THPT trong giai đoạn hiện nay
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, do đặc thù của ĐNGV cốt cán, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGV cốt cán trường THPT, trong đó nổi lên một số nhân tố sau:
1.3.1. Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã làm cho sức lao động trở thành hàng hóa, làm thay đổi phương pháp quản lý mọi hoạt động dịch vụ, trong đó có dịch vụ giáo dục. Mô hình độc tôn của trường công lập đã được thay đổi bằng việc nhiều trường THPT ngoài công lập, trường THPT quốc tế ra đời. Hoạt động của người giáo viên, không chỉ bó khuôn trong một nhà trường, một địa phương, mà trên cả nước, thậm chí cả thế giới.
Những thay đổi đó làm cho người giáo viên bị tác động bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi người giáo viên phải vừa có khả năng thích ứng nhanh, vừa có khả năng linh hoạt cập nhật tri thức nhanh. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng sẽ tác động đến ý thức nghề nghiệp của giáo viên cốt cán, tạo nên sự yên tâm hay không yên tâm với công việc của mình khi chế độ lương bổng chưa đáp ứng với yêu cầu của đời sống, sinh hoạt.
1.3.2. Chủ trương mở cửa của nhà nước, chủ trương CNH - HĐH đất nước đòi hỏi
phải chuẩn bị một ĐNGV cốt cán với những phẩm chất, năng lực mới có đủ trình độ, phong cách để giao lưu, hợp tác với các đối tác nước ngoài, phát triển nền giáo dục hiện đại và hội nhập.
1.3.3. Xu thế phát triển cách mạng công nghệ làm thay đổi tính chất và nội dung, tính
chất, phương thức lao động nghề nghiệp của người giáo viên; tạo nên nhu cầu mới và cải tiến cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người giáo viên. Bên cạnh đó, quá trình số hóa sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức khai thác, lưu giữ, truyền đạt thông tin của người giáo viên; tác động mạnh đến quan điểm đánh giá giáo viên.
Những nhân tố trên tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lao động nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV cốt cán nói riêng.
1.3.4. Sự cải tổ bộ máy quản lý, tinh giảm biên chế, sắp xếp lại mạng lưới, quy mô, loại
hình trường lớp... đã dẫn đến nhu cầu phải bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ, giáo viên cốt cán để họ có thể nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi nghề, tiếp tục phát huy khả năng của mình trong lao động nghề nghiệp.