Những mặt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương việt nam (Trang 58 - 59)

- Kinh phí sự nghiệp KH&CN cho địa phương đã được điều chỉnh theo hướng sát với tình hình thực tế thu chi ngân sách của từng địa phương được hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách kịp thời nên các tỉnh, thành phố đã có sự chuẩn bị nhiệm vụ tốt để sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Điều này thể hiện đã có sự chuyển biến tích cực xuất phát từ cách tiếp cận thực tế và nhu cầu của từng địa phương.

- Các địa phương đã dành tỷ trọng đáng kể chi cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai (khoảng 60%), phần còn lại chi hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước, chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở KH&CN, chi cho hoạt động KH&CN cấp huyện, cấp cơ sở…

- Kinh phí ĐTPT KH&CN ở khu vực trung ương tập trung (Báo cáo số 2528/BKHCN-KHTC ngày 6/9/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ) tăng cường cơ sở vật chất cho các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm theo quy định của Nghị định 115/2005/NĐ- CP. Đối tượng đầu tư chủ yếu là mua sắm trang thiết bị nghiên cứu cho các phòng thí nghiệm; triển khai xây dựng khu nghiên cứu phát triển của các khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm cho Viện Đo lường Việt Nam và các trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột;

59

hỗ trợ một số doanh nghiệp xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm phục vụ việc thực hiện mục tiêu của các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Việc ĐTPT KH&CN của các địa phương đã có nhiều chuyển biến mới, tích cực, các địa phương đã chủ động hơn trong xây dựng, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư trong lĩnh vực KH&CN. Trong giai đoạn 2006-2013, vốn ĐTPT cho KH&CN ở các địa phương chủ yếu là đầu tư cho: Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các tỉnh, thành phố; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng của các tỉnh, thành phố.

- Ngoài kinh phí NSĐP, nhiều địa phương đã tranh thủ các nguồn khác đầu tư cho phát triển KH&CN như: kinh phí ngân sách trung ương, viện trợ quốc tế, vốn tự có và huy động khác của các doanh nghiệp ...

+ Kinh phí huy động từ ngân sách KH&CN trung ương thông qua các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, các nhiệm vụ hợp tác với các Viện, trường.

+ Nguồn viện trợ của nước ngoài thông qua các dự án hợp tác theo Nghị định thư, các dự án hợp tác song phương và hỗ trợ không hoàn lại về KH&CN.

+ Các nguồn khác cho KH&CN ngoài ngân sách, tập trung chủ yếu thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, thành phố. Kinh phí từ các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng tiến bộ KH&CN.

+ Thực hiện chủ trương trích một phần vốn của các dự án, công trình phát triển KT-XH để giải quyết các nhiệm vụ KH&CN liên quan đến nội dung và chất lượng của dự án, công trình (đến nay, chủ trương này chưa được thực hiện trên thực tế).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương việt nam (Trang 58 - 59)