Tình hình cổ phần hóa trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướ cở

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 44 - 49)

ở thành phố Hồ Chí Minh

Cùng cả nước, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cổ phần hóa từ năm 1992. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước, thực hiện có kết quả việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, kinh doanh qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (1990-1996): thực hiện theo quyết định 202/CT ngày 8/6/1992, có 2 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa là xí nghiệp Cơ điện lạnh (10/1993) và Công ty ong mật (6/1996).

38

thực hiện theo nghị định 28/CP ngày 7/5/1996, có 7 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa là Khách sạn Sài Gòn (2/1997), Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Hóa Mỹ phẩm (6/1997), Xí nghiệp Sơn Bạch Tuyết (11/1997), Công ty Bông Bạch Tuyết (12/1997), Xí nghiệp chế biến Đông Nam Dược Q5 (6/1998), Xí nghiệp Sản xuất Dược COVIPHAR Q4 (7/1998), Công ty Văn hóa và Dịch vụ Tân Bình (7/1998).

Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (1998-2001): thực

hiện theo nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998

Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thực sự có bước chuyển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành nghị định 44/1998/NĐ- CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn bẩy đưa lộ trình cổ phần hoá đi nhanh hơn.

Năm 1998 thành phố Hồ Chí Minh cổ phần hóa được 9 doanh nghiệp nhà nước.

Năm 1999, có 42 doanh nghiệp chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

Năm 2000, có 23 doanh nghiệp nhà nước chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

Năm 2001, có 32 doanh nghiệp được chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.

Giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quyết liệt (2002-2010):

Đến năm 2002, thành phố Hồ Chí Minh đã có 104 doanh nghiệp và bộ phận

doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, chiếm 12,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá của cả nước. Qua khảo sát hoạt động của 22 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, doanh thu bình quân hàng năm của các doanh nghiệp tăng trên 41%, lợi nhuận tăng 39,5%, nộp ngân sách tăng 30,9%, cổ tức hàng năm tăng từ 6% đến 24%, thu nhập của người lao động tăng 10,5%, so với trước khi cổ phần hoá. Lúc ấy, công ty cổ phần cơ điện lạnh tại thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng điển hình của các doanh nghiệp cổ phần hoá làm ăn có hiệu quả. Với số vốn ban đầu 15 tỉ đồng, sau

39

5 năm cổ phần hoá, vốn của doanh nghiệp đã tăng lên 167 tỉ đồng, doanh thu tăng từ 78,44 tỉ đồng lên 353 tỉ đồng và lợi nhuận tăng gấp 4 lần, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tăng từ 1,4 triệu đồng lên 2 triệu đồng. Cuối năm 2003, với Báo cáo của 248 doanh nghiệp nhà nước cho thấy phần lớn số doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, vốn ít, công nghệ chậm đổi mới, ít doanh nghiệp có thương hiệu trên thương trường. Tổng vốn nhà nước 15.212 tỷ đồng, vốn bình quân mỗi doanh nghiệp là 76,5 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu chỉ 5%, trên vốn chỉ 9,9% (trong khi đó cổ tức ở các công ty cổ phần hóa được chia 14 - 15%). Nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ kéo dài, đặc biệt là đã mất vốn 778 tỷ đồng (4,8% vốn nhà nước), nợ lên tới 15.766 tỷ đồng (tỷ lệ 1,04 lần so với vốn), cho nên thực chất tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh chỉ còn 4,5%. Trước tình trạng ấy, thành phố đã xác định phải đẩy mạnh việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa, coi đây là khâu quan trọng để tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tăng sức cạnh tranh hội nhập của doanh nghiệp nhà nước.

Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX, công tác cổ phần hóa được đẩy nhanh, gắn với sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Do đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước sắp xếp, cổ phần hóa ngày càng tăng. Năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh cổ phần hóa được 36 doanh nghiệp.

Đến năm 2004, sau 12 năm thực hiện cổ phần hóa, thành phố Hồ Chí Minh có

146 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ là 2.125 tỷ đồng, hoàn vốn ngân sách được 1.000 tỷ đồng. Trong các doanh nghiệp này, nhà nước nắm 27% vốn điều lệ số còn lại do cán bộ, công nhân viên, cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm. Cổ đông là người lao động trong doanh nghiệp chiếm 55%.

Qua khảo sát 54 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa với tổng vốn điều lệ 901 tỷ, bình quân 17,6 tỷ/ doanh nghiệp. Sau một năm hoạt động doanh thu tăng 33%, lợi nhuận tăng 70%, nộp ngân sách tăng 45%, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ 1,533 triệu tăng lên 1,9 triệu đồng/tháng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt trên 20%, trong đó cổ tức đạt 14% so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp nhà nước đạt 9,9%. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã không ngừng phát triển tăng

40

quy mô hoạt động, nâng cao được thương hiệu như REE, KymDan, Savimex, Vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ)... Có 23 doanh nghiệp đã cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả cao, giá cổ phiếu trên thị trường khá cao, có 15 cổ phiếu có giá trên 30.000 đồng (so với mệnh giá là 10.000 đồng). Một số Công ty đã phát triển nhanh chóng, đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước như TRANSIMEX, SAM và cơ điện lạnh REE (vốn từ 15 tỷ đồng đến nay là 225 tỷ đồng). Thực tế chứng minh cổ phần hóa đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt và trở thành xu hướng chủ yếu trong quá trình chuyển đổi sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước.

Đến năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh đã cổ phần hóa 180 doanh nghiệp nhà

nước, trong đó 9 doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, 41 doanh nghiệp giữ cổ phần chi phối hơn 51% vốn doanh nghiệp, 139 doanh nghiệp còn lại có vốn điều lệ hơn 5 tỷ đồng. Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) sau 13 năm cổ phần hóa đến 2005, xét cả năm tiêu chí về huy động vốn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, lao động, tài chính, cổ tức đều tăng mạnh so với trước, vốn tăng 18 lần, lợi nhuận và doanh thu tăng 10 lần, số công nhân tăng năm lần. cổ tức bình quân đạt 14%/năm (5 năm đầu 24%). Lợi nhuận trước thuế năm 2004 đạt 68 tỷ đồng. REE trở thành tập đoàn kinh doanh tổng hợp ở cả điện lạnh, cao ốc văn phòng, xây dựng, đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản.

Năm 2005, thành phố phấn đấu tăng tốc cổ phần hóa với chỉ tiêu có số lượng gấp đôi năm 2004, đồng thời tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm công tác cổ phần hóa, đặc biệt là vấn đề sau cổ phần hóa, nhằm đẩy mạnh quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, từ năm 2008, tiến độ cổ phần hóa bị chậm lại mà nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn và bất cập trong việc định giá đất để đưa vào giá trị cổ phần hóa. Phần lớn doanh nghiệp được cổ phần hóa có quy mô vừa và nhỏ, mặc dù có đủ điều kiện đăng ký thành công ty nhưng do chưa tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên tính công khai minh bạch về tài chính doanh nghiệp chưa cao.

41

nghiệp, bao gồm 195 doanh nghiệp đã cổ phần hóa với tổng vốn chủ sở hữu nhà nước hơn 30.240 tỉ đồng, tổng doanh thu hơn 156.000 tỉ đồng.

* Cổ phần hóa trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh

Theo phương án sắp xếp, đổi mới 91 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước giai đoạn 2011-2015 được chính phủ phê duyệt, thành phố Hồ Chí Minh đề xuất giữ nguyên loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đối với 23 doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo phát triển kinh tế gắn vói an sinh xã hội của thành phố; đồng thời đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa 68 doanh nghiệp còn lại.

Tuy nhiên, khi triển khai từ đầu năm 2011 đến 8/2013 (2 năm 8 tháng), thành phố Hồ Chí Minh đã không cổ phần hóa được một doanh nghiệp nhà nước nào (Nguồn: Văn phòng chính phủ).

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Ngày 13/3/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ ký cam kết cổ phần hóa 29 doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thực hiện đúng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2013-2015. Nội dung chính mà lãnh đạo 29 doanh nghiệp nhà nước cam kết là Chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc 29 doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị hạ bậc lương, khiển trách hoặc chuyển công tác, bị cách chức nếu không thực hiện kế hoạch cổ phần hóa công ty đúng hạn từ nay đến cuối năm 2015. Theo kế hoạch được ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đặt ra, trong hai năm 2014-2015 sẽ hoàn thành cổ phần hóa 31 doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đến nay đã có 2 doanh nghiệp xin chuyển sang cổ phần hóa sau năm 2015, còn lại 29 doanh nghiệp cam kết sẽ hoàn thành trước tháng 12/2015. Như vậy, 29 doanh nghiệp nhà nước ký cam kết hoàn thành đúng hạn cổ phần hóa gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Dệt may Gia Định; Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ lớn; Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng; Công ty TNHH MTV cầu phà; Công ty TNHH MTV

42

Công trình giao thông Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Bến Thành; Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Bến Thành; Công ty TNHH MTV cấp nước Trung An; Công ty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa; Công ty TNHH MTV Tư vấn Giao thông công chính; Công ty TNHH MTV Công trình giao thông công chính; Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủ Thiêm; Công ty TNHH MTV Đầu tư địa ốc Gia Định; Công ty TNHH MTV Phát triển kinh doanh nhà; Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5; Công ty TNHH MTV Địa ốc Bình Thạnh; Công ty TNHH MTV Satra Tây Nam; Công ty TNHH MTV Cảng sông thành phố; Công ty TNHH MTV Đóng tàu An Phú; Công ty TNHH MTV Dược phẩm sinh học y tế; Công ty TNHH MTV Dệt Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Phát triển khu công nghiệp Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Minh; Công ty TNHH MTV Vật phẩm văn hóa; Công ty TNHH MTV Giám định Rồng Vàng; Công ty TNHH MTV Phát triển khu công nghệ cao; Công ty TNHH MTV Xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Như nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX (2011) xác định sự đột phá từ tái cơ cấu kinh tế (cổ phần hóa là trọng tâm của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - 1 trong 3 nội dung của tái cơ cấu kinh tế) là 1 trong 6 chương trình đột phá của thành phố Hồ Chí Minh nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố để tiềm năng, lợi thế của thành phố được huy động và khai thác đầy đủ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)