Những khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng kế hoạch và quản lý nguồn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương việt nam (Trang 66 - 70)

quản lý nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ

Kế hoạch KH&CN, trong đó có dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN cho năm kế hoạch tới và dự toán này phải được UBND tỉnh phê duyệt. Việc này nhiều năm qua Sở KH&CN có cố gắng nhưng chưa thực hiện được. Kế hoạch năm phải được gửi Bộ KH&CN trước 30/6 hàng năm, lúc đó Sở KH&CN chỉ mới tham mưu UBND tỉnh ban hành được danh sách các nhiệm vụ KH&CN để đưa vào kế hoạch và như vậy dự toán chỉ là khái toán của đơn vị đề xuất. Từ tháng 7 đến tháng 12, tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp cho các tổ chức chủ trì nhiệm vụ, xét duyệt kinh phí. Nếu công việc được thực hiện tốt thì đầu năm sau ký hợp đồng triển khai thực hiện. Như vậy, từ lúc đặt hàng hoặc đề xuất nhiệm vụ thì sớm lắm thì một

67

năm sau mới triển khai thực hiện. Nếu nhiệm vụ thực hiện 12 tháng thì hơn 2 năm mới có kết quả, đó là chưa tính đến chậm tiến độ của các đơn vị chủ trì.

Trong công tác xây dựng kế hoạch, khó khăn nhất của địa phương hiện nay là việc xác định, lựa chọn các nhiệm vụ KH&CN để đưa vào kế hoạch hàng năm. Phần lớn các ngành, các cấp thiếu chủ động trong việc đề xuất các nhiệm vụ, các giải pháp KH&CN để giải quyết những khó khăn, bức xúc ngay trong ngành, đơn vị mình. Những vấn đề lớn như Quy hoạch phát triển ngành KH&CN chưa được Bộ hướng dẫn một cách cụ thể và thống nhất.

Chưa có hệ thống quản lý và tổng hợp được các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN. Sở KH&CN là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tuy nhiên Sở KH&CN chỉ quản lý và theo dõi được nguồn tài chính đầu tư từ NSNN cho hoạt động KH&CN do UBND tỉnh giao thực hiện và một số nguồn vốn đối ứng của tổ chức, đơn vị, người dân tham gia một số dự án có yêu cầu phải đối ứng vốn. Việc không nắm bắt, tổng hợp được nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN gây khó khăn trong công tác quản lý, dự báo được nguồn lực đầu tư cho KH&CN, từ đó ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực đầu tư cho KH&CN. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở KH&CN với các sở, ngành và UBND cấp huyện và các cơ quan của trung ương trên địa bàn để lồng ghép và chỉ đạo gắn kết các dự án với các chương trình dự án khác.

Việc phân bổ kinh phí nghiên cứu KH và phát triển công nghệ cho các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố, kinh phí ĐTPT cho các Sở, ban ngành hiện nay trong tỉnh vẫn theo cơ chế UBND tỉnh giao trực tiếp cho Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Vì vậy, Sở KH&CN chỉ thỏa thuận danh mục các nhiệm vụ thực hiện nhưng không nắm được kinh phí thực hiện hàng năm, gây khó khăn công tác tổng hợp và xây dựng kế hoạch hàng năm

Thiếu cơ chế, chính sách và hình thức huy động nguồn tài chính ngoài NSNN cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính thúc đẩy, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển KH&CN chưa đủ mạnh, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp, nhất là các

68

doanh nghiệp tích cực áp dụng những thành tựu KH&CN đổi mới kỹ thuật, đổi mới sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Đối với một số tỉnh do điều kiện khó khăn của địa phương nên kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ về KH&CN trên địa bàn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý KH&CN ở cấp huyện vẫn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác và không cố định nên có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động KH&CN ở cơ sở.

Trong quá trình lập kế hoạch hoạt động KH&CN tại địa phương vẫn còn một số hạn chế như: Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng để lập kế hoạch KH&CN hàng năm, chưa có sự so sánh chéo với các địa phương khác. Việc xác định mục tiêu kế hoạch chưa mang tính đột phá mà vẫn còn dàn trải và có sự lặp đi lặp lại qua nhiều giai đoạn, chưa có điểm nhấn, dẫn đến việc dự báo nhu cầu nguồn lực tài chính còn chưa chính xác.

Việc tổ chức triển khai ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, các công nghệ mới đã được công bố áp dụng thành công ở các địa phương trong nước và nước ngoài vào thực tế sản xuất và đời sống của tỉnh khi thực hiện các nhiệm vụ này dưới hình thức tuyển chọn còn gặp khó khăn do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN chưa hội đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn vốn để thực hiện.

Do ở địa phương, các nhiệm vụ KH&CN hầu như không có các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng mà chủ yếu là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống (thường đã có nguồn gốc, địa chỉ và tác giả của các giải pháp kỹ thuật dự kiến áp dụng), nên việc áp dụng cơ chế tuyển chọn chủ nhiệm và cơ quan chủ trì đề tài, dự án KH&CN là rất khó khăn, nhiều khi chỉ là hình thức.

Khó khăn trong công tác lập dự toán, thanh quyết toán nguồn vốn ngân sách đầu tư cho hoạt động KH&CN. Hiện nay còn thiếu văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc phân bổ, chi tiêu kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động

69

KH&CN. Định mức chi rất thấp và đã rất lạc hậu (Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN); thủ tục thanh quyết toán rườm rà. Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN đã đề cập hình thức khoán chi nhưng vẫn chưa triệt để, chưa tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà khoa học lao động sáng tạo.

Tiểu kết Chƣơng II

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN của cơ quan trung ương, địa phương qua việc sử dụng NSNN cho KH&CN từ 2 nguồn kinh phí chi cho ĐTPT và kinh phí chi cho SNKH cho thấy. những tồn tại và hạn chế cũng như bất cập trong phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN của các cơ quan trung ương và địa phương.

70

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)