Các thí nghiệm trong đề tài được thực hiện ta ̣i Phòng Công nghệ tế bào thực vật, Phòng Công nghệ ADN ứng du ̣ng, Phòng thí nghiệm tro ̣ng điểm về Công nghệ gen, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa ho ̣c và Công nghệ Việt Nam.
2.2. PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
RB NPT II T35S KDEL 100xELP Cmyc His-tag Interleukin 7 P35S LB
Interleukin 7
Thay đổi mã di truyền, tổng hợp nhân tạo
Thiết kế vector chuyển gene mang gene Interleukin 7
Cây thuốc lá Chuyển gene, chọn dòng và phân tích biểu hiện protein IL-7
2.2.1. Phương pháp thay đổi mã di truyền gene interleukin 7 tối ưu biểu hiện ở thực vật hiện ở thực vật
Cơ sở lý thuyết
Mã di truyền là phần mật mã quy định thông tin về trình tự các acid amin được mã hóa dưới dạng các trình tự nucleotide trên gene, trong đó ba nucleotide liên tiếp sẽ quy định một loại acid amin nhất định. Acid amin có thể được quy định bởi nhiều bộ ba mã di truyền khác nhau [10], [43]. Do đó, để phù hợp và tăng khả năng biểu hiện protein tái tổ hợp của gene interleukin 7 trong hệ thống thực vật, chúng tôi tiến hành thay đổi những mã di truyền hiếm của gene ngoại lai interleukin 7 thành mã di truyền phổ biến trong thực vật mà không làm thay đổi trình tự acid amin của protein.
Phương pháp
Quá trình thay đổi mã di truyền của gene interleukin 7 gồm các bước: Bước 1: Khai thác thông tin trình tự nucleotide gene interleukin 7 trên Ngân hàng Gene quốc tế, mã số 3574 [28] và trình tự mRNA, mã số J04156.1.
Bước 2: Thay thế các codon hiếm trong gene interleukin 7 bằng các codon phổ biến ở thực vật bằng phần mềm Codon Optimization 2.0 dựa trên thông tin tần suất các codon phổ biến ở thực vật trong cơ sở dữ liệu mã di truyền Codon Usage Database [18]. Ngoài ra, trình tự ATTTA được loại bỏ và sử dụng phần mềm Invitrogene để tối ưu nhằm giảm thiểu sự hình thành mRNA thứ cấp.
Bước 3: Bổ sung các vị trí nhận biết của enzyme giới hạn SacI, NcoI,
HindIII, BamHI vào trình tự gene nhằm phục vụ cho quá trình cắt và ghép nối gene khi thiết kế vector chuyển gene.
Bước 4: Thêm đoạn trình tự mã hoá cho epitope c-Myc tag và His-tag vào đầu 3’ của gene interleukin 7 để kiểm tra sự biểu hiện của protein interleukin 7 tái tổ hợp trong thực vật thông qua các phương pháp lai miễn dịch Western blot và phân tích ELISA.
Bước 5: Sử dụng phần mềm BioEdit để kiểm tra và so sánh trình tự nucleotide và trình tự acid amin suy diễn của gene interleukin 7 trước và sau khi đổi mã. Gene interleukin 7 tái tổ hợp được đặt tổng hợp nhân tạo tại hãng Epoch Life Science (Mỹ) và được nhân dòng trong vector pBSK-IL7.
2.2.2. Thiết kế mồi
Sử dụng phần mềm BioEdit và trình tự gene interleukin 7 tái tổ hợp cùng trình tự gene đã công bố trên Ngân hàng Gene quốc tế để thiết kế các cặp mồi phục vụ nghiên cứu trong luận án, thể hiện tại bảng 2.1
2.2.3. Thiết kế vector chuyển gene mang gene interleukin 7 tái tổ hợp
Quá trình thiết kế vector chuyển gen gồm các bước chính sau: Bước 1.
Chuẩn bị nguyên liệu cho phản ứng lai; Bước 2. Ghép nối các đoạn gene tạo plasmid tái tổ hợp; Bước 3. Biến nạp plasmid tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli
DH-5 để nhân dòng; Bước 4. Chọn dòng khuẩn lạc bằng phương pháp colony- PCR và kiểm tra plasmid tái tổ hợp bằng enzyme cắt giới hạn.
a. Nhân dòng gene IL-7
Đoạn gene IL-7 được nhân lên bằng phản ứng PCR sử dụng khuôn là plasmid pBSK-IL7 với cặp mồi đặc hiệu IL7_BamHI_F và IL7_BamHI_R. Phản ứng PCR được tiến hành trong điều kiện: 50 µl hỗn hợp phản ứng gồm 0,3 µM mồi, 0,2 µM dNTPs, 5 µl đệm 10X Pwo SuperYield PC, 2,5U Pwo SuperYield DNA polymerase, 20 ng khuôn. Chu trình nhiệt: 940C/5 phút, 30 chu kỳ lặp lại các bước 940C/30 giây, 500C/30 giây, 720C/1 phút 30 giây. Sau đó giữ 720C/10 phút và sản phẩm được giữ bảo quản ở 150C. Kết quả PCR được kiểm tra trên gel agarose 0,8%.
b. Ghép nối gene IL-7 vào vector pRTRA 35S-TBAG-100xELP * Phản ứng cắt enzyme giới hạn
Cơ sở lý thuyết
Enzyme giới hạn nhận biết các vị trí cắt đặc hiệu trên phân tử DNA. Chúng phân hủy liên kết phosphodieste của bộ khung DNA nhưng không làm ảnh hưởng
tới bases. Các liên kết hóa học ở các gene bị enzyme giới hạn cắt có thể nối lại nếu có trình tự đầu dính bổ sung với nhau cùng sự xúc tác của enzyme ligases.
Phương pháp
Vector pRTRA 35S-TBAG-100xELP và gene IL-7 được cắt đồng thời bằng enzyme giới hạn BamHI theo bảng 2.2
Bảng 2.2. Thành phần phản ứng cắt bằng enzyme giới hạn STT Thành phần Thể tích (µl) 1 H2O deion 9,5 2 Buffer 10x 10 3 DNA (~1µg) 80 4 Enzyme BamHI 0,5
Phản ứng được ủ ở 370C trong vòng 2 - 4 giờ.
* Phản ứng lai ghép đoạn gene IL-7 với pRTRA 35S-100xELP
Sản phẩm tinh sạch - đoạn gene IL-7 được ghép nối vào vector pRTRA 35S- 100xELP tạo plasmid tái tổ hợp mang gene IL-7 (ký hiệu pRTRA 35S/IL7-cmyc- histag-100xELP) Bảng 2.3. Thành phần phản ứng lai STT Thành phần Thể tích (µl) 1 Nước 0 2 Buffer 10x 1 3 Sản phẩm cắt (vector) 5 4 Sản phẩm cắt (IL-7) 3 5 Enzyme T4 ligation 1 Tổng thể tích 10
Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 220C trong 1 giờ 30 phút.
Đặt phản ứng trong đá và chuẩn bị thực hiện quá trình biến nạp vào tế bào khả biến E.coli DH-5α.
c. Biến nạp sản phẩm ghép nối gene vào tế bào khả biến E.coli DH-5α bằng phương pháp sốc nhiệt
* Chuẩn bị tế bào khả biến Cơ sở lý thuyết
Tế bào nuôi cấy trên môi trường mới đến đầu pha log và được làm sạch nhờ việc rửa nhiều lần bằng CaCl2 0,1M. Dưới tác dụng của muối CaCl2, thành tế bào đang ở thời kỳ sinh trưởng trở nên xốp, tạo điều kiện cho DNA có thể chui qua lỗ màng vào tế bào chất khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tế bào chứa DNA tái tổ hợp có khả năng biểu hiện các gene kháng kháng sinh nên được chọn lọc trên môi trường chứa chất kháng sinh đó.
Phương pháp tạo tế bào khả biến
Tế bào khả biến E. coli DH-5αđược tạo theo phương pháp của Sambrook và cộng sự (1998) có cải tiến ở bước rửa cặn khuẩn trong CaCl2 0,1M sau khi ly tâm. Bước này được lặp lại ba lần, để trong đá lần đầu và thứ hai 30 phút, lần thứ ba 45 phút.
*Biến nạp plasmid vào vi khuẩn E.coli DH-5α
Vector pRTRA 35S/IL7-cmyc-histag-100xELP được biến nạp vào tế bào khả biến E.Coli DH-5α bằng phương pháp sốc nhiệt. Quá trình biến nạp được thực hiện như sau:
• Bổ sung 5 µl vector vào tế bào khả biến và đảo nhẹ • Ủ trong đá 15 - 30 phút.
• Sốc nhiệt ở 420C trong 1 phút 30 giây. • Để trong đá 15 - 30 phút.
• Bổ sung 200 µl LB lỏng.
• Nuôi lắc 200v/phút ở 370C trong 1giờ.
• Cấy trải 100 µl dịch biến nạp trên môi trường chứa kháng sinh chọn lọc carbenicillin 50 mg/L.
* Kiểm tra khuẩn lạc dương tính bằng kỹ thuật colony PCR
Kỹ thuật colony-PCR cũng giống như PCR, nhưng chỉ khác là mẫu DNA được thay bằng khuẩn lạc. Ở nhiệt độ cao (94-950C), màng tế bào vi khuẩn bị phá vỡ, giải phóng plasmid tái tổ hợp. Plasmid tái tổ hợp này sẽ làm khuôn cho phản ứng PCR nhân gene bằng cặp mồi đặc hiệu.
* Tách chiết plasmid từ tế bào vi khuẩn Cơ sở lý thuyết
Dưới tác dụng của NaOH và SDS, thành tế bào vi khuẩn sẽ bị phá vỡ giải phóng DNA genome, các phân tử protein và DNA genome sẽ bị biến tính. Khi thay đổi độ pH của dịch tách chiết tế bào bằng kali acetae, các phân tử protein và DNA genome sẽ bị kết tủa. Phần protein còn sót lại, cùng với các mảnh vỡ của tế bào sẽ được tủa bằng hồn hợp chloroform : isoamylalcohol (24:1 v/v), sau ly tâm sẽ được tách khỏi phần dung dịch DNA plasmid. DNA plasmid nằm ở pha trên được thu lại bằng cách tủa trong isopropanol và rửa lại bằng cồn 70%. Sau đó, sử dụng nước deion khử trùng có bổ sung RNase 10µg/µl để hòa tan DNA plasmid và loại bỏ RNA có trong dung dịch.
Phương pháp tách plasmid
Chúng tôi tiến hành nuôi cấy khuẩn lạc mang vector pRTRA 35S/IL7- cmyc-histag-100xELP đã được kiểm tra colony PCR trong môi trường LB lỏng có bổ sung carbenicillin 50 mg/L ở 370C qua đêm. Các tế bào E.coli mang plasmid sau khi nuôi cấy đến pha cân bằng được cho vào ống eppendorf 2ml ly tâm thu cặn. Bổ sung sol I (Glucose 50 mM, TrisHcl 25 mM; EDTA 10 mM pH 8,0), voltex để hòa tan và ổn định tế bào. Tiếp tục bổ sung sol II (NaOH 0,2N; SDS 1%), đảo nhẹ để phá vỡ thành và màng tế bào bằng kiềm và chất tạo sức căng bề mặt. Tiếp tục bổ sung sol III (CH3COOK 3M, CH3COOH 5M), đảo nhẹ để biến tính và tủa DNA hệ gen và protein, phần tủa bị loại bỏ khỏi dung dịch chứa DNA plasmid bằng ly tâm, thu 800 µl dịch nổi. Bổ sung 800 µl chloroform : isoamylalcohol (24 : 1 v/v), đảo nhẹ, ly tâm 13.000 rpm trong 10
phút, thu 500 µl dịch nổi phía trên, chuyển sang ống epppendorf 1,5 ml. Bổ sung 1 ml isopropanol, ủ 30 phút trong -200C, ly tâm thu cặn. Bổ sung 1ml ethanol 70%, ly tâm 13.000 rpm trong 5 phút, thu cặn. Làm khô cặn bằng máy Speed-vac trong 2 phút. Hòa tan DNA bằng 30 µl nước deion khử trùng có bổ sung RNase 10 µg/µl. Bảo quản ở -200C.
*. Thiết kế cấu trúc tối ưu biểu hiện chuyển gen pCB301_IL7/ELP
Thực hiện phản ứng cắt vector pRTRA 35S-IL7-cmyc-histag-100xELP và vector pCB301 bằng enzyme HindIII và loại bỏ gốc phosphate bằng enzyme
SAP. Sản phẩm ghép nối DNA vào vector pCB301 được biến nạp vào vi khuẩn
E.coli DH-5α và chọn lọc trên môi trường LB đặc có bổ sung kháng sinh
kanamycin 50 mg/l. Plasmid tái tổ hợp pCB301_IL7/ELP sau khi được chọn dòng bằng PCR và cắt kiểm tra bằng enzyme NcoI sẽ được biến nạp vào vi khuẩn A.tumefaciens C58C1/pGV2260 bằng xung điện để phục vụ cho nghiên cứu biểu hiện tạm thời.
2.2.4. Biểu hiện tạm thời interleukin 7 ở cây thuốc lá
Quá trình biểu hiện tạm thời protein IL-7 gồm các bước chính sau: Bước 1: Chuẩn bị dịch huyền phù vi khuẩn: Chủng vi khuẩn A. tumefaciens mang vector pCB301_IL7/ELP mã hóa cho protein IL-7 và chủng
A.tumefaciens mang vector chứa gene mã hóa cho protein HcPro ức chế câm gene hoạt động trong cây được nuôi cấy riêng trong 200ml môi trường YEB có bổ sung kháng sinh kanamycin 50 mg/ml và rifamycin 50 mg/ml, nuôi lắc qua đêm ở 280C, 140 rpm. Sau 24 giờ, chuyển 50 ml dịch khuẩn sang bình lớn, bổ sung 500 ml môi trường LB với kháng sinh thích hợp vào hai bình nuôi cấy, nuôi thêm 24 giờ, ở 280C, 140 rpm. Ly tâm 4000 rpm, 10 phút, 40C để thu cặn khuẩn, hòa trong buffer (10 mM 2 - N - morpholimo MES acid ethanesulphonic, 10 mM MgSO4, pH 5,6). Trộn lẫn 2 dịch khuẩn, pha loãng trong đệm để nồng độ khuẩn cuối cùng OD600 0,5 chuẩn bị cho quá trình biến nạp vào cây thuốc lá N.benthamiana.
Bước 2. Chuẩn bị cây thuốc lá N. benthamiana
Cây con sau giai đoạn nuôi cấy invitro khoảng 4 tuần tuổi được tiến hành ra cây bầu nhỏ. Sau 1 - 1,5 tuần chuyển cây từ bầu nhỏ sang bầu lớn, mỗi ngày tưới 1 - 2 lần nước. Khi cây 4 - 6 tuần và có từ 8 đến 12 lá sẽ được sử dụng để biến nạp infiltration.
Bước 3. Biến nạp
Tiến hành bọc nilon quanh bầu đất và úp ngược cây chìm trong bình chứa dịch khuẩn; đặt vào bình hút chân không. Tiến hành hút chân không ở điều kiện 25 inches Hg trong 2 phút, sau đó xả từ từ. Các cây sau biến nạp được đặt trong nhà kính ở 21oC - 26oC. Sau 6 ngày, tiến hành thu lá và bảo quản ở -80oC để chuẩn bị kiểm tra sự biểu hiện của protein IL-7 tái tổ hợp bằng phương pháp western blot.
2.2.5. Phân tích các dòng chuyển gen bằng kỹ thuật sinh ho ̣c phân tử
2.2.5.1. Kỹ thuật PCR
DNA tổng số từ các dòng chuyển gene được tách chiết và sử du ̣ng làm khuôn cho phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu IL7_F và IL7_R. Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên gel agarose 0,8%.
2.2.5.2. Lai Western blot Cơ sở lý thuyết
Wertern blot hay còn gọi là protein immuno blot là kỹ thuật lai giữa protein với protein (kháng nguyên - kháng thể). Protein kháng nguyên được phát hiện qua phản ứng tạo màu hoặc phát huỳnh quang. Phương pháp này sử dụng điện di trên gel acrylamide để phân tách các protein theo độ dài của mạch polypeptide. Sau đó, chuyển lên màng lai (thường dùng màng nitrocellulose hoặc màng PVDF), ở đó chúng được gắn bằng các kháng thể đặc hiệu để phát hiện protein mục tiêu.
Phương pháp
Tá ch chiết protein tan tổng số
Thu 1 gam sinh khố i nghiền thành bột mi ̣n trong nitơ lỏng bằng cối chày sứ , bổ sung đệm PBS (Phosphate Buffered Saline) 1X. Thu di ̣ch nghiền vào ố ng eppendorf 2ml, ly tâm 10.000 rpm ở 4oC, thu dịch protein ở phía trên. Protein tổng số đươ ̣c đi ̣nh lươ ̣ng bằng phương pháp so màu của Bradford (1976) [20] dựa trên sự thay đổi bước sóng hấp thu cực đại và sự đổi màu xảy ra khi CBB (Coomasie Brilliant Blue) liên kết với protein trong dung dịch acid.
Điện di protein tổng số và chuyển màng
Protein được phân tách bằng điện di SDS-PAGE 12% trong điều kiện không khử , sau đó chuyển lên màng nitrocellulose bằng máy chuyển màng Fast blotter G2 (Thermo Scientific Pierce) ở 25V, 1,3A trong 20 phút. Tháo màng, tráng bằng nước deion trong 5 phút.
Bảng 2.4. Thành phần gel SDS-PAGE
Thành phần
Gel tách Gel cô
Bản kính 1ml Bản kính 1,5ml Bản kính 1ml Bản kính 1,5ml Nước deion 0,55 ml 1,1 ml 0,45 ml 1,3 ml Tris HCl 1,125 ml 1,25ml 0,2 ml 0,5 ml Glycerol 50% 0,9 ml 1,8 ml - - Acrylamid 30% 1,89 ml 3,78 ml 0,14 ml 0,35 ml SDS 10% 45 µl 90 µl 4 µl 10 µl APS 10% 30 µl 60 µl 8 µl 20 µl TEMED 3 µl 6 µl 1 µl 2 µl
* Tris HCl 1,5M; pH 8,8 cho gel tách. Tris HCl 0,5M, pH 6,8 cho gel cô.
Blocking protein
Protein trên màng lai được blocking bằng sữa tách béo 5% (pha trong PBS 0,05% Tween); ủ với kháng thể 1 anti c-myc nồng độ 180 µg/ml pha loãng
tỷ lệ 1 : 100 qua đêm ở 40C, rửa màng bằng dung dịch PBST 3 lần, mỗi lần 5 phút; ủ với kháng thể 2 là kháng thể IgG cộng hợp HRP (Horseradish Peroxidase) pha loãng tỷ lệ 1 : 10.000 trong 1 giờ. Rửa màng bằng dung dịch PBST 3 lần, mỗi lần 10 phút
Hiện màu protein
Sự có mặt của protein interleukin 7 trong mẫu được phát hiện nhờ phản ứng hiện màu bằng cơ chất DAB (Diaminobenzidine) trong 15 phút đến khi hiện băng màu nâu.
2.2.5.3. Sử dụng kỹ thuật ELISA để phân tích sự tích lũy IL-7 tái tổ hợp
Kỹ thuật ELISA gián tiếp đi ̣nh lượng protein interleukin 7 thông qua đi ̣nh lượng protein c-myc được tiến hành theo phương pháp của Sun và cộng sự với một số cải tiến (2006) [88], gồm các bước chính: Bước 1: Pha loãng dịch chiết protein tổng số củ a các mẫu chứa interleukin 7 đến nồng độ 200 μg/ml, sử dụng 100 μl mẫu tra vào các ô trên đĩa microplate, mỗi mẫu lặp la ̣i 3 lần;
Bước 2: Ủ qua đêm ở 40C; rử a đĩa 2 lần bằng PBS-T (Tween 0,05%); Bước 3: Blocking bằng sữa tách béo 5% pha trong PBS trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng; rử a đĩa 2 lần; Bước 4: Ủ vớ i kháng thể 1 anti c-myc (180μg/ml) pha loãng 1:100 trong 2 giờ ; lặp lại 3 lần; Ủ với kháng thể 2 là kháng thể IgG cộng hơ ̣p HRP (Thermo scientific Pierce) pha loãng 1:10.000 trong 1 giờ và cơ chất hiện màu là TMB; Bước 5: Dù ng HCl 1N để dừng phản ứng màu; Đo màu ở bước sóng