Giải pháp phát triển đào tạo:

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 33 - 35)

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên:

3.4.1. Giải pháp phát triển đào tạo:

* Mục tiêu:

Đa dạng hóa các ngành/trình độ và loại hình đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo về phẩm chất, kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ; nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu xã hội.

* Nội dung

Ở bậc đại học:

- Mở mới các ngành đào tạo đại học

- Xây dựng, hoàn thiện và công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo đại học, cao đẳng;

- Xây dựng các chương trình tuyển sinh riêng, mang tính đặc thù về đối tượng hoặc nội dung đào tạo

- Áp dụng phương thức quản lý đào tạo tiên tiến, hiện đại, hướng tới người học.

- Tăng cường năng lực sử dụng ngoại ngữ cho sinh viên. Ở bậc sau đại học:

- Triển khai áp dụng đào tạo tín chỉ đối với trình độ thạc sĩ các chuyên ngành đang đào tạo;

- Mở rộng liên kết đào tạo với các trường và học viện trong nước và trong khu vực;

- Xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành, đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học trong trường, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo.

* Kết quả dự kiến

Bậc đại học:

- Mở mới được 8 ngành đào tạo đại học : Xuất bản, Ngôn ngữ Anh, Gia đình học, Báo chí, Công tác xã hội, Quốc tế học, Quản trị văn phòng, Quan hệ công chúng...;

- Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của 15 ngành đào tạo đại học, cao đẳng;

- Thực hiện được các yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở giai đoạn 2 như: công nhận tín chỉ liên thông giữa các trường trong khối VHNT, sinh viên lựa chọn giảng viên...;

- Triển khai việc đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học cho 3 ngành Khoa học Thư viện, Quản lý Văn hóa, Việt Nam học;

- Xây dựng và áp dụng phương án tuyển sinh riêng cho các ngành: Sáng tác văn học, Văn hóa dân tộc thiểu số, Quản lý văn hóa;

- Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cơ bản cho sinh viên các ngành không chuyên ngữ đạt mức 5 theo tiêu chuẩn khung phân loại ngoại ngữ quốc gia.

Bậc sau đại học:

- Thực hiện tốt các yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ;

- Mở mới được 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ: Bảo tàng học, Việt Nam học, Kinh doanh xuất bản phẩm và 1 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: Bảo tàng học;

- Xây dựng lại chương trình đào tạo ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành Văn hóa học, Khoa học Thông tin Thư viện và Quản lý văn hóa

* Nguồn lực thực hiện

- Nhân lực: Đội ngũ giảng viên phải tăng cường mạnh mẽ, đặc biệt là các giảng viên có chuyên môn phù hợp với những ngành sẽ mở mới,có trình độ đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo; chuẩn hóa đội ngũ chuyên viên

quản lý đào tạo đại học và sau đại học về trình độ và năng lực chuyên môn, có trình độ thạc sĩ trở lên, phù hợp với chuyên ngành được giao quản lý đào tạo;

- Vật lực: Hệ thống phòng học chuyên dụng, phòng học đa năng phải được tăng cường. Chương trình đào tạo tiên tiến được bổ sung, đặc biệt, tăng cường năng lực của hệ thống thiết bị thông tin để quản lý đào tạo theo yêu cầu hiện đại và liên thông quốc tế;

- Tài lực: Tổng kinh phí dự kiến thực hiện các chương trình đào toạ đại học là 12 tỷ đồng, trong đó:

TT Nội dung Kinh phí

Xây dựng Hồ sơ mở 8 ngành đào tạo đại học 1.000.000.000 Khảo sát, đánh giá, chuyên gia xây dựng, thẩm định chuẩn

đầu ra của 15 ngành đào tạo đại học, cao đẳng

500.000.000 Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án 2020 về đào tạo

ngoại ngữ

10.000.000.000 Đào tạo nghiệp vụ chuyên viên quản lý đào tạo, chuyên

viên quản trị thiết bị

500.000.000 Tổng kinh phí dự kiến thực hiện các chương trình đào tạo sau đại học là 2,5 tỷ đồng, trong đó:

TT Nội dung Kinh phí

Xây dựng Hồ sơ mở 4 chuyên ngành đào tạo sau đại học 500.000.000 Chỉnh sửa, bổ sung các chương trình đào tạo trình độ thạc

sĩ, tiến sĩ theo yêu cầu

1.500.000.000 Đào tạo nghiệp vụ chuyên viên quản lý đào tạo, chuyên

viên quản trị thiết bị

500.000.000

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w