sơ bộ các rủi ro
4.1.4.1 Tìm hiểu HTKSNB đối với thuế của Công ty ABC
Ở giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên đã phần nào hiểu biết về HTKSNB nói chung và HTKSNB đối với thuế nói riêng của khách hàng và có những đánh giá sơ lược về HTKSNB của đơn vị. Tuy nhiên, đó chỉ là nhận định ban đầu của kiểm toán viên nên cần thực hiện lại việc kiểm tra HTKSNB thông qua việc thiết lập các câu hỏi về khoản mục thuế. Bảng câu hỏi được thiết lập bởi 2 sự lựa chọn “có” hoặc “không”. Càng nhiều câu trả lời “có” thì chứng tỏ HTKSNB đối với thuế của đơn vị tốt và mức rủi ro thấp. Nếu câu trả lời “không” thì thủ tục đó còn được đánh giá là quan trọng hay thứ yếu.
42
Để có thể tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc, Kế toán thuế và các nhân viên khác của khách hàng thông bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.
Bảng 4.2: Bảng câu hỏi mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ đối với thuế
Câu hỏi Không
áp dụng Trả lời Ghi chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1. Đơn vị có lưu trữ các
biên bản quyết toán thuế hiện có của các năm trước không?
2. Trước khi ghi sổ, kế toán có thực hiện kiểm tra lại việc tính toán số tiền trên hóa đơn, mã số thuế, nội dung và bảo đảm hóa đơn hợp lý mới ghi sổ không?
3. Các chứng từ liên quan đến thuế có được phê duyệt bởi người có thẩm quyền hay không?
4. Hóa đơn GTGT, phiếu chi, phiếu thu có được đánh số trước khi đưa vào sử dụng hay không?
5. Kế toán có tách biệt giữa hóa đơn ghi sổ và hóa đơn chưa ghi sổ không?
6. Các khoản thuế có được theo dõi thường xuyên trên sổ chi tiết mở theo từng loại thuế không? 7. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ có được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ hay không?
43
Câu hỏi Không
áp dụng Trả lời Ghi chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 8. Đối với các sản phẩm
tiêu dung nội bộ, khuyến mãi, quảng cáo phục vụ kinh doanh có phát hành hóa đơn và ghi rõ mục đích sử dụng không? 9. Chính sách thuế đang áp dụng tại đơn vị có phù hợp với chính sách, quy định hiện hành về thuế không? 10. Hàng tháng, quý có tiến hành kê khai thuế hay không? 11. Kế toán thuế có thường xuyên cập nhật các thông tư hướng dẫn cũng như các chính sách thuế mới ban hành có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty không?
12. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái khoản mục thuế không?
13. Các nghiệp vụ liên quan đến thuế có được ghi nhận đầy đủ ngay khi phát sinh nghiệp vụ hay không?
14. Đội ngũ nhân viên kế toán có được đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức thường xuyên hay không?
44
Câu hỏi Không
áp dụng Trả lời Ghi chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 15. Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán, thủ kho và bộ phận mua hàng, thủ kho và bộ phận bán hàng…)
16. Khi tiếp nhận hóa đơn, kế toán có hạch toán và ghi sổ ngay không?
17. Công ty có kê khai thuế GTGT đầu vào muộn hơn 6 tháng sau ngày hóa đơn được phát hành không? 18. Kế toán có đảm bảo rằng các chứng từ luôn được ký tên đầy đủ không?
19. Doanh nghiệp có tiến hành kê khai và nộp thuế đúng theo quy định của cơ quan thuế không?
20. Có sự kiểm tra độc lập để đảm bảo rằng công việc nhập liệu là chính xác hay không? 21. Công ty có hạn chế quyền truy cập của nhân viên hay không?
(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - Chi nhánh Miền Tây)
Qua bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thực hiện bằng cách phỏng vấn cho thấy thông qua 21 câu hỏi với 20 câu trả lời “có” chiếm 95.24% và 1 câu trả lời “không” chiếm 4.76% tổng số câu hỏi, điều này cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thiết kế khá hữu
45
hiệu. Và 4.35% là những yếu kém còn tồn tại mà kiểm toán viên cần phải chú ý. Kết quả này cho kiểm toán viên đánh giá HTKSNB đối với thuế của Công ty ABC là tương đối hữu hiệu, việc tìm hiểu kỹ quá trình thực hiện các thủ tục trong HTKSNB sẽ góp phần hạn chế được những rủi ro và làm tăng hiệu quả cho cuộc kiểm toán, điều này cho thấy sự thận trọng của các kiểm toán viên.
→ Đánh giá việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
AA đã thực hiện khá đầy đủ các công việc trong quá trình tìm hiểu HTKSNB tại Công ty Cổ phần ABC bao gồm: phỏng vấn các cá nhân có liên quan đến quá trình ghi nhận các khoản thuế thông qua bảng câu hỏi đã được AA thiết kế, kết hợp với quan sát sự vận hành của các nghiệp vụ và chứng từ để từ đó đưa ra nhận xét về HTKSNB của Công ty ABC.
Bảng câu hỏi được thiết kế khá chi tiết, câu hỏi “không” còn được tiếp tục đánh giá xem thủ tục đó là quan trọng hay thứ yếu, việc này làm gia tăng độ chính xác cho kết luận của kiểm toán viên, cột ghi chú được thiết kế để bổ sung thêm các thông tin quan trọng thu thập được có liên quan đến thủ tục được thực hiện.
Bảng câu hỏi được thiết kế với số lượng câu hỏi tương đối đầy đủ giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với thuế. Tuy nhiên, bảng câu hỏi vẫn còn mang tính chất khái quát chung cho toàn bộ khoản mục thuế mà không thể hiện chi tiết cho từng loại thuế, cho từng đối tượng phỏng vấn, chưa thể hiện được đặc điểm riêng của ngành nghề mà Công ty ABC đang hoạt động và có thể không phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, đây cũng là một nhược điểm khi sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu HTKSNB. Vì trong thực tế, việc thiết kế bảng câu hỏi riêng cho từng phần hành và hoàn tất việc phỏng vấn chúng là công việc khó khăn và tốn rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, nhìn chung bảng câu hỏi có thể cho kiểm toán viên nhận xét được phần nào HTKSNB của đơn vị nhưng độ chính xác vẫn chưa cao.
Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC đã được AA thực hiện bằng phỏng vấn và quan sát, đó là những công việc cần thiết và cơ bản giúp kiểm toán viên thu thập thông tin và chuẩn bị trước cho quá trình kiểm toán. Việc phỏng vấn và quan sát chưa đạt được độ chính xác cao do còn phụ thuộc vào sự trung thực, hiểu biết và thiện chí của người được phỏng vấn. Vì vậy, kiểm toán viên nên kết hợp với lưu đồ cũng như hồ sơ kiểm toán năm trước để đảm bảo việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được tốt hơn vì thông qua HTKSNB tại đơn vị kiểm toán viên sẽ đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ nói chung, cũng như từng bộ phận, từng khoản mục mà cụ thể là khoản mục thuế tại công ty khách hàng.
46
4.1.4.2 Đánh giá sơ bộ các rủi ro
Dựa vào kết quả phỏng vấn, tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thuế tại Công ty ABC, kiểm toán viên đưa ra đánh giá sơ bộ ban đầu về các rủi ro như sau:
- Rủi ro kiểm soát:
Thông qua Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thuế của Công ty ABC thông qua phỏng vấn những cá nhân có liên quan kết hợp quan sát của kiểm toán viên và cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có từ những năm trước, kiểm toán viên nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm tiềm tàng.
→ Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thuế là tương đối hữu hiệu.
Từ kết quả đó, kiểm toán viên đưa ra mức đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát: CR = 30%.
Rủi ro tiềm tàng:
Đặc điểm của khoản mục thuế:
- Thuế là một khoản mục quan trọng có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, sai lệch trong việc ghi chép và trình bày thuế có thể dẫn đến những sai lệch trong kết quả hoạt động kinh doanh.
- Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, chính sách thuế có nhiều thay đổi, nếu đơn vị không cập nhật thường xuyên những quy định, thông tư hướng dẫn về thuế có thể dẫn đến sai phạm trong quản lý và hạch toán thuế.
Xuất phát từ tính chất quan trọng của khoản mục thuế và cũng dựa trên bản chất, đặc điểm của khoản mục thuế cũng như mức độ phức tạp của các nghiệp vụ liên quan đến thuế nên kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức khá cao, IR = 70%.
- Rủi ro kiểm toán:
Vì dựa trên tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn cùng với kinh nghiệm kiểm toán khá tốt của kiểm toán chính và các trợ lý kiểm toán và việc thực hiện quy trình kiểm toán, khả năng soát xét, đánh giá và nhìn nhận vấn đề khá chặt chẽ, tính sáng tạo và độc lập trong công việc cũng như việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm khá hoàn chỉnh thì khả năng có rủi ro trong việc đưa ra ý kiến không hợp lý về báo cáo tài chính là rất thấp. Do đó, kiểm toán viên chấp nhận rủi ro kiểm toán là thấp, AR = 5%.
47 - Rủi ro phát hiện:
Dựa vào kết quả tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua bảng câu hỏi tại đơn vị và dựa vào kinh nghiệm xét đoán nghề nghiệp mà các kiểm toán viên ước tính được rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán, rủi ro kiểm soát để từ đó suy ra được rủi ro phát hiện.
Ta có: AR = DR x CR x IR
DR = AR
CR × IR =
5%
30% × 70% = 23,81%
→ Đánh giá việc đánh giá sơ bộ các rủi ro:
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ giúp kiểm toán viên giới hạn được thủ tục kiểm toán, tập trung vào các thủ tục kiểm toán quan trọng, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Kiểm toán viên đã dựa trên hiểu biết của mình về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tính chất của khoản mục để đánh giá rủi ro tiềm tàng. Đồng thời, thông qua phỏng vấn và quan sát để đánh giá rủi ro kiểm soát và dựa trên kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần chú ý đến những nhân tố khác tác động đến việc đánh giá rủi ro cho toàn bộ Báo cáo tài chính chứ không riêng cho một khoản mục và ở mức độ khoản mục hay bộ phận thì kiểm toán viên cũng nên tiến hành đánh giá hai loại rủi ro quan trọng là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên từng cơ sở dẫn liệu.