Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 51 - 53)

Thứ nhất, cơ sở pháp lý để thực hiện Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: một hành lang pháp lý thông thoáng, có hệ thống và đủ mạnh là điều kiện tiên quyết để tiến trình cổ phần hóa được tiến hành nhanh chóng và đúng mục tiêu đề ra. Không có một cơ sơ pháp lý đầy đủ, sát với tình hình thực tế thì việc tiến hành cổ phần hóa sẽ rất khó khăn, mọi công việc sẽ chồng chéo và tất yếu sẽ dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện về cả quy trình lẫn kết quả.

Thứ hai, cơ chế định giá doanh nghiệp: việc xác định giá trị doanh nghiệp có

ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa cũng như chất lượng của cổ phần hóa. Một cơ chế định giá doanh nghiệp chính xác sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa diễn ra nhanh gọn và hiệu quả. Nếu giá trị doanh nghiệp được định giá thấp so với thực tế sẽ làm thất thoát tài sản của nhà nước, nếu xác định cao sẽ làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Cơ chế định giá doanh nghiệp ở nước ta mặc dù đã có nhiều sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất; phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu là phương pháp tài sản.

Thứ ba, vai trò của các nhà đầu tư chiến lược: Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lại càng khó. Một mặt do thiếu chính sách khuyến khích từ phía cơ quan quản lý, một mặt các doanh nghiệp cổ phần hóa không đủ điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Thứ tư, các chính sách của Đảng và nhà nước hỗ trợ cho việc giải quyết các

45

đào tạo lại lao động, chi phí cổ phần hóa, chính sách sau cổ phần hóa... Sự quan tâm đúng mức và phù hợp của các chính sách này sẽ tạo động lực cho quá trình cổ phần hóa diễn ra trôi chảy và nhanh chóng.

Thứ năm, sự phát triển của thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán: Đây là thị trường đầu ra của quá trình cổ phần hóa, do đó một thị trường chứng khoán phát triển ổn định và lành mạnh là điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thu hút vốn từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Ngược lại nếu thị trường chứng khoán giảm sút, không ổn định sẽ gây tâm lý e ngại từ cả phía nhà phát hành và nhà đầu tư, tiến trình cổ phần hóa cũng bị chậm lại. Thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã chứng minh tác động này đến tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Thứ sáu, sự phát triển và trình độ của các công ty kiểm toán, công ty tư vấn cổ

phần hóa: Những tổ chức kiểm toán và tư vấn có trình độ cao và có kinh nghiệm sẽ

thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cũng như các khâu trong quy trình cổ phần hóa một cách chính xác, nhanh chóng và chuyên nghiệp tạo niềm tin cho cả nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Điều này tất nhiên sẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa.

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) nhiều nhất cả nước. Các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp trọng yếu tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp phát triển thông qua những công ty con có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất các ngành công nghiệp trọng yếu được đào tạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ. Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã được mở rộng và phát triển do Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là những cơ hội lớn để thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đẩy mạnh cổ phần hóa trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

46

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)