70 Kiểm tra cuối năm
2.1.2.2. Kế hoạch dạy học
- Tổng số tiết: 2 tiết x 35 tuần = 70 tiết, được phân bố như sau:
Lí thuyết: 42 tiết, chiếm tỉ lệ 60%
Luyện tập: 12 tiết, chiếm tỉ lệ 17,14%
Thực hành: 5 tiết, chiếm tỉ lệ 7,14%
Ôn tập ( đầu năm, cuối năm và học kì) 5 tiết, chiếm tỉ lệ 7,14%
Kiểm tra viết 6 tiết, chiếm tỉ lệ 8,6%
2.2. Cơ sở, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học chương 9 lớp 12
2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc 2.2.1.1. Cơ sở
Có hai cơ sở quan trọng để thiết kế bài tập hoá học chương 9 lớp 12 theo hướng tiếp cận PISA.
* Cơ sở lý thuyết
- Dựa vào các nội dung kiến thức của chương 9 lớp 12: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
- Dựa vào mục tiêu đánh giá của PISA. * Cơ sở thực nghiệm
- Dựa vào các vấn đề trong thực tiễn đời sống liên quan Hóa học.
- Dựa trên các năng lực (như: năng lực đọc hiểu, năng lực khoa học, năng lực toán học)
Như vậy, để xây dựng bài tập hoá học theo hướng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ: - Những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.
- Những tình huống, những vấn đề trong thực tế đời sống có liên quan đến kiến thức hoá học. Vai trò của Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, sức khỏe, môi trường, các hiện tượng tự nhiên, khoa học Trái đất, khoa học công nghệ….
- Một số bài tập mẫu của PISA.
- Một số bài tập hoá học cơ bản có sẵn.
27
Khi tuyển chọn và xây dựng BTHH theo tiếp cận PISA cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
1. Nội dung bài tập phải dựa trên mục tiêu dạy học
Khi xây dựng bài tập cần dựa vào mục tiêu dạy học và dựa trên những chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt đối với chương trình Hóa học phổ thông.
2. Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại
Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng bài tập. Khi xây dựng bài tập các thông tin trong phần dẫn hay các dữ liệu thực tiễn trong bảng số liệu, biểu đồ,... cần đảm bảo tính chính xác, tính khoa học. Các bài tập có liên quan đến khoa học công nghệ cần mang tính thời sự, hiện đại.
3. Nội dung bài tập phải đảm bảo rõ ràng, xúc tích, không quá nặng về tính toán
Các bài tập nên tập trung vào kiến thức hóa học, rèn luyện và phát triển cho học sinh các năng lực phổ thông về đọc hiểu, toán, khoa học như: Năng lực đọc hiểu, phân tích, chọn lọc thông tin trong văn bản khoa học, năng lực vận dụng những phép toán vừa sức học sinh để giải quyết các vấn đề trong đời sống, năng lực nhận thức, tư duy hóa học và hành động...
BTHH định lượng được tuyển chọn và xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởi các thuật toán, không yêu cầu HS phải nhớ quá nhiều các công thức mà cần chú trọng phép tính được sử dụng nhiều trong tính toán hóa học, có thể sử dụng bảng công thức kèm theo.
4. Nội dung bài tập nên chú ý đến việc học sinh phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống ngoài kiến thức trong nhà trường
BTHH phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao hoặc cập nhập những vấn đề có tính thời sự, toàn cầu hay những công nghệ hiện đại nhằm kích thích nhu cầu tìm hiểu mở rộng kiến thức của HS cũng như tăng cường kĩ năng tìm kiếm thu thập, chọn lựa thông tin, ra quyết định mang tính khoa học.
BTHH nên có những câu hỏi cho phép HS được thể hiện quan điểm thái độ với những vấn đề khoa học như: Sự hứng thú với khoa học và các nghiên cứu khoa học, trách nhiệm với các vấn đề xã hội và toàn cầu.
28
Hệ thống bài tập được lựa chọn giúp cho HS hiểu sâu về bản chất, phát huy tối đa khả năng tư duy của học sinh, tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ và hoạt động độc lập, rèn luyện năng lực tư duy phân tích tổng hợp, tư duy so sánh, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và hơn thế, cho phép học sinh bộc lộ và phát triển năng lực tư duy sáng tạo, cụ thể:
- Bài tập có chứa đựng những " tình huống có vấn đề " đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã biết vào thực tiễn để giải quyết.
- Bài tập đòi hỏi HS phải kết hợp các thao tác tư duy, các phương pháp phán đoán từ kiến thức, kĩ năng đã biết để tìm ra " tình huống có vấn đề ".
- Bài tập có nhiều cách giải hướng HS tìm ra cách giải ngắn gọn cách tư duy mới lạ nhưng vẫn đúng và chính xác.
6. Đa dạng hóa các loại hình câu hỏi và bài tập
Tăng cường sử dụng các bài tập trên cơ sở phân tích bảng biểu, sơ đồ, văn bản, hình ảnh, mô hình thí nghiệm, câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn, câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài, …
7. Nội dung câu hỏi phải đảm bảo tính thực tiễn
BTHH cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức Hóa học và các ứng dụng của Hóa học trong thực tiễn, cần khai thác các nội dung về vai trò của Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, sức khỏe, môi trường, các hiện tượng tự nhiên, khoa học trái đất, khoa học công nghệ….
8. Nội dung bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, logic và tính sư phạm
Hệ thống câu hỏi và BTHH cần sắp xếp theo chương, bài và phù hợp với mức độ nhận thức tư duy của HS nhằm rèn luyện và từng bước nâng cao năng lực của HS.
Khi xây dựng bài tập cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chưa biết. Bài tập ra trước nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời câu hỏi tiếp theo.
Các tình huống trong thực tiễn thường phức tạp và đòi hỏi phải có kiến thức và tư duy tổng hợp, nên khi xây dựng BTHH cần xử lí sư phạm như chia nhỏ các yêu cầu, làm đơn giản hóa tình huống cho phù hợp với từng mức độ nhận thức của HS.
29
Dựa trên những nguyên tắc trên, có thể thấy BTHH theo tiếp cận PISA hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, tư duy và giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học cho học sinh. Vì vậy, việc xây dựng BTHH theo tiếp cận PISA có thể xuất phát từ:
- Những kiến thức và các mức độ năng lực cần kiểm tra.
- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến hóa học. - Một số bài tập mẫu của PISA.
- Một số bài tập Hóa học cơ bản có sẵn.
2.2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với các mục tiêu giáo dục
Căn cứ theo mục tiêu giáo dục (về kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của chương trình hóa học lớp 12 chương 9 đã được nêu ở mục 2.1.1; Căn cứ theo những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trường THPT và phát huy những điểm tích cực của dạng bài tập theo tiếp cận PISA. Khi xây dựng hệ thống bài tập Hóa học lớp 12 chương 9 theo tiếp cận PISA, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng, phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề... của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng hoặc làm mất đi bản chất hóa học.
2.2.2.2. Chọn chủ đề, tình huống, bối cảnh của phần dẫn
Trên cơ sở các đơn vị kiến thức lựa chọn phù hợp với mục tiêu và dựa trên 3 mức độ năng lực khoa học cần đạt của HS, đã chọn lựa những chủ đề để thiết kế thành các bài tập tiếp cận theo PISA:
* CÁC CHỦ ĐỀ THUỘC CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
1. Năng lượng và nhiên liệu
12. Cacbohidrat
2. Năng lượng tái tạo 13. Phản ứng tổng hợp Glucozơ 3. Nhiên liệu hóa thạch 14 . Rượu nếp
4. Khai thác và sử dụng khí metan
15. Mật ong
30
6. Nhiên liệu Hidro 17. Hóa học góp phần giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm
7. Pin Mặt trời 18. Hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người
8. Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế
19. Ô nhiễm môi trường
9. Lương thực và thực phẩm
20. Ô nhiễm môi trường từ túi nilon và nhựa
10. Chất béo 21. Ô nhiễm môi trường từ nhiên liệu hóa thạch
11. Protein
2.2.2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo các chủ đề
Trên cơ sở các chủ đề, tình huống đã xác định, tiến hành xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi theo các hướng như:
* Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có
Từ các bài tập hóa học và những bài tập của PISA đã có phù hợp với các ý tưởng chủ đề trên, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như:
- Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất. - Giữ nguyên nội dung bài tập, thay đổi nội dung câu hỏi.
- Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng. - Thay các số liệu bằng chữ để tính toán tổng quát.
- Thay đổi dạng câu hỏi: tự luận trả lời ngắn hoặc dài, trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trả lời trên những đáp án có sẵn…
- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới. * Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là:
- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đưa ra bài tập mới
- Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống thực tiễn hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu.... để phối hợp lại thành bài mới.
31
Thử nghiệm áp dụng BTHH đã thiết kế trên đối tượng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức cũng như độ khó, tính ưu việt, tính khả thi và khả năng áp dụng của bài tập.
2.2.2.5. Chỉnh sửa
Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử để hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng HS và mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ở trường THPT.
2.2.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập
Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống câu hỏi và bài tập một cách khoa học theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo kiến thức. Đưa ra hệ thống bài tập tiếp cận PISA bám sát nội dung chương trình SGK, đảm bảo phù hợp với trình độ kiến thức của HS. Trong quá trình hoàn thiện có thể tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp để thực hiện tốt khâu này. Việc chăm chút cho bài tập ở khâu trình bày, chỉnh sửa các lỗi chính tả hoặc các chi tiết chưa hợp lí sẽ làm tăng giá trị của bài tập khi sử dụng.
Dưới đây là một số bài tập đã xây dựng theo nguyên tắc và quy trình trên: 2.3. Hệ thống bài tập hóa học chương 9 lớp 12 theo hướng tiếp cận PISA
CHỦ ĐỀ 1 : NĂNG LƯỢNG VÀ NHIÊN LIỆU
Có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: nhiệt năng, hóa năng, điện năng,
quang năng,... Từ dạng năng lượng này có thể biến đổi sang dạng năng lượng khác, thí dụ nhiệt năng có thể biến đổi thành điện năng, quang năng và ngược lại. Tất cả các
nguồn năng lượng đều có nguồn gốc từ Mặt Trời và trong lòng đất.
Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng. Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội. Mức gia tăng tiêu thụ năng lượng thường gấp 2 lần mức gia tăng GDP. Hiện nay mức tiêu thụ năng lượng trung bình cho một người trên thế giới là 200.000 kcal/ngày. Năng lượng sử dụng ở Việt Nam hàng năm tăng khoảng 11%.
Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng (dạng nhiệt năng). Hiện nay nguồn nhiên liệu chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu hóa thạch với trữ lượng có hạn
32
trong vỏ Trái Đất ngày càng cạn kiệt. Năng lượng và nhiên liệu là yếu tố quan trọng của việc phát triển kinh tế.
Câu 1. Em hãy kể ra những nguồn năng lượng đang được con người sử dụng hiện nay
HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 1 Mức đầy đủ (trả lời đúng đầy đủ) Mã 1:
Các nguồn năng lượng được sử dụng hiện nay - Năng lượng mặt trời
- Năng lượng thủy lực - Năng lượng gió - Năng lượng hạt nhân
- Năng lượng địa nhiệt (năng lượng tách ra từ nhiệt trong lòng đất) - Năng lượng than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên
- Năng lượng sinh học
Mức chưa đầy đủ (trả lời đúng một phần) Mã 2: Trả lời đúng 4/7 ý trở lên
Không đạt: Mã 0: Các câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời
Câu 2. Em hãy xác định nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường Nguồn năng lượng Gây ô nhiễm môi trường
Có/Không Năng lượng mặt trời Có/Không
Năng lượng gió Có/Không
Năng lượng than đá Có/Không
Năng lượng thủy lực Có/Không
Năng lượng dầu mỏ Có/Không
Năng lượng hạt nhân Có/Không
HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU 2 Mức đầy đủ (trả lời đúng đầy đủ)