Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 61 - 63)

- Xây dựng dự án chiêu sinh mở các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn

3.5.10. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Rà soát hiện trạng sử dụng trang thiết bị hiện có trong toàn trường để có kế hoạch đầu tư trang thiết bị mới trên cơ sở cân đối đồng đều giữa tất cả các đơn vị.

- Tăng cường tham gia các đề tài, dự án, đặc biệt là dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, để có thể tranh thủ nguồn tài trợ trang thiết bị hiện đại cho các đơn vị có tiềm lực nghiên cứu trong trường.

- Cải tạo, nâng cấp nhà giảng đường B.

- Cải tạo sửa chữa khu nhà Khoa Viết văn-Báo chí.

- Đầu tư, cải tạo lại toàn bộ hệ thống điện, nước để đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập.

- Cải tạo, quy hoạch khuôn viên, môi trường, cảnh quan cây xanh…

3.5.10.2. Giai đoạn từ 2016 đến 2020: Giai đoạn hoàn thiện, phát triển.

- Phấn đấu đến hết giai đoạn này, trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị cần thiết cho phòng thực hành của đa số các ngành, đáp ứng nhu cầu thực hành, thực tập tại trường. Ngoài ra, tất cả các đơn vị trong trường tăng cường liên hệ, hợp tác với cơ sở bên ngoài có trang thiết bị hiện đại, giới thiệu cho sinh viên được tham gia kiến tập, thực tập.

- Tiếp tục cải tạo và bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Thông tin- Thư viện.

- Cải tạo, sửa chữa lớn khu ký túc xá sinh viên đã xuống cấp. - Cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa đa năng.

- Cải tạo, xây dựng và đầu tư mới, tăng cường các điều kiện, tiện nghi vật chất kỹ thuật, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, sinh hoạt nội trú của sinh viên.

- Phấn đấu hoàn thành việc triển khai dự án cơ sở 2 của Trường tại Hà Nam, theo từng giai đoạn cụ thể.

- Trang bị mới các thiết bị để có thể theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến. Đến năm 2020, dành một tỷ lệ kinh phí thỏa đáng từ các nguồn ngân sách nhà nước (chương trình mục tiêu quốc gia), dự án giáo dục đại học, nguồn học phí (phần tăng cường cơ sở vật chất) và huy động từ các nguồn

kinh phí khác (chương trình, dự án, xã hội hóa) để đầu tư cho các phòng học, phòng thực hành chuyên ngành phục vụ nghiên cứu chuyên sâu trong toàn trường. Đặc biệt những năm đầu, ưu tiên cho các ngành đang có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w