Yếu tố trong nước

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 25 - 27)

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên:

2.1.2.Yếu tố trong nước

- Sự quan tâm và đòi hỏi ngày một cao của toàn xã hội đến chất lượng đào tạo đại học.

- Đào tạo đại học Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi cao nhất của xã hội về nâng cao chất lượng đào tạo. Điều này xuất phát từ một thực tế là những yếu kém, bất cập trong giáo dục đại học đang trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thực tế của nguồn nhân lực. Nhiều cơ sở sử dụng nguồn nhân lực có trình độ đại học nhưng đã phải tổ chức đào tạo lại với thời gian và kinh phí khá lớn mới có thể trang bị được cho người lao động những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực tế, phù hợp với yêu cầu công việc. Điều này gây lãng phí về thời gian, tiền bạc, công sức của người học cũng như người sử dụng lao động. Quan trọng

hơn cả là điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng triển khai công việc của đội ngũ trí thức.

- Sự quyết tâm đổi mới căn bản và toàn diện đào tạo đại học của Đảng và Nhà nước.

Toàn hệ thống giáo dục đang bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện về định hướng, cơ cấu, loại hình và nội dung đào tạo. Hệ thống xuất hiện nhiều mô hình trường, nhiều loại hình đào tạo, nhiều ngành nghề đào tạo với cơ chế ngày một theo hướng tự chủ. Xu hướng này đã tạo cho hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, giáo dục đại học nói riêng nhận được rất nhiều thuận lợi trong việc đa dạng hóa công tác đào tạo của mình. Người học có cơ hội được lựa chọn nhiều hơn các hướng đi cho tương lai của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung đó, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và các trường đại học của Việt Nam đang gặp những thách thức rất lớn. Áp lực từ việc tự chủ tài chính, từ sự chênh lệch trong nguồn tuyển của các ngành, khối ngành, từ yêu cầu của xã hội, từ sức hấp dẫn của đào tạo tại nước ngoài, từ nguồn kinh phí hạn hẹp… đã khiến không ít trường không thực sự có điều kiện đầu tư cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Việc hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào để cạnh tranh nguồn tuyển cùng với những lạc hậu trong nội dung đào tạo đã khiến không ít người hoài nghi chất lượng đào tạo của nhiều trường đại học trong nước. Đảng và Nhà nước đang thực sự quyết tâm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Điều này được thể hiện trong nội dung Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/08/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

- Sự thay đổi trong yêu cầu về nhiệm vụ của ngành Văn hóa, Thể thao và Dulịch.

- Thực tế công tác của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch những năm qua đang đối diện với việc nguồn nhân lực triển khai công việc của ngành vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của nó. Những tồn đọng trong công tác tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở như: tổ chức và quản lý lễ hội, sự kiện; quản lý hoạt động quảng cáo; tổ chức các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quần chúng tại các thiết chế văn hóa; phát triển văn hóa đọc trong các tầng lớp dân cư; tổ chức hoạt động du lịch, lữ hành; quản lý hoạt động kinh doanh văn hóa phẩm và dịch vụ văn hóa; khai thác và bảo vệ giá trị các di

sản văn hóa; quản lý và tôn tạo di tích; quản lý và giám định cổ vật cũng như các bảo tàng tư nhân; tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc thù ở vùng dân tộc thiểu số; xây dựng nếp sống nếp sống văn hóa; củng cố và nâng cao các giá trị của văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống phù hợp với thời đại mới… có nguyên nhân trực tiếp từ chính công tác đào tạo nhân lực. Các trường đại học trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói chung, các trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực làm công tác văn hóa cơ sở nói riêng có trách nhiệm phải đổi mới công tác đào tạo của mình để đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 25 - 27)