GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 32)

4.1.1 Tiếp nhận khách hàng

Công ty Cổ phần ABC (sau đây xin gọi tắt là Công ty ABC) là khách hàng cũ của AA.

Khi nhận được thư mời kiểm toán của Công ty ABC, AA đã tiến hành cập nhật thông tin và cơ bản đã có những hiểu biết về khác hàng:

- Mục đích kiểm toán của Công ty ABC là kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên theo yêu cầu của các cổ đông trong Công ty:

+ Công bố tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ABC trong năm 2012 cho các cổ đông của Công ty nắm rõ.

+ Xác nhận độ trung thực, hợp lý của toàn bộ Báo cáo tài chính. Đây sẽ là kết quả đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty ABC và từ đó làm cơ sở phát hành thêm cổ phiếu và huy động đầu tư vốn của các cổ đông.

- Công ty ABC vẫn hoạt động bình thường và đảm bảo hoạt động liên tục trong tương lai, không bị kiện tụng hay tranh chấp nội bộ.

- Tính chính trực của Ban Giám đốc.

- Sổ sách của Công ty ABC được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ và được lưu giữ cẩn thận.

- Các nhân viên tích cực giúp đỡ, cung cấp thông tin cho kiểm toán viên hoàn thành tốt công việc kiểm toán của mình.

- Tính độc lập giữa AA với Công ty ABC.

- Khả năng phục vụ khách hàng của AA đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.

Sau khi xét thấy không phát sinh những vấn đề mới như xung đột về lợi ích, tranh chấp giữa khách hàng và kiểm toán viên, mâu thuẫn về phạm vi kiểm toán hay vi phạm tính độc lập trong kiểm toán…và AA hoàn toàn có đủ

31

năng lực phục vụ khách hàng nên AA đã tiếp tục ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng này.

→ Đánh giá việc tiếp nhận khách hàng: Mặc dù trong một lĩnh vực nhiều cạnh tranh như nghề kiểm toán, việc có và giữ được khách hàng tuy có những khó khăn nhưng Công ty AA vẫn rất thận trọng khi quyết định tiếp nhận khách hàng. Vì vậy, khi được mời kiểm toán, để tránh rủi ro, Công ty AA đã phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu về khách hàng, đánh giá khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và chi phí để quyết định xem có nên ký hợp đồng kiểm toán hay không. Việc làm này cho thấy tính chuyên nghiệp và thận trọng trong cách làm việc của AA bởi nếu AA không cập nhật thông tin để đánh giá khách hàng thì những vấn đề mới phát sinh có thể sẽ gây ra cho kiểm toán viên nhiều bất lợi nghiêm trọng trong tương lai. Như vậy, việc làm này là hợp lý và cần thiết.

4.1.2 Tìm hiểu khách hàng

Khi trở thành kiểm toán viên đương nhiệm của Công ty ABC, kiểm toán viên chuyển sang lập kế hoạch kiểm toán. Để có thể xây dựng và thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh và chính sách kế toán đang áp dụng của khách hàng. Điều này giúp kiểm toán viên có sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng để từ đó hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị.

4.1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Hình thức sở hữu vốn:

Công ty Cổ phần ABC được thành lập theo quyết định số 1462/QĐ- CT.UB ngày 26/4/2002 do Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ cấp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 1800457478 đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 5 năm 2002; Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 18 tháng 8 năm 2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ.

Ngày 18/01/2010, Cổ phiếu của công ty đã chính thức niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh:

- Nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học và hoá chất các loại, bao bì nhựa và các bao bì khác.

- Nhập khẩu, kinh doanh phân bón, máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

32

- Sản xuất kinh doanh thuốc và hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản. - Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho thủy sản và con giống. - Liên kết với các Công ty chế biến thủy hải sản để xuất khẩu.

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên.

- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật.

4.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ BP KINH DOANH TT NC VÀ PT SẢN PHẨM BP QUAN HỆ KHÁCH HÀNG BP TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BP NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH PHÒNG PT SẢN PHẨM PHÒNG NC SẢN PHẨM

33

4.1.2.3 Các vấn đề kế toán liên quan

a. Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND).

b. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DN.

- Cơ sở soạn lập các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND) phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam, chính sách kế toán được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006, Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và các thông tư sửa đổi có liên quan của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo:

+ Quyết định số 129/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1);

+ Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 2);

+ Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 3);

+ Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2005 về việc ban hành sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 4);

+ Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 5).

Báo cáo tài chính được soạn lập trên nguyên tắc giá gốc.

Báo cáo tài chính và các thuyết minh báo cáo tài chính được trình bày kèm theo, việc sử dụng các báo cáo này không dành cho các đối tượng không được cung cấp thông tin về các thủ tục, nguyên tắc, thông lệ kế toán Việt Nam và hơn nữa không được chủ định trình bày Báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán

34

được chấp nhận rộng rãi ở các nước và lãnh thổ ngoài nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các nguyên tắc và thông lệ kế toán tại nước CHXHCN Việt Nam có thể khác với các nguyên tắc và thông lệ kế toán tại các nước và thể chế khác.

- Tuyên bố về tuân thủ chế độ kế toán:

+ Ban giám đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành.

+ Các chế độ kế toán được áp dụng nhất quán với những chế độ kế toán áp dụng với Báo cáo tài chính năm cho niên độ kế toán kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2012.

- Hệ thống và hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

c. Các chính sách kế toán áp dụng

- Sử dụng các ước tính kế toán: Việc soạn lập Báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam đòi hỏi Ban giám đốc phải đưa ra các ước tính và giả thuyết có ảnh hưởng đến các số liệu về tài sản, nợ phải trả và việc trình bày các tài sản và nợ tiềm tàng tại ngày lập báo cáo tài chính cũng như các khoản doanh thu, chi phí cho niên độ báo cáo. Mặc dù các ước tính kế toán được lập bằng tất cả sự hiểu biết của ban giám đốc, số thực tế phát sinh có thể khác với các ước tính.

- Các giao dịch bằng ngoại tệ:

+ Đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ: Các giao dịch bằng đơn vị ngoại tệ khác với VND trong kỳ được quy đổi sang VND theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh. Chênh lệch tỷ giá từ việc quy đổi này sẽ được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Đối với các tài sản và nợ phải trả có gốc ngoại tệ: Các tài sản và nợ phải trả có gốc ngoại tệ khác với VND tại ngày lập báo cáo tài chính được đánh giá lại chênh lệch tỷ giá và xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá theo quy định của Thông tư 179/2012/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2012.

- Tiền và tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và được sử dụng cho mục đích

35

đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay là các mục đích khác.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: + Doanh thu bán hàng

Doanh thu được ghi nhận đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(2) Doanh nghiệp không còn giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(4) Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch bán hàng;

(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. + Doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện sau:

(1) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(2) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

(3) Xác định được phần công việc đã hoàn thành;

(4) Xác định được chi phí phát sinh và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

+ Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:

(1) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; (2) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tái chính

Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính bao gồm:

+ Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính;

36 + Chi phí cho vay và đi vay vốn;

+ Các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hoái đối của các nghiệp vụ phát sinh liên quan bằng ngoại tệ;

+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập hiện hành, chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc khoản lỗ của một kỳ.

+ Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành. Thuế thu nhập hiện hành được tính dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất áp dụng trong kỳ tính thuế. Khoản thu nhập chịu thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế toán là do điều chỉnh các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế theo chính sách thuế hiện hành.

Các báo cáo thuế của Công ty chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định về thuế đối với các giao dịch khác nhau có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến số thuế được trình bày trên báo cáo tài chính có thể bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:

Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: được ghi nhận khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán. Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xem xét lại vào ngày kết thúc năm tài chính và sẽ được ghi giảm đến mức đảm bảo chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi dựa trên các mức thuế suất có hiệu luật tại ngày kết thúc năm tài chính.

37

- Các bên liên quan: Được coi là các bên liên quan là các doanh nghiệp – kể cả công ty mẹ, công ty con – các cá nhân, trực tiếp hay gián tiếp qua một hay nhiều trung gian, có quyền kiểm soát Công ty hoặc chịu sự kiểm soát của Công ty, hoặc cùng chung sự kiểm soát của Công ty. Các bên liên kết, các cá nhân nào trực tiếp hoặc gián tiếp nắm quyền biểu quyết của Công ty mà có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty, những chức trách quản lý chủ chốt như giám đốc, viên chức của Công ty, những thành viên thân cận trong gia đình của các cá nhân hoặc các bên liên kết này hoặc những công ty liên kết với các cá nhân này cũng được coi là các bên liên quan. Trong việc xem xét mối quan hệ của từng bên liên quan, bản chất của mối quan hệ được chú ý chứ không phải chỉ là hình thức pháp lý.

→ Đánh giá việc tìm hiểu khách hàng:

AA đã có những hiểu biết cơ bản về môi trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty ABC như tình hình kinh doanh, đặc điểm nghành nghề, các chuẩn mực, chế độ kế toán...Để có được cái nhìn đầy đủ về Công ty ABC, kiểm toán viên đã tiến hành nhiều phương pháp khác nhau như nghiên cứu điều lệ công ty, giấy phép thành lập, các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, các hợp đồng và cam kết quan trọng...Từ kết quả tìm hiểu về khách hàng, kiểm toán viên có thể có những định hướng tốt hơn cho việc

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế tại công ty tnhh kiểm toán mỹ chi nhánh miền tây (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)