- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên:
3.4.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo viên/nghiên cứu viên:
giáo viên/nghiên cứu viên:
* Mục tiêu:
- Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, là khâu đột phá để thực hiện thành công Đề án phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Phát triển nhân lực toàn diện song có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có phẩm chất đạo đức, tri thức, năng lực chuyên môn giỏi. Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên phục vụ cho các giai đoạn phát triển của Nhà trường.
- Đảm bảo cơ cấu tổ chức Nhà trường phù hợp với từng giai đoạn, có sự kế thừa và phát triển vững chắc để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Nhà trường.
* Nội dung
- Xác định được cơ cấu tổ chức phục vụ cho hoạt động của Nhà trường theo từng giai đoạn phát triển;
- Hoạch định nhu cầu nguồn nhân lực theo từng giai đoạn: đến 2015 đảm bảo đủ đội ngũ giảng viên cho đào tạo bậc đại học, đến 2017 đảm bảo đủ đội ngũ giảng viên cho đào tạo thạc sỹ, đến 2020 đảm bảo đủ đội ngũ giảng viên cho đào tạo nghiên cứu sinh. Đội ngũ này vừa đảm bảo yêu cầu giảng dạy vừa đảm bảo yêu cầu về triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí công việc, sử dụng và đãi ngộ theo các nguyên tắc, nội dung và phương pháp quản trị nhân lực hiện đại. Chú trọng đánh giá định kỳ các loại nhân lực theo chất lượng và hiệu quả bằng các bộ tiêu chí theo từng vị trí công việc cụ thể, làm căn cứ cho việc đề ra chính sách chế độ đãi ngộ. Tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên một cách nghiêm túc về các mặt: học vị, trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm, phẩm chất đạo đức, yêu nghề,…
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trẻ để có thể thay thế, bổ sung cán bộ, giảng viên đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, đảm bảo không có sự hẫng hụt về nhân sự ở các khoa, phòng, ban...
- Đầu tư có trọng điểm, xây dựng kế hoạch và chính sách thu hút nhân tài để phát triển đội ngũ cán bộ đầu ngành, các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến làm việc hoặc cộng tác trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác phát triển của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Bố trí, sắp xếp, bổ sung, cân đối nguồn nhân lực cho việc sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên một cách tối ưu nhất; bố trí công việc đúng với khả năng của từng người, tạo điều kiện để họ phát huy tối đa sở trường;
- Đẩy mạnh công tác chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giảng viên; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của xã trong thời kỳ hội nhập.
* Kết quả dự kiến
- Đến 2015, Ban Giám hiệu sẽ bổ sung thêm 01 Phó Hiệu trưởng. Cụ thể Ban Giám hiệu có cơ cấu như sau: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng;
- Đến năm 2015, các đơn vị thuộc trường sẽ được kiện toàn về đội ngũ cán bộ quản lý, mỗi đơn vị có cơ cấu gồm: 01 trưởng và từ 01-02 phó, khoảng từ 50- 65 người;
- Đến năm 2015, dự kiến đội ngũ cán bộ, giảng viên có khoảng 350 - 400 người, trong đó 95% đạt trình độ sau đại học (30- 40% đạt trình độ tiến sĩ). Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm đương tối thiểu 70% khối lượng chương trình của mỗi chuyên ngành đào tạo.
- Đến năm 2020, dự kiến đội ngũ cán bộ, giảng viên có khoảng 450 – 500 người, trong đó: Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn đảm bảo 100 % chuẩn hóa trình độ Tiến sĩ theo Điều 35 của Điều lệ trường đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
* Nguồn lực thực hiện:
- Nhân lực: Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ và các đơn khác trong trường có liên quan.
- Vật lực: Hệ thống các văn bản hướng dẫn của cấp trên, các quy định, quy chế của Nhà trường được cập nhật đầy đủ kịp thời.
- Kinh phí chủ yếu dành cho công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên trích từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho đơn vị và Quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp của Nhà trường: 10 tỷ đồng.