2 Quá trình áp dụng khung phân loại thư viện-thư mục BBK (Bibỉiotechno-bibliograýicheskạịa Klassỉfikacija)

Một phần của tài liệu Phân loại tài liệu và tổ chức bộ máy tìm tin theo ký hiệu phân loại tại trung tâm thông tin thư viện ĐHQG hà nội (Trang 50 - 54)

- Băng hình, băng tiếng, đĩa CD: gần 300 băng và đĩa

2.3. 2 Quá trình áp dụng khung phân loại thư viện-thư mục BBK (Bibỉiotechno-bibliograýicheskạịa Klassỉfikacija)

(Bibỉiotechno-bibliograýicheskạịa Klassỉfikacija)

Khung phân loại BBK nguyên bản (25 tập) được áp dụng tại thư viện trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1965 vào thời điểm này khi nhận được những tập đầu tiên của BBK nguyên bản cùng với số lượng sách tiếng Nga nhập về thư viện ngày một tăng, thư viện đã bắt tay vào nghiên cứu khung phân loại và áp dụng phân loại tài liệu tiếng Nga. Đến 1972 thư viện Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chính thức sử dùng bảng phân loại BBK 5 tập đã được sử dụng cho các thư viện khoa học ở Liên Xô. Thư viện Đại học Tổng hợp Hà nội đã là một trong những thư viện đầu tiên áp dụng khung phân loại BBK ở Việt Nam.

Đến 1975-1977 khi các thư viện Khoa học kỹ thuật Trung ương và thư viện viện Thông tin-khoa học xã hội biên soạn BBK ứng dụng. Thư viện Khoa học Kỹ thật Trung ương biên soạn BBK dành cho thư viện khoa học tự nhiên, thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội biên soạn BBK dành cho thư viện khoa học xã hội. Thư viện trường Đại học Tổng hợp đã áp dụng cả hai bảng này để phân loại tài liệu trong thư viện của mình và từ đây không sử dụng BBK nguyên bản nữa.

Việc áp dụng này ở thư viện Đại học Tổng hợp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân loại tài liệu và xây dựng mục lục phân loại. Nhưng hai khung phân loại này riêng rẽ do 2 thư viện biên soạn cho riêng mình nên có nhiều đề mục không khớp vói nhau, cách phân chia bảng mẫu địa lý cũng không hẳn giống nhau. Vì vậy, lại một lần nữa thư viện Đại học Tổng hợp Hà Nội có ý tưởng thống nhất hai khung phân loại BBK này để khắc phục tình trạng trên khi có điều kiện.

Năm 1980 Khi tiếp cận với một số khung phân loại BBK dị bản dùng chữ số Ả rập ở dãy cơ bản, thay cho chữ cái tiếng Nga của Liên Xô, đặc biệt là

khung phân loại BBK (gồm 4 tập) dùng cho thư viện tỉnh. Các cán bộ của Thư viện Trường Đại học Tổng hợp đã nhận thấy đây là một khung phân loại tương đối hoàn chỉnh và có thể phù hợp với thư viện của mình. Vì vậy đã tiến hành nghiên cứu để vận dụng vào việc phân loại tài liệu ở thư viện của mình. Khung phân loại BBK này được xây dựng trên cơ sở khung phân loại BBK đầy đủ đã xuất hiện ở Liên Xô, có ưu điểm là tiện lợi cho việc áp dụng vào thư viện các nước, vì dãy cơ bản của bảng được dùng chữ số Ả Rập thay thế cho chữ cái tiếng Nga. Đây là một cơ hội lớn cho việc biên soạn một khung phân loại phù hợp, nên Thư viện Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã hết sức nỗ lực trong việc nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế cùa thư viện. Năm 1985 các cán bộ thư viện đã tiến hành biên soạn bảng phân loại rút gọn đó là "Bảng phân loại thư viện-thư mục BBK dùng cho thư viện trường Đại học Tổng hợp".

Thư viện cũng đã có kế hoạch biên soạn bảng phân loại BBK gồm 5 tập vói nội dung là:

T. 1 : Cấu trúc BBK. Bảng rút gọn. Các bảng mẫu T.2: Các khoa học tự nhiên

T.3: Các khoa học kỹ thuật

T.4: Nông-Lâm nghiệp. Các khoa học Nông-lâm nghiệp-Bảo vệ sức khoẻ. Các khoa học Y dược

T.5: Các khoa học xã hội và nhân văn

Nhưng do hạn chế về nhiều mặt nên Thư viện Trường Đaị học Tổng hợp Hà Nội chỉ mới biên soạn hoàn chỉnh được T.l với bảng rút gọn cấp 3, các mục từ cấp 1 -3 đều bằng chữ số Ả Rập. Cơ sở của khung phân loại rút gọn này dựa trên khung phân loại ứng dụng của Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương và thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội. Khi biên soạn các tác giả có đối chiếu và tham khảo khung phân loại BBK nguyên bản, các ký hiệu cơ bản trong bảng chính được thay thế từ chữ cái Latin sang chữ số Ả rập gồm các lớp cơ bản:

1. Chủ nghĩa Mác-Lênin 2. Khoa học tự nhiên 3. Khoa học kỹ thuật

4. Nông- Lâm nghiệp. Các khoa học Nông- Lâm nghiệp 5. Bảo vệ sức khoẻ. Các khoa học Y học

6/8- Các khoa học xã hội và nhân văn 9. Tài liệu có nội dung tổng hợp.

Các bảng mẫu như: Bảng mẫu chung các chữ cái tiềng Nga được Việt hoá bằng các chữ cái tiếng Việt cho cấp chia thứ nhất, từ cấp chia thứ 2 trở đi thể hiện bằng chữ số Ả Rập, Bảng mẫu địa lý được sắp xếp lại và thay đổi một số đề mục ở các mục cơ bản bao gồm:

(0) Thế giới

(1) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2) Liên xô

(4) Châu Âu (5) Châu Á (6) Châu Phi (7) Châu Mỹ

(8) Châu Mỹ và châu Đại đương-Bắc cực-Nam cực. Các đảo trong đại dương thế giới

(9) Các đại dương và biển [10]

Việc để Việt Nam ở vị trí thứ nhất (1), Liên Xô vị trí thứ hai (2) trong khung phân loại xuất phát từ quan điểm tôn trọng nước biên soạn và nước xuất bản, còn vị trí thứ 3 (3) trong bảng nguyên bản dành cho các nước ngoài khác, song trong bảng này không sắp xếp vị trí thứ 3 vì không muồn trùng lặp với vị trí 0 (0) vì thế giới và các nước ngoài khác có ý nghĩa tương tự nhau. Bảng mẫu địa lý này chỉ áp dụng trong công tác phân loại của thư viện Đại học Tổng hợp.

Cho đến năm 1997 khung phân loại này được tái bản và chỉnh lý lại phần bảng mẫu địa lý cho phù hợp vói tình hình bản đồ chính trị Thế giói và Việt Nam hiện đại. Bảng có tên ngắn gọn là "Bảng phân loại Thư viện-Thư mục BBK" với nội dung rút gọn tập trung giới thiệu chung về cấu trúc của BBK, bảng rút gọn cấp 3 và các bảng trợ ký hiệu. Hiện nay tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội bảng này vẫn được thường xuyên sử dụng dưới góc độ bảng mẫu địa lý để chi tiết hoá tài liệu có nội dung về địa lý. Ngoài ra bảng còn được dùng cho công tác bổ sung tài liệu, triển lãm sách, biên soạn thư mục [5 ].

Từ 1983-1987 khi Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương biên soạn lại “Bảng phân loại Thư viện -Thư mục BBK” phần khoa học tự nhiên gồm 3 tập và Viện Thông tin Khoa học Xã hội biên soạn lại “Bảng phân loại Thư viện-Thư mục BBK” dùng cho các thư viện khoa học xã hội gồm 3 tập. Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Tổng hợp đã mua nguyên bản về và chuyển đổi các ký hiệu bằng chữ cái Việt sang chữ số Á Rập (ví dụ như A-l; B-E-2), song vì không có điều kiện nên không biên soạn lại được mà chỉ chuyển số trực tiếp trên bảng.

Theo thứ tự như sau ở cấp chia thứ nhất: 1 Chủ nghĩa Mác- Lê nin

2 Khoa học tư nhiên

A B-E Ê-L

3 Kỹ thuật. Các khoa học kỹ thuật E-

4 Nông -Lâm nghiệp. Các khoa học Nông-Lâm nghiệp M

5 Bảo vệ sức khoẻ. Các khoa học Y học NN

Ô/Y

z

6/8 Các khoa học xã hội và nhân văn 9 Tài liệu có nội dung tổng hợp Còn ở cấp chia thứ hai gồm:

20 Các khoa học tự nhiên nói chung 22 Các khoa học Toán lý

B

24 Các khoa học Hoá học D

26 Các khoa học về trái đất Đ

28 Các khoa học Sinh vật E

60 Các khoa học xã hội nói chung A

63 Lịch sử. Các khoa học Lịch sử p

65 Kinh tế. Các khoa học kinh tế Q

66 Chính trị. Các khoa học chính trị R

67 Nhà nước và pháp luật. Các khoa học pháp lý s

68 Quân sự. Các khoa học quân sự T

70/79 Văn hoá. Khoa học. Giáo dục Ư

80/84 Các khoa học Ngữ văn. Văn học V

Os

ŨJ Nghệ thuật. Lý luận nghệ thuật w

87/88 Các khoa học Triết học. Tâm lý học Y

Cho đến nay Trung tâm Thông tin-Thư viên Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng khung phân loại này để phân loại tài liệu của Trường Đại học khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [7].

Một phần của tài liệu Phân loại tài liệu và tổ chức bộ máy tìm tin theo ký hiệu phân loại tại trung tâm thông tin thư viện ĐHQG hà nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)