Qui hoạch phát triển ĐNGV cốt cán trong các trường THPT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 88)

Định, tỉnh Lạng Sơn

3.2.2.1. Ý nghĩa

Việc qui hoạch phát triển ĐNGV cốt cán theo tiêu chuẩn, tiêu chí giáo viên cốt cán đã xác định là cơ sở để phát triển ĐNGV cốt cán THPT đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn của ĐNGV và yêu cầu dạy học của trường THPT.

3.2.2.2. Nội dung

Quy hoạch ĐNGV cốt cán THPT theo tiêu chuẩn, tiêu chí giáo viên cốt cán đã xác định.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

a. Căn cứ và trình tự xây dựng quy hoạch ÐNGV cốt cán THPT

Việc tăng cường số lượng giáo viên cốt cán chỉ đảm bảo tính hợp lý trên cơ sở thực hiện việc qui hoạch một cách khoa học ĐNGV cốt cán cho từng trường THPT trên cơ sở những qui định về định biên số lượng giáo viên từng loại hình. Để thực hiện việc qui hoạch ĐNGV cốt cán THPT được tốt cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:

- Nhu cầu đổi mới dạy học và phát triển chuyên môn liên tục trong nhà trường. Việc xác định nhu cầu cần được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo tính khách quan, trên cơ sở khảo sát thực trạng và xu hướng phát triển của những năm trước đó; đồng thời áp dụng phương pháp dự báo khoa học để xác định xu hướng phát triển nhà trường.

- Căn cứ vào dự báo về qui mô trường lớp trên cơ sở qui mô dân số học đường cho từng năm học để xác định nhu cầu về số lượng giáo viên cho các năm tiếp theo trong thời gian dự báo.

- Định mức giờ dạy, số giờ dạy bình quân của một giáo viên cũng là một cơ sở quan trọng để tính toán số lượng đội ngũ.

- Việc đảm bảo tính liên tục và trẻ hóa ĐNGV, không để xảy ra tình trạng hụt hẫng ĐNGV cốt cán ở những trường có nhiều giáo viên lớn tuổi.

- Việc dành ra một tỷ lệ hợp lý giáo viên để tạo thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghỉ ốm, nghỉ sinh cũng là vấn đề cần tính đến khi định biên ĐNGV nói chung, qui hoạch ĐNGV cốt cán THPT nói riêng.

Từ những căn cứ nói trên, cơ quan làm quy hoạch tiến hành rà soát số lượng giáo viên cốt cán hiện có so với yêu cầu ĐNGV cốt cán ở trường để xác định số lượng giáo viên cốt cán THPT đủ hay thiếu. Trên cơ sở đó, các cấp lập kế hoạch tuyển dụng, thu hút, điều chuyển giáo viên. Việc qui hoạch ĐNGV cốt cán THPT phải xác định nhu cầu hàng năm ở từng trường cụ thể; cần thực hiện theo từng giai đoạn theo kế hoạch 5 năm, 10 năm phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo nói chung, quy hoạch ĐNGV trong mỗi trường THPT.

Trong thực tế, việc xác định số giáo viên cốt cán THPT cần tăng thêm còn phải tính đến số dư để dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ (kể cả bồi dưỡng ngắn hạn và đào tạo nâng chuẩn dài hạn); giáo viên cần phải luân chuyển, thay thế do áp dụng yêu cầu đổi mới.

Trình tự quy hoạch được xác định như sau: Căn cứ vào qui mô tăng dần số => Dự báo qui mô học sinh => Xác định nhu cầu giáo viên => Qui hoạch số lượng giáo viên THPT của từng trường => Quy hoạch số lượng giáo viên cốt cán của từng trường.

b. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Thực hiện biện pháp qui hoạch này phải mang tính đồng bộ từ trường THPT đến các cấp quản lí cao hơn. Cụ thể là:

Đối với các trường THPT

Hiệu trưởng phải biết rõ số lượng giáo viên nói chung, nhu cầu ĐNGV cốt cán của đơn vị mình để xây dựng kế hoạch bổ sung giáo viên cốt cán và phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên cốt cán trong từng năm học. Hiệu trưởng phải thực hiện

dự báo về nhu cầu giáo viên dựa trên cơ sở dự báo số lượng học sinh sẽ vào học ở trường mình; dự kiến qui mô phát triển của nhà trường ..., từ đó xác định số giáo viên cốt cán cần để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ giảng dạy và phát triển chuyên môn của trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cũng cần có được những thông tin về nguồn cũng như khả năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các cơ sở đào tạo giáo viên THPT, nhất là những cơ sở đào tạo chất lượng cao trong khu vực và cả nước để chủ động khi làm công tác qui hoạch dài hạn. Để đảm bảo về số lượng thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường, hiệu trưởng phải biết khai thác nguồn lực sẵn có là ĐNGV của nhà trường; đồng thời phải quan tâm tạo điều kiện cả về tinh thần, vật chất để giáo viên ổn định công tác, hạn chế giáo viên bỏ nghề hoặc chuyển công tác. Các trường THPT xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí công tác cho giáo viên cốt cán hàng năm để những giáo viên diện quy hoạch thành giáo viên được đi đào tạo đạt chuẩn, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện nguyện vọng đi đào tạo trên chuẩn. Cần tổ chức phối hợp giữa các tổ bộ môn trong một số hoạt động chuyên môn, chỉ đạo việc xây dựng tổ bộ môn vững mạnh, kiện toàn công tác tổ chức, trong đó đặc biệt chú trọng về năng lực và uy tín chuyên môn của các tổ trưởng.

Ở trường THPT, việc phát triển ĐNGV cốt cán cần lưu ý đến các vấn đề sau đây: - Tổ bộ môn trên cơ sở thực tiễn giảng dạy, NCKH của từng giáo viên để khẳng định năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của họ; từ đó phát hiện, xem xét, đề nghị hiệu trưởng bồi dưỡng, bố trí nhiệm vụ để những giáo viên nổi trội về phẩm chất, năng lực tiếp cận với công tác quản lý; tổ chức cho tập thể giáo viên trong tổ bộ môn đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn và NCKH. Cần lưu ý rằng, giáo viên cốt cán không phải tự nhiên mà có, cũng không phải chỉ giỏi chuyên môn là đủ. ĐNGV cốt cán là sự phát hiện, bồi dưỡng, phải đượcthừa nhận, tôn vinh của cả tập thể giáo viên trong tổ; đồng thời phải có kiến thức và kỹ năng quản lý. Khi đó, người giáo viên cốt cán mới thực sự phát huy vai trò đầu tàu của mình. Việc phát hiện các giáo viên cốt cán có thể thông qua dự giờ, hội giảng và dựa vào kết quả NCKH của giáo viên. Những giáo viên cốt cán thường có khả năng xuất hiện nhiều trong hai nhóm: Nhóm giáo viên đã qua giảng dạy nhiều năm ở trường THPT, có trình độ đào tạo chuẩn hoặc trên chuẩn. Số giáo viên này thường có kinh nghiệm giảng dạy, có uy tín trong ĐNGV, giảng dạy tốt, vững vàng về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt;

Nhóm giáo giáo viên mới được tuyển dụng về trường, có trình độ đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn. Số giáo viên này tuy có thời gian giảng dạy ngắn nhưng có thể sớm bộc lộ chuyên môn sâu, sắc sảo trong NCKH, có năng lực tìm tòi sáng tạo, có trình độ ngoại ngữ, nhanh nhạy và thích đổi mới...

- Trên cơ sở nguồn giáo viên cốt cán đã được phát hiện, các trường THPT cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những năng lực cần thiết như: kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, khả năng NCKH, kiến thức quản lý... Việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển ĐNGV cốt cán cần thực hiện theo các mục tiêu gần và mục tiêu xa, đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ giáo viên trong tổ bộ môn và trong nhà trường.

- Từ lý luận về hình thành và phát triển năng lực, cần tạo ra môi trường hoạt động cụ thể để ĐNGV cốt cán rèn luyện năng lực; đồng thời, chỉ có thể đánh giá ĐNGV cốt cán có năng lực thông qua hoạt động giảng dạy, NCKH và tham gia các hoạt động thực tiễn của họ.

Muốn vậy, cần giao các hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giảng dạy tốt, khả năng NCKH thuần thục để ĐNGV cốt cán chủ trì thực hiện. Cũng cần đặt ra cho những giáo viên này nhiệm vụ dìu dắt những giáo viên mới ra trường và những người còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên có những hoạt động giao lưu với các trường đại học, các viện nghiên cứu, với các trường THPT ở trong nước và nước ngoài... để những giáo viên cốt cán có dịp trao đổi kinh nghiệm với những giáo viên giỏi ở đơn vị khác hoặc có trình độ cao hơn.

Để thực hiện tốt công tác xây dựng ĐNGV cốt cán, các trường THPT cần tham mưu với cấp trên hoặc đề ra những chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp như quyền lợi trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đi tham quan trong và ngoài nước để tiếp cận với các thành tựu khoa học mới, giúp họ có những động lực cần thiết phát huy năng lực của mình.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện việc sắp xếp, điều chuyển nơi thừa sang nơi thiếu để điều hòa chất lượng giữa các trường THPT. Để giải quyết tính bất hợp lí về chất lượng ĐNGV giữa các khu vực và giữa các trường với các trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành khảo sát trình độ giáo viên THPT theo số liệu báo cáo của các trường. Sau đó, cùng với việc điều động, luân chuyển, các Sở tăng cường giáo viên giỏi về xây dựng các

tổ bộ môn ở các trường còn yếu, cử giáo viên đi đào tạo trên chuẩn, giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho những giáo viên hạn chế về năng lực, tổ chức liên kết các trường trong các hoạt động chuyên môn nhằm tạo điều kiện để giáo viên cốt cán trường THPT nâng cao trình độ. Việc luân chuyển giáo viên phải hợp lí và đảm bảo yêu cầu công khai, dân chủ. Trong điều chuyển có mục tiêu tăng cường chất lượng chuyên môn nhưng phải chú ý đến điều kiện về cuộc sống, việc đi lại. Nếu thực hiện không đúng các yêu cầu này sẽ tạo ra sự mất đoàn kết trong tập thể giáo viên, hoặc tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực xảy ra.

Đề xuất các chính sách giúp thực hiện sự điều chuyển cho hợp lý; phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu đề xuất xây dựng định mức giáo viên/học sinh phù hợp với điều kiện thực tế để khích lệ ĐNGV cốt cán THPT hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đối với Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc đề xuất, thực thi các chính sách giúp việc thực hiện sự điều chuyển cho hợp lý. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất xây dựng định mức giáo viên/học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để tạo điều kiện phát triển ĐNGV cốt cán THPT.

Đối với Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định

Căn cứ nhu cầu về số lượng ĐNGV cốt cán THPT mà các Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Nội vụ báo cáo trong quy hoạch, UBND huyện có chính sách để thu hút giáo viên có năng lực, giáo viên giỏi. Hiện nay, hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm trên cả nước khá đông, lượng sinh viên này tham gia dự tuyển công chức ở tỉnh và ở huyện. Huyện cần có chính sách thu hút, tuyển chọn đối tượng giáo viên giỏi để bổ sung vào số lượng giáo viên THPT, tạo nguồn phát triển ĐNGV cốt cán; thực hiện "trẻ hoá" ĐNGV cốt cán THPT.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh qui hoạch

Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc thực hiện chủ trương qui hoạch số lượng ĐNGV cốt cán trường THPT. Trường THPT cần rà soát lại kết quả thực hiện để xin chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo khi gặp trở ngại, khó khăn. Khi đã đảm bảo về mặt số lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải quyết sự bất hợp lí về chất lượng ĐNGV cốt cán, đó là sự chênh lệch về chất lượng giáo viên ở các vùng, miền và giữa các trường với nhau. Hiện tượng thiếu đồng bộ về chất

lượng trong ĐNGV cốt cán đang là phổ biến. Đây là một hiện tượng có tính tất yếu bởi vì trình độ, năng lực và phẩm chất của giáo viên sẽ không ngừng được nâng cao nhờ các hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)