Giới thiệu về kiên giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa thơm tại huyện tân hiệp, kiên giang (Trang 27)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.1Giới thiệu về kiên giang

3.1.1 Lịch sử hình thành

Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm tận cùng phía Tây-Nam của Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Kiên Giang có quá trình hình từ khá lâu, qua tài liệu lƣu trữ lịch sử, xin giới thiệu quá trình hình thành, tách và sáp nhập tỉnh Kiên Giang.

Từ những năm 1757, Kiên Giang là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do mạc Thiên Tích lập. Đến năm 1808 (Gia Long năm thứ 7), đạo Kiên Giang đƣợc đổi thành huyện Kiên Giang. Triều Minh Mạng, Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 15/6/1867, đổi thành hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16/8/1967 đổi tên thành hạt Kiên Giang, thuộc tỉnh Rạch Giá.

Năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận (gồm Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc) đƣợc sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến tháng 5/1965, tỉnh Hà Tiên đƣợc tái lập lại.

Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận (Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc) có 7 tổng va 58 xã.

Theo Nghị định số 368-BNV/HC/NĐ ngày 27/12/1957 bổ túc Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Điều 1 của Nghị định này nêu rõ, quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy.Ngày 13/6/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314- BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Tại điều 1 của Nghị định này quy định tách quận Kiên Bình thành 2 quận: Kiên Bình và Kiên Hƣng.Nhƣ vậy vào thời điểm năm 1958, tỉnh Kiên Giang có 7 quận và 7 tổng, theo niên giám Hành chính 1971 của Việt nam Cộng hòa thì tỉnh Kiên Giang gồm 7 quận: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lu7ung, Hà Tiên, Phú Quốc, 42 xã, 247 ấp.Năm 1973, tỉnh Kiên Giang có 8 quận (Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lƣơng, Hà Tiên, Phú Quốc, Hiếu Lễ).

Ngày nay, tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã, thành phố (thành phố Rạch Giá, thị xã hà Tiên, các huyện An Biên, An Minh, Châu thành, Giồng Riềng, Gò quao, Hòn Đất, Kiên Lƣơng, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thƣợng) và 145 xã, phƣờng, thị trấn

3.1.2 Ðiêu kiện tự nhiên

3.1.2.1 Vị trí địa lí

Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đƣờng biên giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây

28

giáp vịnh Thái Lan với đƣờng bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lƣợt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang Thành. Cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên và điểm cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng.

3.1.2.2 Khí hậu và chế độ thủy văn

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50

C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.3.1 Tài nguyên đất

Đất đai ở Kiên Giang đƣợc chia thành 4 vùng chính là vùng phù sa ngọt thuộc Tây sông Hậu (Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, thị xã Rạch Giá và huyện Gò Quao), vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải.

Đất nông nghiệp hiện có 402,6 nghìn ha, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chƣa ổn định với hơn 25 nghìn ha vƣờn tạp. Đây là một tiềm năng lớn cần đƣợc khai thác và sử dụng triệt để góp phần phát triển kinh tế Kiên Giang mạnh hơn nữa.

3.1.3.2 Tài nguyên rừng

Kiên Giang không có nhiều rừng, nên trữ lƣợng gỗ ở đây không lớn nhƣ các tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ nhƣng rừng ở đây lại có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng. Trên địa bàn huyện có rừng đặc dụng ở Phú Quốc, rừng bảo tồn thiên nhiên và di tích lịch sử U Minh, rừng phòng hộ ven biển. Dự kiến năm 2005, toàn tỉnh có 138.900 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng là 81.400 ha, rừng sản xuất 57.500 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1%.

3.1.3.3 Khoáng sản

Theo đánh giá, Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tƣơng đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhƣng bƣớc đầu đã xác định đƣợc 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác: Nhiên liệu (than bùn), phi kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét), nhóm kim loại, đặc biệt là nhóm khoáng sản

29

phi kim loại dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, than bùn có trữ lƣợng lớn.

Kiên Giang cũng là tỉnh duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn đá vôi khá phong phú, không những có giá trị về sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra nhƣng hang động và những danh lam thắng cảnh có ý nghĩa du lịch. Trữ lƣợng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lƣợng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm.

Than bùn, ƣớc tính còn khoảng 150 triệu tấn, phân bổ tập trung ở U Minh Thƣợng, huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lƣơng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác nhƣ đất sét để sản xuất xi măng, đất sét làm gạch ngói, gốm sứ.

3.1.3.4 Tài nguyên nước

Nguồn nƣớc mặt khá dồi dào, nhƣng đến mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nƣớc mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nƣớc ngọt của nhánh sông Hậu, nhƣng lại ở đầu nguồn nƣớc mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nƣớc về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tƣới nƣớc vào mùa khô.

3.1.3.5 Tài nguyên biển

Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngƣ trƣờng khai thác thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cƣ sinh sống, nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cƣ trú và sinh sản, là ngƣ trƣờng khai thác trọng điểm của cả nƣớc. Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lƣợng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lƣợng chiếm 56% và trữ lƣợng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lƣợng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn, bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngƣ, trai ngọc, sò huyết,... với trữ lƣợng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lƣợng trên 611.000 tấn với sản lƣợng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lƣợng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3.6 Tài nguyên du lịch

Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịc trọng điểm nhƣ:

* Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống

Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp nhƣ Bãi Trƣờng (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trƣơng

30

của Chính phủ đảo Phú Quốc đƣợc xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng quốc tế chất lƣợng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý tƣởng cho việc phát triển du lịch biển đảo nhƣ: tham quan, cấm trại, tắm biển, nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, các lọai hình thể thao nƣớc. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, nhƣ: nƣớc mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rƣợu sim, cá trích, nấm tràm... Chính từ sự phong phú, đa dạng của Phú Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh, năm 2008 đã thu hút trên 200.000 lƣợt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 55.000 lƣợt.

* Vùng Hà Tiên – Kiên Lƣơng: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà

Tiên – Kiên Lƣơng nhƣ: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dƣơng, núi MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dƣỡng. Những thắng cảnh nhƣ núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang đƣợc đƣa vào khai thác du lịch chính thức. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền nhƣ Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng .

* Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung

tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ nhƣ: lƣu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm, có 2 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm của ngƣời dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị Coop Mart Rạch Sỏi). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và chuẩn bị đầu tƣ nhiều công trình quan trọng nhƣ: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng.... Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá nhƣ huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thƣợng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nƣớc mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây dựng khu trƣng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền hình của tỉnh trên đỉnh Hòn Me

* Vùng U Minh Thƣợng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nƣớc trên

đất than bùn, Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nƣớc vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thƣợng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mƣời Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết

31

200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng đồng thời, tỉnh vừa khởi công xây dựng một số công trình theo Đề án phục dựng Khu căn cứ Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận. Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng nhƣ du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thƣợng, Vĩnh Thuận, Kiên Lƣơng và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, Vƣờn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lƣơng, Kiên Hải.

3.1.4 Tình hình dân số, dân tộc

Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Kiên Giang có 1.497.639 ngƣời. Trong đó ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 14,43%, số ngƣời trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 718.405 ngƣời, chiếm 47,96% dân số.

Trên địa bàn tỉnh có trên 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.281.592 ngƣời, chiếm 85,57%. Các dân tộc thiểu số nhƣ dân tộc Khơ-me có 182.058 ngƣời, chiếm 12,16%, dân tộc Hoa có 32.693 ngƣời, chiếm 2,18%, dân tộc Tày có 204 ngƣời, chiếm 0,01%, dân tộc Chăm có 362 ngƣời, chiếm 0,02%, các dân tộc khác: dân tộc Nùng có 40 ngƣời, dân tộc Ngái có 88 ngƣời, dân tộc Mông, Gia rai, Ê-đê, Mnông, Phù Lá, La Hủ, ... có 730 ngƣời, chiếm 0,05%. Tỉnh Kiên Giang có đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ- me, sống tập trung chủ yếu ở 8 huyện: Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Ðất, An Biên, Kiên Lƣơng, Vinh Thuận và thị xã Rạch Giá. Ðồng bào Khmer sống tập trung nhất là ở huyện Gò Quao có 45.043 ngƣời, chiếm 31,44% dân số trong huyện.

Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11 huyện với số xã là 87, tỷ lệ ngƣời biết chữ chiếm 97%. Số học sinh phổ thông niên học 2001 - 2002 có trên 335.100 em, số giáo viên phổ thông toàn tỉnh có 10.759 ngƣời. Số bệnh viện, phòng khám khu vực 28, số bác sỹ và trình độ cao hơn có 463 ngƣời, y sỹ có 1.001 ngƣời, y tá có 422 ngƣời, nữ hộ sinh có 274 ngƣời.

3.1.5 Tình hình kinh tế xã hội

3.1.5.1 Tình hình kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn GDP (theo giá so sánh 2010) đạt 29.340 tỷ đồng, tăng 9,20%, thấp hơn so với cùng kỳ 0,9%, trong đó, khu vực I tăng 5,08%, khu vực II tăng 11,44%, khu vực III tăng 13,73%.

Sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp

Ngành nông nghiệp và các địa phƣơng tiếp tục triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, tăng cƣờng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa thơm tại huyện tân hiệp, kiên giang (Trang 27)