Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
3.2.1. Xây dựng các tiêu chí về giáo viên cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn
3.2.1.1. Ý nghĩa
Việc xây dựng tiêu chí về giáo viên cốt cán có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo giáo viên cốt cán THPT ở các cơ sở đào tạo,
đồng thời xác định mục tiêu, nội dung, phương thức bồi dưỡng ĐNGV cốt cán tại các trường THPT. Giúp giáo viên cốt cán THPT tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là cơ sở để đánh giá giáo viên cốt cán THPT hằng năm, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng ĐNGV cốt cán THPT; đồng thời làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên cốt cán THPT được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.
3.2.1.2. Nội dung
- Xác định căn cứ để xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT. - Ðịnh hướng xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
a. Xác định căn cứ để xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT. a1. Căn cứ pháp lí
Các căn cứ để xác định tiêu chí đánh giá giáo viên cốt cán THPT (sau đây gọi tắt là tiêu chí) phải tuân thủ những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp qui hiện hành của Việt Nam, trực tiếp là các văn bản sau:
1) Luật Giáo dục 2005, đặc biệt các Điều 70 (có liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo), Điều 72 (nhiệm vụ của nhà giáo), Điều 75 (các hành vi nhà giáo không được làm);
2) Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội;
3) Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
4) Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”;
5) Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
6) Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (ngạch giáo viên trung học và ngạch giáo viên trung học cao cấp);
7) Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập;
8) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức Nhà giáo;
9) Thông tư số 30/2009 TT - BGDDT ngày 22/10/2009 ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT.
a2. Căn cứ vào đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên giáo viên cốt cán
Tiêu chí phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng về sự thay đổi vai trò của người giáo viên cốt cán trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng trong kỉ nguyên công nghệ thông tin và truyền thông, hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội học tập, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có giáo dục.
1. Giáo viên cốt cán trước hết phải là nhà giáo dục, giáo dục thế hệ trẻ bằng một công cụ đặc biệt là nhân cách của chính bản thân. Trong bối cảnh những thay đổi to lớn đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra sự chuyển dịch những giá trị cơ bản, do vậy giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở mỗi học sinh bản lĩnh của một công dân trưởng thành, làm chủ được kiến thức và sử dụng hiệu quả kiến thức vào cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng.
Trong bối cảnh đó phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, lối sống, tác phong mẫu mực phải là tiêu chuẩn đầu tiên của giáo viên cốt cán.
2. Làm việc trực tiếp với tập thể học sinh rất đa dạng và thay đổi hàng năm, đòi hỏi giáo viên cốt cán phải có năng lực tìm hiểu học sinh, môi trường dạy học, trình độ, đặc điểm về tâm sinh lí, hoàn cảnh sống... của từng học sinh ở mức cao để có cách giảng dạy, giáo dục phù hợp; đồng thời hướng dẫn đồng nghiệp có cách giảng dạy, giáo dục hiệu quả.
3. Giáo viên cốt cán THPT là những giáo viên môn học, do vậy phải giỏi về kiến thức môn học, có khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực môn học, là chuyên gia trong lĩnh vực dạy - học môn học để không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức, mà phải là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập, tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực chuyển từ kiểu dạy học tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy, sang kiểu dạy học tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học; chuyển từ cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ, sang cách dạy hoạt động, tìm tòi, khám
phá. Đồng thời giáo viên cốt cán phải hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện tốt các nội dung nêu trên.
4. Giáo viên cốt cán phải sử dụng tốt những kiến thức, kỹ năng cơ bản của khoa học đánh giá trong giáo dục để xây dựng được kế hoạch kiểm tra đánh giá cho môn học, sử dụng được các hình thức, phương pháp đánh giá khác nhau, thiết kế được các loại bài kiểm tra. Đặc biệt là giáo viên phải khai thác được thông tin phản hồi sau mỗi kì kiểm tra để giúp học sinh tiến bộ không ngừng. Kiểm tra đánh giá là quyền lợi của người học (chứ không phải tạo ra áp lực cho người học). Học sinh phải được kiểm tra đánh giá để tiến bộ không ngừng. Đồng thời giáo viên cốt cán phải hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện tốt các nội dung nêu trên.
5. Giáo viên cốt cán phải đi đầu trong việc không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nghề nghiệp, để có thể đáp ứng với những thay đổi to lớn và nhanh đang diễn ra trong xã hội nói chung, trong giáo dục nói riêng.
b. Ðịnh hướng xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế có thể định hướng về các yêu cầu người giáo viên cốt cán THPT thoả mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:
1/ Đạt hoặc vượt chuẩn trình độ đào tạo được quy định cho giáo viên THPT, có năng lực đáp ứng tối thiểu từ mức độ khá trở lên so với những quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
2/ Được xác nhận là chuyên gia môn học, chuyên gia sư phạm, chuyên gia về khoa học sáng tạo, chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh trong trương THPT.
Trong khuôn khổ một luận văn, kết hợp với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học hiện hành, chúng tôi thử cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn và tiêu chí của ĐNGV cốt cán THPT như sau:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân
Tiêu chí 2. Đạo đức nhà giáo
- Thể hiện ở mức cao đạo đức nhà giáo trong trường, trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.
Tiêu chí 3. Lối sống, tác phong
- Thể hiện lối sống lành mạnh, giản dị, tác phong mô phạm, mẫu mực.
Để thực hiện các tiêu chí này chỉ cần thu thập cho mỗi tiêu chí 1 minh chứng tương ứng hợp lệ.
Tiêu chuẩn 2. Hiểu biết vững vàng về nội dung, chương trình môn học
Tiêu chí 4. Trình bày, giải thích tốt những vấn đề căn bản của môn học.
Để thực hiện tiêu chí này giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Nắm vững chương trình môn học; chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học; sách giáo khoa, sách tham khảo các loại...
2. Viết được 1 bản báo cáo với 4 nội dung sau:
- Để học môn học, học sinh cần những kiến thức, kỹ năng, năng lực nền nào (những kiến thức của môn học đã học những năm trước)?
- Những nội dung cơ bản của môn học, trong đó chỉ ra được những nội dung cốt lõi.
- Sau khi học xong môn học học sinh sẽ có được những kiến thức, kỹ năng, năng lực nào?
- Những kiến thức, kỹ năng, năng lực đó học sinh sẽ dung làm gì khi học lên hoặc khi đi vào cuộc sống?
3. Bản báo cáo phải được trình bày trước tổ bộ môn và được tổ trưởng chuyên môn xác nhận.
4. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chí 5. Giáo án cũng như quá trình dạy học thể hiện kiến thức vững vàng về môn học.
Để thực hiện tiêu chí này, giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Soạn đầy đủ giáo án cho tất cả các bài dạy.
2. Giáo án được cập nhật đầy đủ, sâu sắc sau mỗi lần dạy (có minh chứng về những cập nhật).
3. Không mắc lỗi về kiến thức trong giáo án cũng như trong quá trình dạy học. 4. Thể hiện được trong giáo án cũng như trong quá trình dạy học khả năng giải thích được những nội dung khó của môn học bằng ngôn ngữ đơn giản, hoặc bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với những đối tượng học sinh có trình độ khác nhau.
5. Các giáo án phải được xác nhận của tổ trưởng chuyên môn (có ghi rõ ngày, tháng, năm).
6. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chí 6. Liên hệ được kiến thức môn học với các môn học khác và với đời sống
Để thực hiện tiêu chí này giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Viết ra được ít nhất 3 bài học, hoặc 5 nội dung của môn học có thể liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
2. Tìm được ít nhất 3 nội dung có liên hệ với các môn học khác.
3. Tìm được ít nhất 3 vấn đề, hoặc tình huống từ cuộc sống để sử dụng trong dạy học môn học, trong kiểm tra đánh giá.
4. Thể hiện được những nội dung trên trong giáo án, trong bài kiểm tra. 5. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chí 7. Thực hiện tốt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học
Để thực hiện tiêu chí này giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Giải thích được mối liên hê giữa mục tiêu môn học, bài học với chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.
2. Giải thích được mối liên hệ giữa các câu hỏi trong các bài kiểm tra với chuẩn kiến thức kỹ năng môn học.
3. Được tổ trưởng chuyên môn xác nhận.
4. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chuẩn 3. Hiểu biết về học sinh
Tiêu chí 8. Thực hiện được việc khảo sát trình độ học sinh trước khi bắt đầu môn học.
Để thực hiện tiêu chí này, giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Bằng các phương pháp khác nhau (phỏng vấn, phiếu hỏi, nghiên cứu hồ sơ, bài test, …) xác định được mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng nền tảng (kiến thức, kỹ năng cần để học tốt môn học) của từng học sinh.
2. Lập được danh sách học sinh với trình độ khác nhau trước khi bắt đầu môn học. 3. Lập và thực hiện được kế hoạch phụ đạo học sinh kém trước khi bắt đầu môn học (nếu cần), kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tiêu chí 9. Thực hiện được việc khảo sát hứng thú của học sinh với môn học, cách học môn học
Để thực hiện tiêu chí này, giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Bằng các phương pháp khác nhau (phiếu hỏi, phỏng vấn… ) xác định được hứng thú của học sinh đối với môn học, thói quen học môn học của từng học sinh.
2. Lập được danh sách học sinh có hứng thú khác nhau đối với môn học, nguyên nhân và hướng khắc phục.
3. Lập được danh sách các nhóm học sinh có thói quen học môn học giống nhau. 4. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chí 10. Thực hiện được việc khảo sát môi trường sống, hoàn cảnh của học sinh.
Để thực hiện tiêu chí này giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Bằng các phương pháp khác nhau (thăm gia đình, họp cha mẹ học sinh …) tìm hiểu được hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của học sinh.
2. Lập được danh sách trích ngang có ghi chú về những trường hợp đặc biệt, cách xử lí.
3. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chuẩn 4. Hiểu biết về bối cảnh dạy học
Tiêu chí 11. Thực hiện tốt việc khảo sát điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ việc dạy học môn học có trong trường.
Để thực hiện tiêu chí này giáo viên cốt cán cần hoàn thành hết các công việc sau: 1. Trước khi bắt đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu điều kiện vật chất, kỹ thuật có thể phục vụ dạy học môn học có trong trường.
2. Lập danh sách những gì có thể sử dụng được trong quá trình dạy học môn học: Phòng học, phòng bộ môn
Phòng thí nghiệm Đồ dùng dạy học Học liệu các loại Máy tính, internet
Máy chiếu… (Có ghi chú tình trạng hiện tại)
3. Lập danh mục những đồ dùng còn thiếu, hỏng, kèm theo đề xuất mua sắm, sửa chữa hoặc tự làm.
4. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chí 12. Thực hiện được việc khảo sát tình hình địa phương trường đóng tìm được các cơ hội liên hệ kiến thức môn học với đời sống.
Để thực hiện tiêu chí này giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Bằng các phương pháp khác nhau tìm hiểu đặc trưng về kinh tế, văn hóa, lịch sử… của địa phương trường đóng, xác định được những nội dung môn học có thể liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
2. Liệt kê được ít nhất 3 bài học, hoặc nội dung môn học có thể liên hệ với thực tiễn địa phương.
3. Thể hiện những nội dung trên trong các giáo án. 4. Hỗ trợ được đồng nghiệp thực hiện các công việc trên.
Tiêu chuẩn 5. Thiết kế kế hoạch dạy học môn học, kế hoạch bài dạy (giáo án) Tiêu chí 13. Sử dụng kiến thức môn học và các thông tin về học sinh xây dựng được kế hoạch dạy học môn học, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, phù hợp đối tượng học sinh với những đặc điểm về trình độ, hứng thú, phong cách học, môi trường và hoàn cảnh sống của học sinh.
Để thực hiện tiêu chí này, giáo viên cốt cán cần hoàn thành tốt các công việc sau: 1. Lập được kế hoạch dạy học môn học (có thể tham khảo mẫu kèm theo) trong đó ghi rõ:
- Mục tiêu của cả môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ (bám sát chuẩn). - Mục tiêu của từng chương/phần.
(Lưu ý: Mục tiêu môn học được viết dưới dạng hành vi mà học sinh phải và có thể thực hiện được (có thể quan sát được, đánh giá được) với bậc nhận thức tương ứng. Bậc 1 (Nhớ: phát biểu được, liệt kê được, nêu được...; Bậc 2 (Hiểu, Vận dụng: phân biệt được, giải thích được, chứng minh được…); Bậc 3 (Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá, Sáng tạo: so sánh được, phân tích được, đánh giá được, bình luận được…)
- Lịch trình dạy học trong học kì và cả năm học.
- Danh mục sách giáo khoa, tài liệu tham khảo bắt buộc (nếu cần).
- Các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học