Quy trình xác định mức độ trọng yếu được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.
Quy trình xác lập mức trọng yếu được thể hiện trong hồ sơ kiểm toán Báo cáo tài chính của AA như sau:
4.1.5.1 Xác định mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính (PM)
Ở mức tổng thể của báo cáo tài chính, kiểm toán viên ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu. Thông thường mức trọng yếu tổng thể được xác định bằng một tỷ lệ % trên tổng tài sản, tổng doanh thu hoặc lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế và ở Công ty AA thì kiểm toán viên phối hợp sử dụng các chỉ tiêu này để xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính.
48 Bảng 4.3: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu
Chỉ tiêu Tỷ lệ
Lợi nhuận trước thuế 5% đến 10%
Tổng tài sản 1% đến 2%
Vốn chủ sở hữu 1% đến 5%
Tổng doanh thu 0.5% đến 3%
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - Chi nhánh Miền Tây)
Bảng 4.4: Bảng tính mức trọng yếu
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Số tiền PM (%) Giá trị PM
Lợi nhuận
trước thuế 15.913.237.777 5 795.661.889
Tổng tài sản 112.538.012.709 2 2.250.760.254
Doanh thu 226.114.154.219 1 2.261.141.542
(Nguồn: Thu thập từ Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC năm 2012)
Từ bảng trên, kiểm toán viên so sánh và chọn giá trị PM có giá trị nhỏ nhất: PM = 795.661.889 đồng. Ngoài ra, khi kiểm toán cho Công ty ABC, kiểm toán viên quyết định chọn lợi nhuận trước thuế là cơ sở tính mức trọng yếu của báo cáo tài chính vì những lý do sau đây:
Lợi nhuận trước thuế không bị ảnh hưởng bởi sự khác nhau trong việc xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp như lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, đảm bảo được tính khách quan và nhất quán chung giữa các năm kiểm toán tại công ty.
Dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên, cũng như đánh giá về khả năng xảy ra sai lệch và chi phí kiểm tra khoản mục.
Lợi nhuận là chỉ tiêu được nhiều người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, nhất là cổ đông của công ty.
Giải thích:
Công ty xác định tỷ lệ quy định của lợi nhuận trước thuế cao hơn doanh thu và tổng tài sản là do giá trị của tổng tài sản hay doanh thu là một giá trị lớn, trong khi đó lợi nhuận trước thuế là kết quả của các phép tính giữa thu nhập và chi phí nên giá trị của lợi nhuận trước thuế bao giờ cũng nhỏ hơn.
Công ty không chọn cơ sở xác lập mức trọng yếu dựa trên một chỉ tiêu cụ thể mà dựa vào ba chỉ tiêu (lợi nhuận trước thuế, doanh thu và tổng tài sản) và sau đó chọn số nhỏ nhất trong ba số, điều này xuất phát từ nguyên tắc thận
49
trọng cho kiểm toán viên. Nếu chỉ chọn một cơ sở để thiết lập thì rủi ro có thể sẽ tăng lên cho kiểm toán viên nếu như giá trị được xác định lớn hơn giá trị dựa trên hai cơ sở còn lại vì mức trọng yếu ở mức độ tổng thể càng lớn thì rủi ro do kiểm toán viên không phát hiện được sai lệch trọng yếu càng cao. Trong trường hợp lợi nhuận trước thuế là giá trị âm thì mức trọng yếu được chọn là giá trị nhỏ nhất trong hai số liệu còn lại.
Việc chọn tỷ lệ quy định là bao nhiêu trong khoảng từ 5 đến 10% trên lợi nhuận trước thuế, 1 đến 2% tổng tài sản hoặc 0.5 đến 3% trên doanh thu là dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau, kiểm toán viên sẽ xác định một tỷ lệ khác nhau dựa vào sự đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán như doanh nghiệp Nhà nước thường có xu hướng chạy theo thành tích; doanh ngiệp tư nhân có xu hướng khai thấp thu nhập và khai khống chi phí để tránh thuế; các công ty lên sàn giao dịch chứng khoán sẽ thể hiện tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh luôn tốt đẹp để thu hút các nhà đầu tư; những doanh nghiệp thuộc ngành nghề đang gặp khó khăn có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng dễ bị lỗi thời; doanh nghiệp đã từng bị kiện tụng...thì tỷ lệ quy định sẽ giảm xuống mức thấp nhất.
4.1.5.2 Xác định mức trọng yếu khoản mục (TE)
Sau khi tính mức trọng yếu cho tổng thể, kiểm toán viên tiến hành xác định mức trọng yếu cho khoản mục và phân bổ mức trọng yếu này cho các tiểu mục. Mức trọng yếu của khoản mục còn được xem xét cả trên hai phương diện sai lệch trọng yếu bởi số tiền (tiêu chuẩn định lượng) và sai lệch do bản chất của vấn đề (tiêu chuẩn định tính), cụ thể như sau:
- Về mặt định lượng:
Để xác lập mức trọng yếu ở khoản mục, kiểm toán viên thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục nhưng cách làm này thường ít được sử dụng vì các sai lệch dự kiến không phải lúc nào cũng đồng thời xảy ra ở mọi khoản mục, nhân mức trọng yếu tổng thể với một hệ số (thường là 1,5-2) trước khi phân bổ hoặc có thể tính mức trọng yếu của khoản mục bằng một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể (chẳng hạn 50% -75%). Đối với từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên chọn cách xác định phù hợp với đặc thù của từng đơn vị và đối với Công ty ABC thì kiểm toán viên quyết định chọn nhân một tỷ lệ phần trăm với mức trọng yếu tổng thể. Dựa vào kinh nghiệm của mình về đơn vị cũng như đánh giá về khả năng xảy ra sai lệch và chi phí để kiểm tra khoản mục, kiểm toán viên tính TE = 50% PM nhưng không được lớn hơn 10% số dư khoản mục.
50
50% * PM = 50%*795.661.889= 397.830.945 đồng.
10% Số dư cuối kì của khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước = 10% *1.209.732.352 = 120.973.235 đồng.
Do 50% PM > 10% số dư cuối kì của khoản mục thuế và các khoản phải nộp Nhà nước nên mức trọng yếu của khoản mục bằng với 10% số dư cuối kỳ của khoản mục này là: TE = 120.973.235 đồng.
10% Số dư cuối kì của khoản mục thuế GTGT được khấu trừ = 10% *457.259.598 = 45.725.960 đồng.
Do 50% PM > 10% SDCK của khoản mục thuế GTGT được khấu trừ nên mức trọng yếu của khoản mục bằng 10% số dư cuối kỳ của khoản mục thuế GTGT được khấu trừ là: TE = 45.725.960 đồng.
Bảng 4.5: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục thuế
ĐVT: Đồng
Tên khoản mục thuế Giá trị Tỷ lệ
(%) TE
Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 1.209.732.352
100 120.973.235
Thuế giá trị gia tăng phải nộp 169.331.640 14,00 16.936.253 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.034.660.848 85,53 103.468.408 Thuế thu nhập cá nhân 5.739.864 0,47 568.574
(Nguồn: Thu thập từ kiểm toán Công ty ABC năm 2012)
- Về mặt định tính:
Về phương diện định tính, những sai lệch có giá trị thấp hơn một số tiền nhất định (tiêu chuẩn định lượng) nhưng khi xét về tính chất của nó vẫn có thể gây ảnh hưởng quan trọng đến khoản mục, báo cáo tài chính và quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính thì vẫn được xem là sai lệch trọng yếu.
→ Đánh giá việc xác lập mức trọng yếu:
Quy trình xác lập mức trọng yếu đã được AA xây dựng và áp dụng hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng giữa chi phí và chất lượng của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, việc xác định tỷ lệ phần trăm cần lấy lại dựa quá nhiều vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên mà chưa có mức quy định cụ thể nào. Dù vậy nhìn một cách tổng quát thì Công ty đã có một quy trình xác lập mức trọng yếu khá tốt như có cơ sở xác lập, chỉ tiêu sử dụng rõ ràng đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và có phương pháp xác định cụ thể, chi tiết.
51