Trung Quốc bắt đầu thí điểm cổ phần hoá những năm 1980, họ đã gặt hái được một số kinh nghiệm đáng chú ý. Trung Quốc tận dụng triệt để được thời cơ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại bằng cách cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là thực hiện việc đa nguyên hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước khống chế cổ phần. Các công ty cổ phần của Trung Quốc ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng.
Trung Quốc đã thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách sâu rộng bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của doanh nghiệp.
Thay đổi chế độ sở hữu tài sản mà trước đây, Nhà nước luôn giữ vai trò độc quyền, để hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền sở hữu tài sản trong nội bộ doanh nghiệp, tối ưu hóa kết cấu quản trị doanh nghiệp. Đây là lợi ích căn bản và lâu dài nhất của việc cải cách, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc.
Sự thành công của cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc hiệu quả hơn so với Việt Nam là vì Trung Quốc đã đi khá xa chúng ta trên nhiều phương diện quan trọng như tỷ phần kinh tế của khu vực công trên nền kinh tế quốc gia, số doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn được cổ phần hóa tại Trung Quốc cũng diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ năm 1998 và điều này mới chỉ xảy ra rất gần đây tại Việt Nam. Ngoài ra, định chế tài chính quan trọng hỗ trợ cho sự thành công của chương trình cổ phần hóa ở Trung Quốc là thị trường chứng khoán ở Trung Quốc cũng phát triển sớm và ổn định hơn ở Việt Nam, hiện chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc gia, trong khi đó thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, chưa ổn định.
25