nghệ
a. Tổ chức KH&CN do Chính phủ thành lập
(1) Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức
năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.
Đến nay, cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm gồm 50 đơn vị trực thuộc, trong đó có 33 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học, 6 đơn vị giúp Chủ tịch Viện, 6 đơn vị sự nghiệp khác phục vụ yêu cầu quản lý của Viện Hàn lâm, 4 đơn vị tự trang trải kinh phí (không nhận kinh phí của Nhà nước) và 1 doanh nghiệp Nhà nước.
Tính đến tháng 12/2013, Viện Hàn lâm có tổng số trên 4000 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 2649 cán bộ trong biên chế; 44 Giáo sư, 161 PGS, 35 TSKH, 706 TS, 781 ThS và 794 cán bộ, viên chức có trình độ đại học. Lực lượng cán bộ khoa học này vừa làm công tác nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và tham gia vào công tác đào tạo ở bậc đại học và sau đại học ở các cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Viện Hàn lâm cũng như các cơ sở đào tạo trong cả nước.
(2) Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có
chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.
Đến nay, cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm gồm 42 đơn vị trực thuộc, trong đó có 32 đơn vị nghiên cứu khoa học, 5 đơn vị giúp Chủ tịch Viện, 5 đơn vị sự nghiệp khác.
Tổng số biên chế của Viện tính là: l449, trong đó có 134 Giáo sư và Phó Giáo sư, 273 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 301 Thạc sĩ thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội.
36
b. Tổ chức KH&CN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ thành lập
(1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trước năm 2005, hệ thống
nghiên cứu KHCN thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 19 Viện nghiên cứu (16 viện nghiên cứu về nông nghiệp, 2 viện nghiên cứu về thuỷ lợi, 1 viện nghiên cứu về lâm nghiêp) và Bộ Thủy sản (hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2007) 4 Viện nghiên cứu về thuỷ sản. Theo Quyết định số 930/QĐ- TTg ngày 09/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án sắp xếp hệ thống tổ chức khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo nguyên tắc nâng cao tính hệ thống và hiệu quả, phát huy tính chủ động và năng động của các đơn vị, phù hợp với đổi mới cơ chế hoạt động khoa học công nghệ.
Năm 2012, hệ thống nghiên cứu này được tổ chức lại còn 11 Viện, các Viện nghiên cứu này được hưởng lương SNKH. Lĩnh vực nông nghiệp có 5 Viện, gồm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đó Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có 18 đơn vị thành viên; Viện Khoa học Thủy lợi có 14 đơn vị thành viên; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có 13 đơn vị thành viên và 4 Viện nghiên cứu về Thuỷ hải sản (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III và Viện Nghiên cứu Hải sản).
Các tổ chức trên đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 115, đến tháng 6/2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt được 156 đề án của các tổ chức KH&CN thuộc diện chuyển đổi. Trong năm 2012, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, hiện nay các đơn vị này đang xây dựng đề án mới để trình Bộ phê duyệt. Không có đơn vị nào chuyển sang cơ chế hoạt động qui định tại Nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Đội ngũ cán bộ KH&CN trực tiếp nghiên cứu, đào tạo và phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thú y, cơ điện và công nghệ sau thu hoạch, thuỷ lợi, thuỷ sản và lâm nghiệp của 11 Viện, Trung tâm và 3 trường Đại học (Thuỷ lợi, Lâm nghiệp và Đại học Nông lâm
37
Bắc Giang) có trên 10.800 người, trong đó có 134 giáo sư và phó giáo sư, 600 tiến sỹ khoa học và tiến sỹ, 1801 thạc sỹ, 5444 đại học, số còn lại là trung cấp và công nhân kỹ thuật.
Cán bộ KH&CN làm việc trong 11 Tổ chức KH&CN trực thuộc Bộ là 7934 người trong đó có 67 giáo sư và phó giáo sư, 426 tiến sỹ khoa học và tiến sỹ, 1268 thạc sỹ, 3809 đại học và cao đẳng, số còn lại là trung cấp và công nhân kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm, số người được hưởng lương từ ngân sách SNKH của nhà nước là 4861 người chiếm tỷ lệ 58,54%.
(2) Bộ Giáo dục và Đào tạo14,16, hiện nay, theo số liệu đến hết năm 2013,
trên cả nước có 421 trường đại học và cao đẳng (207 trường đại học và 214 trường cao đẳng - gọi chung là cơ sở giáo dục đại học). Trong 207 trường đại học lại gồm có 2 đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. HCM), 3 đại học vùng (Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, còn lại (202) là các trường đại học, học viện, viện đại học (sau đây gọi chung là các trường đại học), về hình thức quản lý, các trường đại học có thể thuộc quản lý nhà nước hay công lập (153 trường), ngoài công lập (54 trường); có thể đào tạo tuyển sinh cả nước, theo vùng hay tỉnh với quy mô sinh viên đại học năm học 2010-2011 là 1.435.887, và có 50.951 giảng viên (7.338 tiến sỹ, 22.865 thạc sĩ, 434 chuyên khoa I và II, còn lại là trình độ đại học). Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 3 đại học vùng (có 20 trường đại học thành viên), 32 trường đại học, học viện, 3 trường cao đẳng, 2 viện nghiên cứu, chiếm 11/16 trường đại học trọng điểm của cả nước. Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ phân bố trên tất cả các vùng địa lý của đất nước nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng. Có số giảng viên, nghiên cứu viên là 23.571 người, trong đó có 106 giáo sư, 1.097 phó giáo sư, 2.762 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 9.551 thạc sĩ, 10.055 cử nhân và kỹ sư.
Nhiệm vụ chính của các đại học, trường đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học gắn kết chặt chẽ với quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Đây là
38
điểm khác biệt quan trọng của các trường đại học so với các tổ chức KH&CN khác. Đồng thời, hoạt động KH&CN của các trường đại học và cao đẳng được đặt trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi17 cứ đeo đẳng mãi ý nghĩ “Thì ra tổ chức nghiên cứu công nghệ của Tây nó gắn với sản xuất hơn ta” và kết luận “Thì ra số phận các viện nghiên cứu ở nước ta giống nhau cả. Nghiên cứu khoa học tách rời đại học; nghiên cứu công nghệ tách rời sản xuất”.
c. Tổ chức KH&CN trong các trường đại học
(1) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo đại
học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2014, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng hơn 5.600 cán bộ - công chức với khoảng 2.600 cán bộ giảng dạy, 2.200 cán bộ quản lý và 800 cán bộ nghiên cứu. Trong đó gồm: 250 Giáo sư, Phó Giáo sư, 1000 tiến sĩ, 1800 thạc sĩ.
(2) Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực có truyền thống lâu đời nhất và lớn nhất của cả nước, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đỉnh cao; đóng vai trò nòng cột và đầu tầu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; là một trong những đơn vị có năng lực khoa học công nghệ và đào tạo mạnh nhất trong cả nước, là nơi quy tụ đông đảo đội ngũ nhà giáo - nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng của nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, kinh doanh và công nghệ.
Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 3.475 cán bộ, viên chức cơ hữu, trong đó có 1.878 người là giảng viên, với 46 GS, 262 PGS, 21 TSKH, 700 TS, trên 960 thạc sĩ. Ở ĐHQGHN, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên đạt trên 37,5%, tỉ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS đạt trên 17,1%, cao nhất trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học cả nước, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu
39
đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nước ở các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng cũng như công nghệ.