Giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu:

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 35 - 37)

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên:

3.4.2.Giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu:

* Mục tiêu:

Phát triển hệ thống chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo linh hoạt, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội và sự hiện đại trong giáo dục đại học. Hoàn chỉnh hệ thống học liệu nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh

viên cũng như hỗ trợ việc nghiên cứu- giảng dạy của giảng viên; tăng cường các chương trình và hệ thống học liệu mang tính liên thông quốc tế mạnh mẽ.

* Nội dung

- Xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Xây dựng các chương trình đào tạo đặc thù theo địa chỉ sử dụng, ưu tiên các chương trình hướng tới các đối tác lâu dài, ổn định, mang tính liên thông quốc tế, góp phần mở rộng ảnh hưởng của nhà trường.

- Phát triển chương trình liên thông từ trung cấp lên đại học cho các ngành đã có đào tạo trung cấp;

- Chuẩn hóa hệ thống học liệu dưới các hình thức: giáo trình, bài giảng, website môn học, thư viện điện tử, ngân hàng dữ liệu…

* Kết quả dự kiến

- Xây dựng được 3 chương trình đào tạo chất lượng cao và 1 chương trình tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Đảm bảo 70% các môn học có giáo trình vào năm 2020; 50% các môn học có từ 2 giáo trình trở lên để sinh viên chọn lựa, tham khảo; 50 - 70 tài liệu tham khảo và chuyên khảo; 30% các môn học có website riêng;

- Xây dựng được 3 chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh - Xây dựng 2 chương trình đào tạo chính quy theo hình thức du học tại chỗ cho Lào và Campuchia.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo địa chỉ cho ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, ngành Khoa học Thư viện tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên.

* Nguồn lực thực hiện

- Nhân lực: Lực lượng thực hiện bao gồm: Lãnh đạo và chuyên viên các phòng: Đào tạo, Quản lý NCKH&HTQT; chuyên gia thuộc các lĩnh vực: Du lịch, Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Thư viện, Công nghệ thông tin, Tiếng Anh; giảng viên các khoa chuyên ngành

- Vật lực: Hệ thống dữ liệu thông tin đảm bảo, các giáo trình tiên tiến của nước ngoài được cung cấp

- Tài lực: Tổng kinh phí dự kiến thực hiện các chương trình là 26 tỷ đồng, trong đó:

TT Nội dung Kinh phí

1 Xây dựng được 3 chương trình đào tạo chất lượng cao và 1 chương trình tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế

1.000.000.000

2 Viết 300 giáo trình môn học 15.000.000.000

3 Xây dựng 100 website môn học 2.000.000.000

4 Biên soạn 70 tài liệu tham khảo và chuyên khảo 3.500.000.000 5 Xây dựng 3 chương trình đào tạo bằng tiếng Anh 1.000.000.000 6 Xây dựng chương trình đào tạo chính quy theo hình thức

du học tại chỗ cho Lào và Campuchia

1.000.000.000 7 Xây dựng chương trình đào tạo theo địa chỉ cho vùng Tây

Bắc, Tây Nguyên

500.000.000 8 Mua bản quyền 20 giáo trình và 2 chương trình nước

ngoài

2.000.000.000

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 35 - 37)