Tiểu kết Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)

Hiện nay ở nước ta, vấn đề xây dựng và sử dụng ĐNGV cốt cán để phát triển nghề nghiệp giáo viên đã được quan tâm và được triển khai ở một số cấp học tương đối tốt. Tuy nhiên, do những lí do chủ quan và khách quan nên công tác xây dựng và sử dụng ĐNGV cốt cán THPT chưa cao và chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Trước yêu cầu phát triển nghề nghiệp cho ĐNGV cho các trường THPT hiện nay, ĐNGV cốt cán THPT còn nhiều bất cập: thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu là nguồn hỗ trợ có hiệu quả với đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp... Hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lí về ĐNGV cốt cán nói chung, giáo viên cốt cán THPT ở huyện Tràng Định nói riêng, gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả ĐNGV cốt cán của đơn vị mình.

Kết quả điều tra cho thấy, còn một bộ phận đáng kể giáo viên cốt cán THPT chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trong hướng dẫn đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp; kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp của đội ngũ này còn rất hạn chế, chưa thể phát huy được vai trò của người giáo viên cốt cán ở trường THPT.

Công tác quy hoạch ĐNGV cốt cán hầu như chưa được thực hiện. Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên chậm đổi mới và đang bộc lộ sự bất cập cả về nội dung và phương thức đánh giá. Chưa xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên cốt cán nên chưa có cơ sở để lựa chọn, đánh giá giáo viên và tổ chức cho người giáo viên cốt cán được bồi dưỡng phát triển.

Ngành giáo dục - đào tạo đã sử dụng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT trong đó có giáo viên cốt cán, nhưng hiệu quả của các hình thức đào tạo bồi dưỡng còn thấp, do hình thức tổ chức chưa phù hợp với điều kiện thực tế công tác và nhu cầu của giáo viên, phương pháp bồi dưỡng còn lạc hậu và phương tiện phục vụ công tác bồi dưỡng còn thiếu thốn; cách đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa có tác dụng bắt buộc và kích thích người giáo viên tham gia một cách nghiêm túc, phản

ánh đúng kết quả học tập của họ. Đặc biệt là hình thức hoạt động của tổ chuyên môn còn nghèo nàn, đơn điệu, nặng về thi đua và đánh giá, chưa có tác dụng bồi dưỡng giáo viên và chưa phát huy được vai trò của giáo viên cốt cán. Các hoạt động thực sự góp phần nâng cao tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cốt cán còn ít được tổ chức. Các hoạt động tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu tham khảo cho học sinh của giáo viên nói chung, giáo viên cốt cán nói riêng còn rất hạn chế. Theo ý kiến của CBQL, giáo viên được hỏi những yếu tố đã có tác động mạnh đến việc bồi dưỡng giáo viên cốt cán là chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thi đua khen thưởng. Tuy nhiên, tác dụng của các yếu tố trên trong thời gian qua vẫn chỉ ở mức trung bình, chưa phát huy tác dụng mạnh mẽ.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV cốt cán là thiếu quan tâm, đầu tư, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, đội ngũ CBQL thiếu và yếu, chưa được đào tạo; nhận thức về công tác phát triển ĐNGV cốt cán chưa tốt, thiếu chế độ chính sách với đội ngũ này.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN 3.1. Nguyên tắc chọn lựa giải pháp

3.1.1. Giải pháp quản lý phát triển ĐNGV cốt cán phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới

Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học, giáo dục. Phát triển ĐNGV là một điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng giáo dục và dạy học của nhà trường. Các biện pháp phát triển ĐNGV cốt cán phải góp phần vào việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của nhà trường THPT trong giai đoạn mới. Điều đó đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá công tác phát triển ĐNGV cốt cán phải quán triệt sâu sắc mục tiêu, nội dung dạy học và giáo dục ở nhà trường THPT.

3.1.2. Giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán phải góp phần xây dựng ĐNGV đảm bảo về số lượng và nâng cao về chất lượng

Phát triển ĐNGV cốt cán không chỉ là vấn đề quan tâm đảm bảo về số lượng mà quan trọng hơn là đảm bảo nâng cao chất lượng của đội ngũ này, đồng thời sử dụng có hiệu quả ĐNGV cốt cán. Vì vậy, các giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán phải bao gồm cả giải pháp phát triển về số lượng, giải pháp phát triển về chất lượng, giải pháp về sử dụng có hiệu quả ĐNGV cốt cán. Để đạt được những mục tiêu trên, cần quán triệt quan điểm chuẩn hóa ĐNGV cốt cán THPT, bao gồm việc xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quản lý phát triển số lượng và chất lượng ĐNGV này theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã xác định.

3.1.3. Giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán phải phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự giác, lôi cuốn họ tham gia công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

Giáo viên là đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó, sự nỗ lực chủ quan của giáo viên có vai trò quan trọng. Các giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán phải tạo ra môi trường phát triển chuyên môn liên tục trên cơ sở hỗ trợ đồng nghiệp; thúc đẩy được sự tự bồi dưỡng của giáo viên, khuyến khích họ tham gia các hình

thức bồi dưỡng của ngành và nhà trường tổ chức, tạo môi trường thích hợp cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên. Muốn vậy, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức bồi dưỡng phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, trình độ hiện có của giáo viên và thực hiện theo quan điểm đổi mới giáo dục của ngành. Xây dựng được các chính sách phù hợp về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, khen thưởng đối với giáo viên cốt cán.

3.1.4. Giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán phải tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý

Phát triển ĐNGV cốt cán là một quá trình với nhiều khâu nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau: quy hoạch - đào tạo, bồi dưỡng - sử dụng – đánh giá. Công tác phát triển ĐNGV cốt cán gồm nhiều khâu, nhiều chức năng có quan hệ hữu cơ với công tác quản lý các hoạt động khác trong nhà trường THPT. Vì vậy, các biện pháp phải bao gồm các tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, vào các thành tố của quá trình phát triển ĐNGV cốt cán, vào các chủ thể tham gia quá trình này. Các giải pháp phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau để tạo tác động tổng hợp, đồng bộ đến quá trình quản lý.

3.1.5. Giải pháp phát triển ĐNGV cốt cán phải thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhà trường

Để đáp ứng yêu cầu này khi xây dựng mỗi giải pháp cần chỉ ra các việc cần làm, nội dung và cách tiến hành các công việc một cách cụ thể sao cho giáo viên có thể hiểu và thực hiện được. Các giải pháp được thiết kế sao cho phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của nhà trường và địa phương. Các giải pháp phải dựa trên cơ sở thực tế: điều kiện, hoàn cảnh công tác của giáo viên, điều kiện và nhu cầu của từng trường.

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Xây dựng các tiêu chí về giáo viên cốt cán trường THPT huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

3.2.1.1. Ý nghĩa

Việc xây dựng tiêu chí về giáo viên cốt cán có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo giáo viên cốt cán THPT ở các cơ sở đào tạo,

đồng thời xác định mục tiêu, nội dung, phương thức bồi dưỡng ĐNGV cốt cán tại các trường THPT. Giúp giáo viên cốt cán THPT tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là cơ sở để đánh giá giáo viên cốt cán THPT hằng năm, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng ĐNGV cốt cán THPT; đồng thời làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên cốt cán THPT được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.

3.2.1.2. Nội dung

- Xác định căn cứ để xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT. - Ðịnh hướng xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

a. Xác định căn cứ để xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT. a1. Căn cứ pháp lí

Các căn cứ để xác định tiêu chí đánh giá giáo viên cốt cán THPT (sau đây gọi tắt là tiêu chí) phải tuân thủ những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp qui hiện hành của Việt Nam, trực tiếp là các văn bản sau:

1) Luật Giáo dục 2005, đặc biệt các Điều 70 (có liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo), Điều 72 (nhiệm vụ của nhà giáo), Điều 75 (các hành vi nhà giáo không được làm);

2) Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội;

3) Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

4) Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”;

5) Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

6) Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (ngạch giáo viên trung học và ngạch giáo viên trung học cao cấp);

7) Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập;

8) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức Nhà giáo;

9) Thông tư số 30/2009 TT - BGDDT ngày 22/10/2009 ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT.

a2. Căn cứ vào đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên giáo viên cốt cán

Tiêu chí phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng về sự thay đổi vai trò của người giáo viên cốt cán trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng trong kỉ nguyên công nghệ thông tin và truyền thông, hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội học tập, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có giáo dục.

1. Giáo viên cốt cán trước hết phải là nhà giáo dục, giáo dục thế hệ trẻ bằng một công cụ đặc biệt là nhân cách của chính bản thân. Trong bối cảnh những thay đổi to lớn đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra sự chuyển dịch những giá trị cơ bản, do vậy giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở mỗi học sinh bản lĩnh của một công dân trưởng thành, làm chủ được kiến thức và sử dụng hiệu quả kiến thức vào cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng.

Trong bối cảnh đó phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, lối sống, tác phong mẫu mực phải là tiêu chuẩn đầu tiên của giáo viên cốt cán.

2. Làm việc trực tiếp với tập thể học sinh rất đa dạng và thay đổi hàng năm, đòi hỏi giáo viên cốt cán phải có năng lực tìm hiểu học sinh, môi trường dạy học, trình độ, đặc điểm về tâm sinh lí, hoàn cảnh sống... của từng học sinh ở mức cao để có cách giảng dạy, giáo dục phù hợp; đồng thời hướng dẫn đồng nghiệp có cách giảng dạy, giáo dục hiệu quả.

3. Giáo viên cốt cán THPT là những giáo viên môn học, do vậy phải giỏi về kiến thức môn học, có khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực môn học, là chuyên gia trong lĩnh vực dạy - học môn học để không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức, mà phải là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập, tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực chuyển từ kiểu dạy học tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy, sang kiểu dạy học tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học; chuyển từ cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ, sang cách dạy hoạt động, tìm tòi, khám

phá. Đồng thời giáo viên cốt cán phải hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện tốt các nội dung nêu trên.

4. Giáo viên cốt cán phải sử dụng tốt những kiến thức, kỹ năng cơ bản của khoa học đánh giá trong giáo dục để xây dựng được kế hoạch kiểm tra đánh giá cho môn học, sử dụng được các hình thức, phương pháp đánh giá khác nhau, thiết kế được các loại bài kiểm tra. Đặc biệt là giáo viên phải khai thác được thông tin phản hồi sau mỗi kì kiểm tra để giúp học sinh tiến bộ không ngừng. Kiểm tra đánh giá là quyền lợi của người học (chứ không phải tạo ra áp lực cho người học). Học sinh phải được kiểm tra đánh giá để tiến bộ không ngừng. Đồng thời giáo viên cốt cán phải hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện tốt các nội dung nêu trên.

5. Giáo viên cốt cán phải đi đầu trong việc không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nghề nghiệp, để có thể đáp ứng với những thay đổi to lớn và nhanh đang diễn ra trong xã hội nói chung, trong giáo dục nói riêng.

b. Ðịnh hướng xây dựng các tiêu chí giáo viên cốt cán trường THPT.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế có thể định hướng về các yêu cầu người giáo viên cốt cán THPT thoả mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:

1/ Đạt hoặc vượt chuẩn trình độ đào tạo được quy định cho giáo viên THPT, có năng lực đáp ứng tối thiểu từ mức độ khá trở lên so với những quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

2/ Được xác nhận là chuyên gia môn học, chuyên gia sư phạm, chuyên gia về khoa học sáng tạo, chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh trong trương THPT.

Trong khuôn khổ một luận văn, kết hợp với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học hiện hành, chúng tôi thử cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn và tiêu chí của ĐNGV cốt cán THPT như sau:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân

Tiêu chí 2. Đạo đức nhà giáo

- Thể hiện ở mức cao đạo đức nhà giáo trong trường, trong gia đình, cũng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường trung học phổ thông huyện tràng định, tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)