Nâng cao trình độ người sử dụng thông tin

Một phần của tài liệu Phân loại tài liệu và tổ chức bộ máy tìm tin theo ký hiệu phân loại tại trung tâm thông tin thư viện ĐHQG hà nội (Trang 102 - 109)

- Băng hình, băng tiếng, đĩa CD: gần 300 băng và đĩa

33 Nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm cống tác phân loạ

3.4. Nâng cao trình độ người sử dụng thông tin

Việc tin học hoá hoạt động thư viện đã làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động của thư viện truyền thống từ thu thập, xử lý tài liệu đến phục vụ người dùng tin. Sự phát triển của những bộ nhớ lớn truy cập trực tiếp tạo khả năng tra cứu tức thời tại một thời điểm bất kỳ những thông tin mà người dùng tin yêu cầu. Đã có sự tiến bộ về chất trong quan hệ giưã người - máy, đồng thời giá thành của máy tính ngày càng hạ, giúp cho việc sử dụng máy tính trong công tác thông tin thư viện ngày càng trở nên phổ biến. Bước phát triển mói nhất của công tác thư viện là xuất hiện thư viện điện tử, thư viện ảo và xu hướng liên thông liên kết giữa các thư viện đã làm cho công tác hướng dẫn ngưòi sử dụng thông tin trở nên là một vấn đề cấp bách. Vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ xử lý thông tin, chất lượng hệ thống tra cứu tìm tin là rất quan trọng, song nếu chỉ tập trung đó mà không chú ý tói thành phần cốt yếu của hoạt động thông tin là người dùng tin thì chưa đủ. Vì lẽ đó, một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đó là chất lượng người dùng tin. Người dùng tin trong thời đại tin học hoá không những phải nắm được đặc điểm và giá trị của nguồn vốn tài liệu, các điểm truy cập thông tin thư viện tổ chức cho họ, mà họ còn phải hiểu được lọi ích của bản thân để chủ động tiếp cận, khai thác và sử

dụng các thiết bị hiện đại trong thư viện cũng như các dịch vụ thông tin mà thư viện mang lại cho họ.

Một điều cần phải hết sức quan tâm khác đó là ý thức làm chủ của người dùng tin, vì trang thiết bị càng hiện đại thì giá thành càng cao, nếu chỉ cần một chút thiếu ý thức thì hậu quả mang lại sẽ rất lớn. Điều này cũng đã từng xảy ra tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, khi cơ sở dữ liệu được đưa về các máy phục vụ tra cứu có sinh viên đã dùng sự hiểu biết của mình vể tin học để xoá toàn bộ cơ sở dữ liệu sách chứa đựng trong máy hoặc tháo mất ổ cứng của máy gây mất toàn bộ dữ liệu chứa trong đó, đây mới chỉ là một cơ sở dữ liệu nhỏ chứ chưa phải là một hệ thống thiết bị hiện đại, nếu là một hệ thống thiết bị hiện đại thì thiệt hại là khôn lường.

Ý thức được vai trò của ngưòi sử dụng thông tin trong thời đại tin học hoá, trên thực tế hàng năm vào đầu các khóa học Trung tâm đã tổ chức trang bị cho các sinh viên mới nhập trường ở các lớp trong từng khoa các kiến thức về thông tin-thư viện, đặc biệt trong dự án về hiện đại hoá thư viện, trung tâm đã dành một mục cho vấn đề đào tạo người dùng túi trong Đại học quốc gia với nội dung: "Cung cấp cho người dùng tin những hiểu biết chung về cơ chế tổ chức hoạt động và các sản phẩm dịch vụ thông tin của trung tâm; Hướng dẫn người dùng tin biết cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại, khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện bằng các thiết bị truyền thống và thiết bị hiện đại" [14].

Kết quả của công tác đào tạo nâng cao chất lượng người dùng tin được thể hiện qua hiệu quả sử dụng các trang thiết bị và sản phẩm, dịch vụ thông tin trong thư viện, sự hoà hợp giữa người sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ thông tin và người sử dụng các sản phẩm đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Sự hoà hợp càng cao thì sự lãng phí về kinh phí của nhà nước và thời gian, công sức của cán

<

bộ xử lý thông tin càng ít. Vì vậy cán bộ xử lý thông tin và người dùng tin phải cùng nhau học tập để cùng tiến tới và gặp nhau tại các điểm truy cập thông tin.

Mặt khác về phía Trung tâm các cán bộ xử lý kỹ thuật phải tạo ra các công cụ và điểm truy cập thân thiện như các hệ thống tra cứu truyền thống thông qua hệ thống mục lục hay hệ thống tra cứu điện tử bằng các chỉ số phân loại hay các từ khoá, từ chuẩn. Người dùng tin cần được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng về tra cứu, tìm kiếm thông tin trên các hệ thống này, họ có thể đến ngay hệ thống mục lục phân loại hay chữ cái trên hệ thống tra cứu truyền thống hoặc họ có thể truy cập bằng máy tính thông qua các chỉ số phân loại và hệ thống từ khoá từ chuẩn. Thậm chí các cán bộ giảng dạy, các giáo sư, các nhà khoa học được tạo điều kiện thuận lợi có thể dùng máy tính cá nhân tại nhà để truy cập đến toàn bộ cơ sở dữ liệu của Trung tâm thông qua mạng thông tin của Đại học Quốc gia, không phải mất thời gian đến thư viện, nếu đạt được như vậy thì hiệu quả hoạt động thông tin của Trung tâm sẽ được nâng cao, người dùng tin sẽ được khích lệ để quan tâm sử dụng tài liệu của trung tâm cao hơn. Vì vậy việc đào tạo người dùng tin là công việc quan trọng phải làm thường xuyên và đó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng cho toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Sau gần 4 năm hoạt động Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã vượt qua những khó khăn vất vả ban đầu khi mới thành lập, đến nay trên cơ sở định hướng lớn về xây dựng mô hình và nội dung hoạt động, Trung tâm thực sự đã có những thay đổi cơ bản cả về nội dung và hình thức dần dần đi đến hoàn thiện công tác phục vụ thông tin-thư viện trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Việc sử dụng cùng một lúc ba khung phân loại tuy đã được Ban Giám đốc quan tâm một cách thích đáng và cùng với toàn thể cán bộ phòng phân loại tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để tìm những giải pháp áp dụng thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và chia sẻ thông tin trong và ngoài nước. Trên thực tế đây vẫn là một khó khăn lớn trong công tác phân loại biên mục và gây những tốn kếm không cần thiết cả về sức người và sức của.

Trong xu thế hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới cũng như trong khu vực Đông Nam Á đã chuyển đổi sang sử dụng khung phân loại DDC. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm và sử dụng một khung phân loại thống nhất trong một Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội là điều tất yếu. Ở thòi đại ngày nay thì việc dùng chỉ số phân loại để truy cập thông tin sẽ không còn có giá tn tuyệt đối như trước nữa, mà điều quan trọng là dùng một khung phân loại nào để đảm bảo sự thuận tiện, khoa học và có khả năng lớn chia sẽ nguồn lực thông tin và hội nhập quốc tế. Hơn nữa các tài liệu viết bằng tiếng Anh phần lớn đã có sẩn các chỉ số phân loại được ghi trên sách nên việc tận dụng các chỉ số này để tham khảo và sử dụng là điều đáng quan tâm. Hệ thống phân loại DDC do có nhiều ưu điểm và khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu nói trên nên có thể là một khung phân loai thích hợp cho sự lụa chọn cua Trung tâm.

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thời đại ngày nay đã tạo nên hiện tượng "bùng nổ thông tin", đặc biệt từ khi mạng thông tin toàn cầu Internet phát

triển đã làm cho lượng thông tin nhanh và chóng bị lạc hậu. Do vậy việc tìm kiếm thông tin hữu ích càng trở nên khó khăn và phức tạp. Điều này có thể gây nên nhiễu thông tin và phát sinh hiện tượng "đói thông tin" giả tạo. Việc phân loại tài liệu, tổ chức bộ máy tlm tin khắc phục mâu thuẫn nêu trên là một vấn đề rất cần thiết cho mọi thời đại, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của nhà trường nhằm đào tạo một đội ngũ trí thức có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước.

Nghiên cứu và phân tích các khung phân loại, tổ chức bộ máy tìm tin là một công việc khoa học đòi hỏi phải có sự quan tâm thường xuyên. Nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp cho công tác xử lý kỹ thuật, tăng cường năng lực của hệ thống tra cứu nhằm phát huy cao độ giá trị của nguồn lực thông tin, làm cho Trung tâm trở thành một Trung tâm Thông tin-Thư viện hiện đại, tiến tối hoà nhập với khu vực và thế giới để thường xuyên được bổ sung các nguồn thông tin hiện đại trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abre'ge' de la classification De'cimale de Dewey/ par Annie Be'thery Pais Electre-E'ditions du cerele de la librairie, 1998.- [1000 p.]

2. Bảng phân loại: Dùng cho các thư viện tổng hợp/Bs.: Thư viện Quốc gia.- H., 1991 379 tr

3. Bảng phân loại BBK: Dùng cho các thư viện khoa học xã hội/ Bs.: Phòng phân loại - Biên mục : Viện Thông tin khoa học xã h ộ i H . , 1997 3 tập 4. Bảng phân loại thập tiến Dewey: Bảng rút gọn/Biên soạn: Anie Bethery.- H.,

1999 .-313 tr.

5. Bảng phân loại thư viện - thư mục BBK : Cấu trúc BBK; Bảng rút gọn 3 cấp; Các bảng mẫu/Trung tâm thông tin-thư viện ĐHQG Hà N ộ i H . , 1997

6. Bảng phân loại thư viện- thư mục BBK /Bs.: Phòng Phân loại-Biên mục Thư viện khoa học kỹ thuật Trung ương,- H., 1980-1987 3 tập tr.

7. Bảng phân loại thư viện-thư mục BBK: Dùng cho thư viện trường Đại học Tổng hợp: T.l H.: ĐHTH, 1985 53 tr.

8. Bảng phân loại ứng dụng Dewey: Bảng rút gọn dùng cho kho sách tra cứu của Trung tâm/Biên soạn: Dương Thị Vân.- H., 1997 [50 tr.]

9. Báo cáo tổng kết các năm 1998, 1999, 2000/ Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Báo cáo về những điểm mới, những thay đổi, những điểm bổ sung trong BBK về các ngành KHXH và KHNV/Nguyễn Thị An,Ũ//Toạ đàm khoa học tháng 5/2000//Viện Thông tin khoa học xã hội,- H., 2000 4tr.

11. Bibliotechno-Bibliograficheskajaklassifikaxija.- M.: Kniga, 1977 436 c. 12 Bibliotechno-Bibliograficheskaja klassifikacija M.: Kniga, 1968 25 tom 13 Lois Mai Chan. Cataloging and ơassification.-2nd ed.- New york,Ũ:

McGraw-Hill, inc.-518 p.

15. Dewey Décimal Classification.- 21th ed. N.Y: OCLC Forest Press , 1996 246 p.

16. Dự án: ‘Hiện đại hoá trung tâm thông tin-thư viện đại học quốc gia Hà nội” .-H.,1999.- 40tr

17. Vũ Cao Đàm. Khoa học và phân loại khoa học: Chuyên khảo,- H., 1995 33 tr

18. Nguyễn Văn Hành. Sử dụng bảng phân loại BBK ở thư viện trường Đại học Tổng hợp Hà nội/ Công tác thư viện.- H.: Thư viện quốc gia Việt nam, 1995.- số 2, tr.15-19

19. Hội thảo "Dịch và nghiên cứu áp dụng bảng phân loại Dewey (DDC) vào công tác thư viện ở Việt nam".Http://www. hcmuns.edu.vn/GLiBOOOl/ clb/bt2000/dichddc.htm

20. Nguyễn Thị Huệ. Kinh nghiệm áp dụng khung phân loại ở thư viện Viện Kinh tế học/ Tạp chí thông tin & tư liệu, 1996, số 3, tr. 19-23

21. iz menenija V BBK: gumanitamyi nauki/prilozhenie k zhumalu " Biblioteka" sbomik iz 10 c h a s t e i M . : Pribereja, 1996 16 c

22. Le Clasification: Outline 6th ed. Washington : Library of Congress, 1990 47 p.

23. Joan s. Mitchell. Introduction to Translating the Dewey Décimal Classification.- H., 1999 8 p.

24. Quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường Đại học: Ban hành kèm theo quyết định 688/QĐ ngày 14/7/1986/Bộ Đại học và THCN.- H., 3 tr. 36

25. Quyết định 947/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc: Ban hành quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện H., 1998.-7 tr.

26. Section on Classification and Indexing, and Indexing and Information Technology.- IFLANET home-intemational Activities and Services Seach contacts Federations and Institutions.

27. Section on Gassification and Indexing and Indexing and Information Technology IFLANET home- Intemationl Activities and Services Search Contacts

28. Tạ Thị Thịnh. Phân loại và tổ chức mục lục phân loại.- H.: ĐHQG, 1999.­ 254 tr.

29. Tạ Thị Thịnh. Vấn đề lựa chọn khung phân loại cho các thư viện và cơ quan thông tin tư liệu/ Tạp chí thông tin & tư liệu, 1996, số 4, tr.6-9

30. Utochnenija V BBK : Obschestvennye nayki/sost. G.p. Vanskaja M., 1995 16 c.

31. Nguyễn Như Văn. ƯDK, BBK và vấn đề tìm tin tự động hoá/Nghiên cứu nghiệp vụ// Thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương, 1984, số 4, tr.3-11 32. Văn bản pháp quy về công tác thông tin và tư liệu/ Trung tâm thông tin-tư

liệu khoa học và công nghệ Quốc gia.- H.,1997.- 330 tr. 33. Về công tác thư viện/ Vụ thư viện.- H.,1997.- tr.26

Một phần của tài liệu Phân loại tài liệu và tổ chức bộ máy tìm tin theo ký hiệu phân loại tại trung tâm thông tin thư viện ĐHQG hà nội (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)