Các đề tài, dự án do địa phương thực hiện gồm các nhiệm vụ KH&CN các cấp được thực hiện thông qua nguồn kinh phí dành cho KH&CN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là địa phương).
Trong giai đoạn 2006-2013, tổng số nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN do các địa phương thực hiện lên tới 11.911 đề tài, dự án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đề tài cấp tỉnh) và trên 21.000 đề tài, dự án, mô hình KH&CN cấp cơ sở, với tổng kinh phí 6.603 tỷ đồng (bao gồm từ các nguồn NSNN, tài trợ của nước ngoài, nguồn vốn hợp tác quốc tế, nguồn từ các doanh nghiệp, trong đó kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&CN nhà nước là 5.370 tỷ đồng chiếm 81,33%). Hoạt động NC&PT ở các địa phương trong thời gian qua đã triển khai đầy đủ trên các lĩnh vực khoa học. Trong số 11.911 đề tài cấp tỉnh, các đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm một phần ba, tiếp theo là các đề tài khoa học kỹ thuật và công nghệ
Năm 2013, các địa phương trên cả nước thực hiện khoảng 1.498 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh với tổng kinh phí trên 959 tỷ đồng (so với 1.875 nhiệm vụ và 866 tỷ đồng năm 2012). Hai trung tâm kinh tế của đất nước cũng là những địa phương có hoạt động nghiên cứu mạnh là Hà Nội (101 đề tài với 120 tỷ đồng) và TP. Hồ Chí Minh (100 đề tài với 181 tỷ đồng).
Hoạt động KH&CN địa phương đã có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Các đề tài trong lĩnh vực nông nghiệp của địa phương tập trung vào lựa chọn, chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ tổng thể từ chọn giống, quy trình sản xuất thâm canh đến công nghệ chế biến, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, quy mô khối lượng lớn, chất lượng đồng đều để nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường nội địa. Tỉnh Thái Bình đã khảo nghiệm và tuyển chọn được 4 giống lúa và 1 giống lạc được công nhận là giống quốc gia. Nghệ An đã đưa diện tích lúa lai lên trên 76 nghìn hecta, năng suất tăng thêm 15,2 tạ/ha, lợi nhuận tăng thêm khoảng 400 tỷ đồng, góp phần đưa Nghệ An đạt trên 1 triệu tấn lương thực. Tỉnh Bắc Giang áp dụng mô hình sản xuất quả vải tươi theo tiêu chuẩn VietGAP đã nhân rộng mô hình từ 10 ha lên 4000 ha, giá thành cao gấp 2-3 lần so với vải sản
56 xuất theo truyền thống.
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, một sô công trình khoa học cơ bản đã xây dựng cơ sở khoa học cho đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. Những nghiên cứu đã tạo tiền đề cho việc tiếp thu công nghệ hiện đại, định hướng cho bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả nghiên cứu triển khai được các doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác ứng dụng tạo ra các sản phẩm công nghiệp có giá trị kinh tế cao, ví dụ như:
Tại TP. Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực nội sinh, tiếp thu và làm chủ một số cống nghệ cao sản xuất ra các sản phẩm như pin mặt trời, năng lượng sinh khối, nhiên liệu sinh học, thiết kế vi mạch (dự án sản xuất chip thương mại SG8-V1; thiết kế và sản xuất thử nghiệm chip nhận dạng từ xa bằng sóng radio - RFID). Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy nhuộm JET để hoàn tất vải sợi từ sợi polyeste;...
Tại Hà Nội, chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu đã hỗ trợ đầu tư 20 dự án thiết bị, công nghệ từ đơn đặt hàng của doanh nghiệp thuộc 4 lĩnh vực ưu tiên của thành phố là cơ khí, điện tử, hóa dược và nhựa- cao su. Ngân sách đã hỗ trợ trên 40 tỷ đồng cho thiết kế, chế tạo 55 máy và thiết bị, chuyển giao được 265 sản phẩm cho doanh nghiệp với giá bán rẻ hơn từ 20-60% so với giá nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ được khoảng 280 tỷ đồng.
Dự án “Chuyển giao công nghệ sơn bột tĩnh điện Hải Phòng” góp phần tạo ra sản phẩm có giá thành rẻ hơn nhập ngoại 10%.
Tỉnh Ninh Bình, sản xuất cầu trục 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn và trên 30 tấn của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung giá thành chỉ bằng 30-50% so với máy nhập ngoại cùng loại, chất lượng tương đương, tiết kiệm hàng triệu đôla mỗi năm để nhập khẩu các loại thiết bị này.