạt động với quy mô vừa nên Giám đốc là người có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm mọi hoạt động trong công ty như: hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh và kiểm tra giám sát quá trình kinh doanh trong công ty.
Sơ chế Xạc rữa
Nguyên liệu Phân cở
Kiểm cở Xếp khôn rãi Thành phẩm Cân định lượng Xuất kho phế phẩm, phụ phẩm Xuất kho thành phẩm 1. Nhập kho thành phẩm (HLSO,
HOSO, RAM, Pto, RAM PD, NBS...)
Trử đông -18C 2. Phế phẩm phụ phẩm Kiểm cỡ
-Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
Chỉ đạo trực tiếp
Các phòng ban liên kết với nhau
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Kiên Cường
3.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy
-Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định quản lý mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên: 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 3 ủy viên.
-Giám đốc (GĐ): là người đại diện cho cán bộ nhân viên công chức quản lý công ty, theo chế độ thủ trưởng có quyền quyết định và điều hành mọi
Chủ tịch HĐQT PGĐ Sản Xuất PGĐ Kinh Doanh Giám Đốc Phòng HC-NS Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng công nghệ Phòng kỹ thuật Phòng HDSX
Bảo vệ Thống kê Tổ QM phân cờ, xếp hợp, Các tổ phục vụ, cấp đông, xuất,
hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch đề ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và tập thể người lao động và kết quản sản xuất của công ty.
-Phó giám đốc (PGĐ) kinh doanh: là người chịu trách nhiệm quản lý tinh thần hoạt động của công ty, giám sát những công việc liên quan đến hoạt động của công ty, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, mặc khác còn phải dự đoán nhu cầu của thị trường, từ đó lập kế hoạch sản xuất.
-Phó giám đốc (PGĐ) sản xuất: điều hành mọi hoạt động trong quá trình sản xuất và quản lý công nghệ của công ty đi vào hoạt động có hiệu quả, đi theo một trật tự nhất định; điều hành, giám sát chất lượng của sản phẩm và theo dõi kế hoạch kinh doanh.
-Phòng hành chính-nhân sự (HC-NS): đặt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty. Nhiệm vụ quản lý và điều động nhân sự phục vụ cho hoạt động sản xuất, thực hiện các kĩ thuật nghiệp vụ để tính tiền lương và các khoản thu nhập của cán bộ, công nhân viên công ty.
-Phòng kế toán: có chức năng quản lý tài chính doanh nghiệp, có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng tiền thông qua nghiệp vụ kế toán, hoạch toán và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện chế độ luật định về thuế và tài chính giúp chủ doanh nghiệp khai thác các nguồn vốn.
-Phòng kinh doanh: nhận các kế hoạch từ phó giám đốc kinh doanh đưa xuống, triển khai công việc hoạt động sản xuất kinh doanh đúng tiến độ kế hoạch đề ra phù hợp.
-Phòng công nghệ: với nhiệm vụ quản lý các quy trình công nghệ sản xuất của công ty, đăng kí kiểm tra vi sinh. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của công xưởng thực hiện theo quy trình của từng mặt hàng.
-Phòng kỹ thuật: với nhiệm vụ quản lý và theo dõi các khâu sữa chữa lớn, nhỏ. Kiểm tra các tiêu chuẩn kĩ thuật của đoàn tàu cũng như máy móc thiết bị của nhà máy, phân xưởng.
-Phòng hoạt động sản xuất (HĐSX): thực hiện các quy trình sản xuất do cấp trên giao cho, phân công từng bộ phận có cá nhân giám sát để đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất trong công ty.
3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CP CB THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU KIÊN CƯỜNG
3.2.1 Giới thiệu bộ máy nhân sự tại công ty
-Do công ty hoạt động với quy mô vừa nên tổ chức nhân sự là hình thức tập trung, tất cả chứng từ liên quan đến công ty điều được thực hiện.
-Chịu trách nhiệm ghi sổ sách, tính toán, phản ánh kịp thời, trung thực, đầy đủ và phân tích tình hình nhân sự, tiền lương của công ty.
-Lập đầy đủ chứng từ về quyết định thông báo tuyển dụng hoặc các giấy tờ đề nghị xin thôi việc, bỏ việc báo cáo.
Sơ đồ tổ chức quản lý bộ máy nhân sự của cán bộ công nhân viên Phòng hành chính nhân sự (HC-NS)
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức quản lý bộ máy nhân sự phòng HC-NS ở công ty Kiên Cường
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ -Trưởng phòng: -Trưởng phòng:
+Quản lý, kiểm tra, giám sát chung. Nhận sự điều hành của ban Giám Đốc. Tham mưu cho BGĐ toàn bộ nhân sự và những công việc có liên quan đến hành chính công ty.
+Tham mưu cho BGĐ về việc tuyển dụng, đào tạo CB, CNV tùy theo tình hình thực tế tại công ty, ngoài ra còn quan hệ với các cơ quan ban nghành có liên quan đến hành chính nhân sự.
Trưởng phòng NV Văn thư Phó phòng Nhân viên Hành chính nội vụ Lao động tiền lương Nhân viên tuyển dụng Nhân viên tạp vụ Tài xế
+Kết hợp phòng HĐSX xây dựng đơn giá lượng và giám sát việc tính lương, thu nhập hàng tháng cho CB, CNV của công ty.
-Phó phòng:
+Chịu trách nhiệm chính trong quan hệ với các cơ quan địa phương, ban ngành; giám sát, kiểm tra, theo dõi nhân sự hàng ngày từ VIP đến các tổ sản xuất. Nhắc nhở các công nhân viên chấp hành tốt nội quy.
+Xây dựng kế hoạch và thu tuyển lao động bổ sung cho các tổ sản xuất theo yêu cầu công ty, tham mưu cho BGĐ trong lĩnh vực thu tuyển lao động theo kế hoạch sản xuất, đơn độc về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
-NV Văn thư:
+Báo cáo lao động hàng ngày, theo dõi danh sách BHXH, đề cắt BHXH cho người lao động khi nghĩ việc, theo dõi thanh toán các chế độ hộ sản, lập bản tính các chế độ chính sách.
+Soạn quyết định cho người lao động, nghĩ/bỏ việc. Làm thủ tục chốt sổ, lấy sổ, giao sổ bảo hiểm cho người lao động nghĩ việc.
+Lữ trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc hành chính của công ty.
-Lao động tiền lương:
+Nhập bảng năng suất tính lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Bấm giờ khi có mặt hàng mới hoặc bấm giờ để điều chỉnh đơn giá công đoạn mặt hàng cũ.
+Nhập lương của từng người để tính thuế thuế thu nhập và tính ABC.
-Nhân viên tạp vụ:
+Dọn dẹp vệ sinh toàn bộ văn phòng, chuẩn bị cơm, trà, nước khi có khách.
+Đóng dấu chừng từ và list hàng; photo các chừng từ.
-Tài xế: quản lý và lái xe. Vận chuyển các mặt hàng đến nơi đúng theo quy định của công ty.
-Nhân viên hành chính nội vụ:
+Gởi nhận chứng từ hàng mẩu, phân phát các văn bản của công ty phát hàng kiểm tra công văn đến và chuyển giao đúng nơi nhận.
+Kiểm tra, chuẩn bị các cuộc họp tại công ty, thực hiện các công việc do trưởng/phó phòng phân công.
-Nhân viên tuyển dụng nhân sự:
+Tuyển dụng lao động, phổ biến nội dung về quy định cho nhân viên mới.
+Quan hệ với Ban điều hành sản xuất để kiểm soát nhân sự trong phân xưởng. Hàng ngày xuống xưởng để nắm tình hình về nhân sự.
+Tuyển dụng, nhận và cấp phát bảo hiểm lao động; phổ biến, hướng dẫn nội quy cho công nhân mới biết. Kết hợp với các bộ phận có liên quan, kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ.
3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 395,57 510,20 544,41 349,71 144,63 28.98 34,21 6.7 Chi phí 393,35 505,05 537,32 344,82 111,70 28.4 32,28 6.39 Lợi nhuận 2,22 5,15 7,08 4,89 2,93 132.34 1,93 37.47
(Nguồn Phòng Tài Chính Kế Toán)
Qua bảng biểu trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên qua từng năm. Đặc biệt là năm 2011, công ty đã tăng trưởng rất mạnh, doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 28.98%, đồng thời lợi nhuận tăng lên đến 132.34%, nhưng sang năm 2012 công ty đã bị chững lại chút ít, doanh thu năm 2012 tăng 6.7% so với năm 2011 và lợi nhuận chỉ tăng 37.47%, thấp hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng của năm 2011. Nguyên nhân cũng vì thời điểm đó, Công ty chịu sự tác động mạnh mẽ của khủng hoảng tài chính, làm sản phẩm xuất khẩu bị giảm sút, khiến cho chỉ số của công ty bị
suy giảm. Tuy nhiên, với sự cố gắng vượt bậc của mình, đội ngũ quản trị đã điều hành tốt công ty và cũng đạt được lợi nhuận tuy có phần giảm sút. Về 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 349,71 và 4,89. Mặc dù chỉ mới nữa năm đầu 2013 song doanh thu và lợi nhuận vẫn không ngừng tăng trưởng, đến cuối năm 2013, doanh thu và lợi nhuận sẽ vượt năm 2012.
Chi phí của Công ty cũng tăng qua từng năm, đặc biệt là năm 2011 chi phí tăng so với năm 2010 là 28,4% nguyên nhân là trong năm 2011, Công ty đã đầu tư thêm một số trang thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất, lượng công nhân trong các phân xưởng cũng tăng lên. Năm 2012, chi phí tăng 6.39% so với năm 2011, thấp hơn nhiều so với % tăng của năm 2011, nguyên nhân chủ yếu cũng vì trong năm 2012 Công ty không nhập thêm bất cứ trang thiết bị nào, song số lao động trong các phân xưởng vẫn tiếp tục tăng, chi phí tiền lương chi trả cho công nhân cũng tăng.
Tuy nhiên, có một điều chưa hợp lí, doanh thu của công ty tuy vẫn tăng trưởng hằng năm, song chi phí cũng tăng theo, chi phí tốn quá nhiều cho mỗi năm, nhưng lợi nhuận thu về thì rất ít. Công ty nên có những kế hoạch nghiên cứu thị trường và đưa ra hướng chi tiêu cho phù hợp, nhằm hạn chế các khoản chi phí không cần thiết, cố gắng tiết kiệm chi phí tối đa để góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Tóm lại, ta thấy Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể, doanh thu và lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước, đây cũng là sự cố gắng rất nỗ lực của lãnh đạo công ty, tích cực tìm kiếm việc làm, mở rộng kinh doanh các sản phẩm mới, tăng cường công tác quản lý trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, không ngừng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc công ty ngày càng phát triển cũng đồng thời vấn đề về nhân lực càng trở nên bức thiết và quan trọng, bởi vì đối với những doanh nghiệp thủy sản như công ty thì nhân lực, đặc biệt là nhân lực phổ thông cần được duy trì và tuyển dụng thêm khi doanh nghiệp đã phát triển lớn mạnh.
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.4.1 Thuận lợi 3.4.1 Thuận lợi
-Công ty nằm ngay khu cảng cá thuận lợi cho việc cung ứng nguyên, vật liệu và vận chuyển hàng hóa.
-Ban lãnh đạo có trình độ kiến thức, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao và có tính sáng tạo, linh hoạt trong kinh doanh.
-Sự ủng hộ và quan tâm của cơ quan chuyên ngành, cơ quan chức năng trong tỉnh.
-Có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống trong tiêu thụ sản phẩm.
-Sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ.
3.4.2 Khó khăn
-Khan hiếm nguồn lao động, đây là vấn đề khó khăn mà công ty đang cố gắng giải quyết, nguyên nhân cũng là vì đây là cảng cá nên sẽ có rất nhiều công ty chế biến thủy sản được thành lập, lực lượng lao động sẽ bị phân tán ra khắp nơi.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT NHẬP KHẨU KIÊN CƯỜNG
4.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
Nhân sự là yếu tố cốt lõi, là nhân tố quyết định sự phát triển của Công ty. Sự kết hợp hài hòa giữa con người và khoa học kĩ thuật hiện đại sẽ tạo ra được những sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Chính vì vậy, Công ty Kiên Cường đã và đang xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên đầy tài năng, nhiệt huyết, chịu khó, sự nhanh nhẹn trong công việc.
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất nhập khẩu Kiên cường có số