Về phân bổ nguồn lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương việt nam (Trang 92 - 96)

Việc bố trí ngân sách nhà nước cho KH&CN trong các năm gần đây đã không tương xứng với sự quan tâm ưu tiên của Nhà nước như các quan điểm đã được Hiến định, Luật hóa. Tổng hợp dự toán chi NSNN cho KH&CN qua các năm cho thấy chưa năm nào chi cho KH&CN đạt mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước,

93

thậm chí tỷ lệ này đang có xu hướng giảm qua các năm (năm 2006: 1,85%; năm 2007: 1,81%; … năm 2012:1,46%; năm 2013:1,42%). Số lượng các Chương trình KH&CN quốc gia tăng, dẫn đến nhu cầu kinh phí thực hiện tăng. Tuy nhiên, tình hình cân đối kinh phí NSNN dành cho khoa học và công nghệ các năm từ 2011- 2013 cho thấy tổng mức kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng thực tế giảm về tỷ lệ trong 2% tổng chi NSNN. Với việc bố trí nguồn lực ở mức thấp như vậy, các năm gần đây ngành KH&CN gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đã được phê duyệt (năm 2013 các nhiệm vụ đã được phê duyệt nhưng không đủ nguồn thực hiện là 625 tỷ đồng, 2014 là 1.365 tỷ đồng), dẫn tới phải giãn, hoãn thời gian thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả nghiên cứu và không đáp ứng được phần lớn các mục tiêu của các chương trình KH&CN cấp Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mặt khác, việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp phụ thuộc vào nguồn nhân lực KH&CN của các tổ chức khoa học và công nghệ (trung bình là 10 cán bộ nghiên cứu cần thiết để thực hiện 1 nhiệm vụ KH&CN). Quy trình tuyển chọn, xét chọn các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện công khai và có tính cạnh tranh cao trong các năm gần đây. Số lượng nhiệm vụ KH&CN và kinh phí sự nghiệp KH&CN đánh giá thực trạng năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN và có mối liên hệ hữu cơ với hoạt động đầu tư và phát triển. Do đó đề nghị mức chi cho KH&CN và giáo dục đào tạo cần được ưu tiên phát triển để có nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực tế phân bổ nguồn lực có sự trùng lắp về thẩm quyền của Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, nhiều địa phương sử dụng nguồn lực này không đúng mục đích, phân tán và khó tổng hợp để bảo đảm các tỷ lệ theo Nghị quyết của Trung ương. Mặt khác, hiện nay cũng có nhiều lĩnh vực chi được “cứng hóa” tỷ lệ như chi giáo dục đào tạo 20%, khoa học công nghệ 2%, môi trường 1%, văn hóa thông tin 1,8% tổng chi NSNN..., dễ xảy ra tình trạng lúc thừa, lúc thiếu, không phù hợp với tình hình thực tế trong từng năm, từng giai đoạn, không bảo đảm được tính linh hoạt trong điều hành NSNN. Do vậy, đề nghị nghiên cứu ấn định tỷ lệ cứng trong trung hạn thay cho việc quyết định hàng năm trong chi NSNN đối với các lĩnh vực KH&CN.

94

Tiểu kết Chƣơng III

Nội dung chương III đã tập trung phân tích nêu:

Quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 (chỉ tập trung nêu phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước dành cho KH&CN);

Kinh nghiệm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN ở một số nước (các Bộ đã tách ra khỏi hoạt động trực tiếp quản lý và cấp vốn và một phần lớn các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Việc cấp vốn và quản lý vốn cho khoa học công nghệ được tiến hành thông qua tổ chức là Quỹ nghiên cứu khoa học công nghệ (RDC ở Úc và FRST ở New Zealand), không trực thuộc các Bộ. Các cơ quan phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo (trường Đại học) và phục vụ nghiên cứu (các Viện nghiên cứu) cũng hoạt động độc lập, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra như ở Đức, gắn KH&CN với phát triển kinh tế);

Nhóm giải pháp cho việc phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN về: Tăng nguồn NSNN và đổi mới phân bổ NSNN cho KH&CN; Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng NSNN phát triển KH&CN; Điều chỉnh cơ cấu chi giữa chi đầu tư phát triển KH&CN và chi sự nghiệp KH&CN từ khối trung ương và địa phương; Đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; Hoàn thiện hệ thống các quỹ phát triển KH&CN; Ưu tiên kinh phí dành cho nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng, động lực, giải pháp đột phá để phát triển kinh tế xã hội của KH&CN; Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình việc sử dụng NSNN trong lĩnh vực KH&CN; Củng cố, tăng cường tiềm lực và phát triển các tổ chức KH&CN; Các giải pháp có liên quan khác;

Nhóm giải pháp giám sát việc phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ để việc phân bổ, sử dụng NSNN cho KH&CN đúng địa chỉ, bảo đảm hiệu quả.

95

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng hoạt động KH&CN ở trung ương và địa phương trong giai đoạn 2006-2013 đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với yêu cầu thực tiễn trong sản xuất và đời sống. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định nghị quyết, chủ trương, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; Các chương trình đề tài, dự án khoa học và công nghệ được đầu tư trọng điểm, chủ yếu tập trung đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thành tựu KH&CN trong nông nghiệp, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh hàng hoá, hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng môi trường bền vững; Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của quê hương; Cơ chế quản lý khoa học công nghệ tiếp tục được đổi mới; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vục cho công tác nghiên cứu triển khai được tăng cường. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ cao, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực ngày càng tăng. Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: quản lý khoa học, công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, thanh tra, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Trong phạm vi một luận văn nghiên cứu thạc sỹ, tác giả đã nghiên cứu làm rõ:

Một là, về cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong phân bổ và sử dụng NSNN cho khoa học và công nghệ;

Hai là, thực trạng việc phân bổ, sử dụng NSNN trong một số cơ quan trung ương và địa phương

Ba là, đề xuất 10 nhóm giải pháp về phân bổ NSNN cho KH&CN và 02 nhóm giải pháp về giám sát việc phân bổ, sử dụng và các khuyến nghị để sửa đổi, hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN hiện nay, để nguồn lực này được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Tác giả tin tưởng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về phân bổ, sử dụng NSNN, để KH&CN trong khu vực nhà nước có những đột phá, làm đầu tàu thúc đẩy KH&CN của Việt Nam phát triển, đóng góp hiệu quả cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.

96

KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương việt nam (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)