Tiếp tục hoàn thiện chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 65 - 69)

Một là, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ

phần về những điều kiện hoạt động kinh doanh, xoá bỏ những đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước như: vay ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp, sử dụng đất không mất tiền thuê, được ưu tiên trong những đơn hàng hay gói thầu nhà nước....

Hai là, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính như miễn thuế lợi

tức, thuế thu nhập trong thời gian đầu của các doanh nghiệp cổ phần để kích thích các thành phần kinh tế khác tham gia mua cổ phiếu. Trường hợp những doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức (Thuế thu nhập doanh nghiệp) trong hai năm liên tiếp từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật công ty. Các chương trình văn hoá, câu lạc bộ, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần, những tài sản này thuộc sở hữu tập thể người lao động, do

59

công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức Công đoàn.

Ba là, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi về cổ phần hoá. Kinh nghiệm cho thấy muốn kinh tế phát triển năng động có hiệu quả trước hết phải có chiến lược con người, xây dựng một đội ngũ các nhà kinh doanh nhất là đối với công ty cổ phần mới hình thành, giám đốc điều hành giỏi là hết sức cần thiết. Để thực hiện điều này cần phải:

- Đồng thời với việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần có chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý công ty cổ phần cho tất cả các cán bộ quản lý doanh nghiệp nằm trong diện cổ phần hoá.

- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý các công ty cổ phần hoá cho tất cả các cán bộ quản lý các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Về kinh phí cho các lớp bồi dưỡng này cần có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Bốn là, có chế tài bắt buộc các ngân hàng thương mại phải xử lý nợ cho các

doanh nghiệp cổ phần hóa. Bộ tài chính nghiên cứu chương trình mua bán nợ để giải quyết các khoản nợ, nhất là nợ khó đòi của các doanh nghiệp nhà nước trong diện cổ phần hóa nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này cổ phần hóa và đi vào hoạt động thuận lợi. Vướng mắc hành chính cần thực hiện trên cơ sở xem xét thể chế, nguồn nhân lực và hệ thống hành chính. Cần quy định đơn giản hơn về trình tự, thủ tục thực hiện một số khâu trong quy trình cổ phần hóa để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Đặc biệt các cơ quan có thẩm quyền phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất hướng dẫn và xử lý những vướng mắc của doanh nghiệp cổ phần hóa đảm bảo khách quan, minh bạch, đúng pháp luật; tránh tình trạng lạm dụng quyền lực để nhũng nhiễu doanh nghiệp, cản trở tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo các doanh nghiệp cổ phần phải hiểu rõ mục tiêu cổ phần hóa là chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, huy động vốn từ mọi nguồn, đổi mới công nghệ và phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và các cổ đông khác.

60

Năm là, tạo môi trường pháp lý ổn định, chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ và đồng

bộ:

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển từ sở hữu hoàn toàn là của Nhà nước sang sở hữu đa thành phần. Do đó, rất cần một khung pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh quá trình này.

- Khung pháp lý về cổ phần hóa thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp khó nắm bắt. Chính vì vậy, nên tránh việc ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn cổ phần hóa, điều này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp.

Chẳng hạn như hầu hết các nghị định của Chính phủ về cổ phần hóa khi ban hành đều có sửa đổi so với tình hình thực tế nhưng sau một thời gian ngắn lại không phù hợp nên phải bổ sung hoặc sửa đổi. Vì vậy các nhà hoạch định chính sách nên nghiên cứu kỹ để ban hành các văn bản sao cho các văn bản thực sự tạo ra môi trường pháp lý ổn định để tạo thuận lợi trong công tác cổ phần hóa.

- Một số quy định về cổ phần hóa chưa thật sát với thực tế hoặc chậm được cụ thể hoá hướng dẫn thi hành, ví dụ như: về các nội dung tính đủ giá trị đất nhất là việc tính giá đất thuê vào giá trị doanh nghiệp, xác định lợi thế về địa lý, giá trị thương hiệu, lựa chọn cổ đông chiến lược, minh bạch các thông tin về cổ phần hóa... đã kéo dài thời gian cổ phần hóa hoặc bị lợi dụng trong tổ chức thực hiện. Vì vậy, các quy định cổ phần hóa cần được ban hành rõ ràng, sát với thực tế, cụ thể hóa việc hướng dẫn thi hành.

- Hiện tại địa vị pháp lý của các công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối có nhiều bất cập. Khi cần kiểm soát thì các cơ quan quản lý coi họ là doanh nghiệp nhà nước, khi xét hưởng ưu đãi của Nhà nước (nếu có) thì họ lại bị coi là công ty cổ phần. Vì vậy nên thay đổi nhận thức không còn tồn tại doanh nghiệp nhà nước nữa mà chỉ còn doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp chung và chỉ bị chi phối bởi luật này thôi.

Các cơ quan quản lý Nhà nước nên hạn chế đến mức thấp nhất việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào quá trình quản trị điều hành của doanh nghiệp. Thay vào đó, nên ban hành các quy định về người đại diện sở hữu vốn Nhà nước và

61

thực hiện quyền của Nhà nước với doanh nghiệp thông qua những người này với tư cách một cổ đông bình đẳng như các cổ đông khác.

Sáu là, cải tiến hệ thống kế toán thống kê theo chuẩn mực thế giới. Việc làm

này có nhiều cái lợi như: tạo mặt bằng chung cho các công ty cổ phần có vốn trong nưóc và nước ngoài có chuẩn so sánh thống nhất, tạo bình đẳng cho người đầu tư trong nước và nước ngoài, dễ xác định giá trị doanh nghiệp. Có hiện tượng thực tế là một công ty cổ phần nếu áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam thì lợi nhuận chênh lệch so với hệ thống kế toán quốc tế rất nhiều.

Bảy là, Hoàn thiện chính sách ưu đãi, đảm bảo quyền lợi của người lao động:

Nghị định 44/CP ra đời đã tăng cường ưu đãi, tạo điều kiện cho người lao động được sở hữu cổ phần và thực hiện quyền làm chủ của mình đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện các quy định này trong thực tế lại nãy sinh thêm những vần đề mới cần phải bổ sung và điều chỉnh. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người lao động.

Tăng cường mức độ ưu đãi cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước theo thâm niên công tác và mức độ đóng góp của họ với doanh nghiệp. Mức độ ưu đãi này thể hiện ở chỗ Nhà nước sẽ cho người lao động làm ở doanh nghiệp một số cổ phần. Mặt khác, việc điều chỉnh này còn bảo đảm cho người lao động có khả năng trở thành người chủ thực sự của công ty cổ phần. Tiến hành điều chỉnh sự ưu đãi đối với người lao động tương ứng với ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, thay vì quy định sự ưu đãi cho người lao động của tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Sự điều chỉnh này nhằm hướng tới sự bình đẳng, tránh sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quyền lợi của người lao động. Chế độ ưu đãi đối với người lao động nghèo được mua chịu cổ phần và trả chậm cho nhà Nước trong thời hạn 10 năm cũng cần được điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. Việc xác định một chuẩn mực chung về lao động nghèo cho tất cả các vùng rõ ràng là không hợp lý do mức giá sinh hoạt và mức sống của các vùng là rất khác nhau. Vì vậy, Chính phủ cần phải xem xét lại chuẩn mực nghèo theo vùng trên cơ sỡ những tài liệu điều tra về mức sống đã thực hiện trong những

62

năm trước đây.

Giải quyết hợp lý lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phương án giải quyết số lao động dôi dư được xét trên hai mặt: Bảo đảm việc làm và cuộc sống của người lao động, bảo đảm điều kiện để công ty cổ phần đạt được yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng lao động. Trên cở sở nhận thức rõ ràng quan điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của cả người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 65 - 69)