Giải quyết nợ của doanh nghiệp trước cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 71)

Việc giải quyết nợ của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa là một vấn đề rất đáng lưu ý vì nó liên quan tới giá trị doanh nghiệp, liên quan đến trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Do đó, nên cơ cấu lại nợ trong nội bộ doanh nghiệp để việc giải quyết nó được diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Nếu khoản nợ là do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp thì phải kiên quyết xử lý bồi thường vật chất, nếu không quy được trách nhiệm cá nhân thì doanh nghiệp tự quyết định xử lý các khoản nợ phải thu vào hoạt động kinh doanh. Đối với các khoản nợ do nguyên nhân khách quan, kể cả nguyên nhân do cơ chế, chính sách nếu là nợ ngân sách nhà nước thì coi như vay vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện sở hữu theo chế độ hiện hành. Nếu như là nợ nước ngoài mà doanh nghiệp vay vốn có bảo lãnh, thì tổ chức bảo lãnh chủ động đàm phán với chủ nợ nước ngoài để xin giảm nợ và có kế hoạch cùng với doanh nghiệp tìm nguồn vốn trả nợ nước ngoài. Nếu là khoản nợ với các đối tác là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì có kế hoạch chuyển giá trị thành cổ phần để chủ nợ tham gia cổ phần và thành cổ đông doanh nghiệp. Hơn thế nữa, cũng cần có các biện pháp khác như thị trường hóa các khoản nợ. Ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung các khoản nợ chính thức chưa được mua bán nhiều do chưa có được cơ sở pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh. Chính vì vậy cần phải hoàn thiện pháp lý, đồng thời các doanh nghiệp có thể bán nợ cho các công ty mua bán nợ để giải quyết nợ tồn đọng trước khi cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 71)