Giải pháp quản trị/quản lý chất lượng cơ sở đào tạo:

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 51 - 52)

- Xây dựng dự án chiêu sinh mở các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn

3.4.10. Giải pháp quản trị/quản lý chất lượng cơ sở đào tạo:

* Mục tiêu:

Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo theo hướng kỹ năng thực hành; vững mạnh toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa về chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật dạy học và hệ thống quản lý.

* Nội dung:

Quản lý chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững. Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo hay đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, thì yếu tố cơ sở vật chất cũng có vai trò hết sức quan trọng. Một nhà trường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì sẽ không thể có được một chất lượng đào tào tốt nhất. Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, Nhà trường luôn xác định việc quản lý chất lượng cơ sở đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, cụ thể:

- Tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

- Đánh giá, kiểm tra thực tế, lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho từng năm học; chỉ đạo các đơn vị trong trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc.

quả các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Nhà trường thực hiện quản lý tài sản - thiết bị, có đầy đủ hồ sơ, sổ sách thống kê, kiểm tra tài sản định kỳ hàng quý, hàng năm. Bên cạnh đó, nhà trường giao trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo quản tài sản cho từng đơn vị; hàng tháng kiểm tra, báo cáo, sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.

* Kết quả dự kiến

- Quy hoạch, cải tạo, cải tạo lại, nâng cấp, sửa chữa, các công trình tại cơ sở chính, số 418 đường La Thành, cụ thể:

- Cải tạo tầng 2, tầng 3 khu nhà Khoa Viết văn - Báo chí thành các phòng học đại cương;

- Sửa chữa và nâng cấp giảng đường B; tiếp tục hoàn thiện nâng cấp giảng đường A giai đoạn 2

- Hoàn thiện việc trang bị nội thất cho Trung tâm Thông tin - Thư viện và trang bị máy chiếu cho tất cả phòng học.

* Nguồn lực thực hiện:

Khai thác các nguồn kinh phí từ dự án trong nước và nước ngoài; các chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp; sự hợp tác hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; cân đối từ việc tiết kiệm thu, chi để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ tốt công tác đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 20082013 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w