Khuôn khổ hợp tác hành lang Đông – Tây

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 106 - 125)

Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (EWECS) là một trong 3 sáng kiến về hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản khởi xướng. EWECS dài 1450 km đi qua 19 tỉnh của 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Mục tiêu của việc hình thành EWEC là nhằm tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là các lĩnh vực như giao thông, năng lượng và du lịch…[22].

EWEC được hình thành sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên, trước hết là các địa phương của bốn quốc gia có tuyến hành lang kinh tế đi qua và rộng hơn nữa là Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các tham luận tập trung nêu một số nội dung chủ yếu như: Đánh giá tiềm năng, lợi thế đầu cầu của Quảng Trị để phát triển kinh tế và du lịch; Xác định luận cứ khoa học để các địa phương trên tuyến đề ra chủ trương chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường liên doanh, liên kết giữa Quảng Trị với các địa phương để khai thác có hiệu quả EWEC, đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung Bộ…

Với vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông – Tây (nối liền 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar), tỉnh Quảng Trị đang chủ động tham gia vào chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông, xây dựng và triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với EWEC. Quảng Trị cũng chú trọng huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển các khu công nghiệp, kinh

Hình 3.2. Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC)

Nguồn : http://hanhlangkinhtedong tay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế thương mại, du lịch; điển hình là khu kinh tế thương mại Lao Bảo; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang và Tây Bắc Hồ Xá; các khu du lịch Cửa Việt, Cửa Tùng; khu kinh tế biển Đông Nam.

Thời gian qua, hợp tác trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Đông-Tây đã đạt được những tiến bộ về xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, triển khai mô hình kiểm tra một cửa / một điểm dừng tại cửa khẩu Lao Bảo-Densavanh và Savannakhet-Mukdahan và hợp tác giữa các địa phương dọc Hành lang.

Hành lang kinh tế Đông Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu vẫn là du lịch đường không, chỉ có tuyến du lịch đường bộ Thái - Lào là tương đối phát triển. Có nhiều địa điểm du lịch, phong phú về loại hình: di tích lịch sử, văn hoá, sinh thái...

Các địa phương trong hành lang, ngoại trừ những thành phố và thị trấn chính, đều có mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí, khoa học công nghệ, tay nghề cũng như kỷ luật lao động thấp. Tỷ lệ nghèo đói cao, có một số lượng đáng kể dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng biên giới Thái Lan - Myanmar.

Về cơ sở hạ tầng, nòng cốt của hành lang là tuyến đường bộ từ Mawlamyine đến Đà Nẵng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2005. Đây là tập hợp các giao điểm của các trục Bắc Nam, gồm: Yangon - Mandalay, Chiang Mai - Bangkok, Vientiane - Savannakhet, Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của hành lang Đông Tây còn yếu, đường thuỷ, hàng không, điện nước, các dịch vụ viễn thông đều còn hạn chế.

Các tỉnh thành thuộc hành lang kinh tế đều có các cơ sở công nghiệp và khu thương mại tự do, nhưng hầu hết đều chưa được sử dụng có hiệu quả do vị trí không thuận lợi và thiếu quy hoạch đầy đủ.

Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời chính là sợi dây liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa các quốc gia Đông Nam Á nói chung và các địa phương nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, một số thách thức mà các nước cần phối hợp giải quyết, đặc biệt trong việc phê chuẩn và thực hiện đầy đủ Hiệp định về tạo thuận lợi cho người và hàng hóa trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS ) nhằm thúc đẩy phát triển của Hành lang Kinh tế Đông-Tây

Thời gian qua, hợp tác trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Đông-Tây đã đạt được những tiến bộ về xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, triển khai mô hình kiểm tra một cửa/một điểm dừng tại cửa khẩu Lao Bảo-Densavanh và Savannakhet-Mukdahan và hợp tác giữa các địa phương dọc Hành lang.

Tuy nhiên, một số thách thức mà các nước cần phối hợp giải quyết, đặc biệt trong việc phê chuẩn và thực hiện đầy đủ Hiệp định về tạo thuận lợi cho người và hàng hóa trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS ) nhằm thúc đẩy phát triển của Hành lang Kinh tế Đông-Tây. Hội nghị đã thống nhất một số biện pháp triển khai trong thời gian tới. Khuyến khích các nước EWEC hoàn thành tiến trình phê chuẩn các phụ lục và nghị định thư của Hiệp định GMS trước Hội nghị Thượng định GMS vào năm 2014. Đồng thời khuyến nghị Chính phủ các nước EWEC tăng cường hợp tác và đặt ưu tiên vào việc bảo trì, nâng cấp các tuyến đường và cơ sở dịch vụ dọc EWEC thông qua huy động các nguồn tài chính khác nhau, đặc biệt từ khu vực tư nhân và các đối tác phát triển; đề nghị ADB hỗ trợ các nước EWEC xây dựng chiến lược thu hút đầu tư vào Hành lang và tổ chức đối thoại giữa các Chính phủ với doanh nghiệp để định hướng phát triển gắn kết Hành lang với chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực.

Hoan nghênh việc bổ sung Đường 8 và 12 vào tuyến đường EWEC và mở rộng hành lang EWEC tới thủ đô và các trung tâm kinh tế của ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và nhấn mạnh các nước cần tiếp tục hợp tác để khảo sát và phát triển các tuyến giao thông mới bổ sung cho hành lang EWEC.

Đề nghị Chính phủ và chính quyền địa phương các nước Lào, Việt Nam, Thái Lan đẩy nhanh việc thực hiện đầy đủ mô hình kiểm tra một cửa một điểm dừng tại cửa khẩu Lao Bảo-Densavanh và Savannakhet-Mukdahan; khuyến nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

áp dụng mô hình này tại cửa khẩu Myawaddy-Mae Sot giữa Thái Lan và Myanmar.

Hội nghị khuyến khích các cơ quan chức năng của Lào và Việt Nam thiết lập đầu mối liên lạc và hoàn thành việc ký MOU về kiểm tra chung tại cửa khẩu Lao Bảo - Densavanh trước cuộc gặp lần 3 của các Thứ trưởng Ngoại giao trong năm 2014. Hội nghị cũng hoan nghênh quyết định của Thái Lan và Lào áp dụng thử nghiệm mô hình kiểm tra một điểm dừng tại cửa khẩu Savannakhet- Mukdahan trước cuối năm 2013.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khẳng định quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển của Hành lang và mong muốn phối hợp chặt chẽ với các nước trong khu vực để giải quyết những khó khăn vướng mắc. Nhằm đẩy mạnh sự phát triển của Hành lang, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã đưa ra các đề xuất cụ thể được Hội nghị ghi nhận trong Tuyên bố chung, đặc biệt là về các biện pháp thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các nước.

Tầm quan trọng của tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây.

Sau khi cầu Hữu nghị 2 bắc qua sông Mê Công nối Mục Đa Hán và Savannakhet được khánh thành (ngày 19/12/2006); Hành lang Kinh tế Đông - Tây đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị; mở ra các cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ ra nước ngoài, phát huy tối đa các nguồn lực bên trong và khai thác các nguồn lực bên ngoài, cải cách thủ tục hành chính, khai thác các tiềm năng về du lịch, thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.. [22].

Các chương trình, dự án hợp tác phát triển trên Hành lang Kinh tế Đông-Tây.

- Dự án nâng cấp Quốc lộ 9: có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD (tương đương 540 tỷ đồng), trong đó: vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á là 25 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 15 triệu USD. Đến nay, các hạng mục chính của dự án đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn các hạng mục phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trợ như: hệ thống đèn chiếu sáng và biển báo giao thông đang được thực hiện. - Các dự án viện trợ phát triển ODA: Tại 2 huyện Hướng Hoá và Đakrông đang thực hiện Dự án "Giảm nghèo miền Trung" do ADB tài trợ với vốn đầu tư 123 tỷ đồng; trên địa bàn huyện Cam Lộ và Đakrông đang thực hiện Chương

trình Phát triển Nông thôn Quảng Trị giai đoạn III do Phần Lan tài trợ với vốn

đầu tư 10 triệu Euro

Ngoài ra, hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư

phối hợp với các ngành soạn thảo 9 báo cáo tiền khả thi và đề cương nhận diện dự án và kêu gọi vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), lên danh mục đề xuất các dự án kêu gọi đầu tư và tài trợ.

Định hướng phát triển tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây trên địa bàn Quảng Trị - Việt Nam

Xác định tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây trên địa bàn tỉnh ta là tuyến kinh tế động lực của tỉnh. Lấy Quốc lộ 9 làm lợi thế khai thác phát triển kinh tế tổng hợp- gồm 3 vùng kinh tế động lực, đó là: Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo; Thị xã Đông Hà; Khu kinh tế du lịch - dịch vụ Cửa Việt - Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ. Các cụm kinh tế phối hợp gồm: Cụm kinh tế Đakrông - Cam Lộ; cụm Thị xã Quảng Trị- Diên Sanh - Mỹ Chánh.

Hướng phát triển chung: Thương mại - Dịch vụ - Du lịch giữ vị trí quan trọng hàng đầu, phấn đấu sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo bước đột phá sau năm 2010, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giữ vị trí trọng tâm, then chốt với tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển nông nghiệp hàng hoá và nông nghiệp ven đô phục vụ cho thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

Trong khuôn khổ Quảng Trị có :

(i) 3 (ba) vùng kinh tế động lực, gồm:

Khu động lực Lao Bảo: Xây dựng Lao Bảo trở thành trung tâm Thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của tỉnh, kết hợp phát triển công nghiệp gia công, lắp ráp, chế biến nông - lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng, du lịch sinh thái rừng.

Khu động lực Đông Hà: Phát triển kinh tế tổng hợp gắn Khu Công nghiệp

Đông Hà và Khu Công nghiệp Quán Ngang. Xây dựng Đông Hà thành trung tâm thương mại- dịch vụ và công nghiệp của tỉnh, sớm đưa Đông Hà trở thành thành phố tỉnh lỵ của tỉnh.

Khu kinh tế động lực Cửa Việt - Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ: Là điểm cuối ở

Quảng Trị của hành lang kinh tế về phía Đông, tập trung phát triển dịch vụ - du lịch sinh thái biển; công nghiệp vận tải; chế biến thuỷ - hải sản; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; khai thác, chế biến khoáng sản.

(ii) Hai cụm kinh tế phối hợp gồm:

Cụm kinh tế Đakrông - Cam Lộ gắn với đường Hồ Chí Minh, Cam Lộ-Tuý Lan: Phát triển ngành dịch vụ tổng hợp, du lịch; chú trọng du lịch sinh thái rừng,

nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu bảo tồn văn hoá dân tộc thiểu số.

Cụm kinh tế thị xã Quảng Trị - Diên Sanh - Mỹ Chánh: Phát triển dịch vụ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết Chƣơng 3

Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar là rất lớn. Trong thời gian tới hai bên cần phải quan tâm hơn nữa đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp này, cùng nhau phát huy tối đa những lợi thế và khắc phục những khó khăn trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar, đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới, hợp tác toàn diện và đối tác chiến lược. Với những nỗ lực của cả hai bên, với tinh thần hữu nghị quốc tế và tình cảm gắn bó anh em của nhân dân Việt Nam với nhân dân nước Myanmar, sự ưu đãi đặc biệt của Chính phủ Việt Nam với nước Myanmar thì chác chắn trong tương lai, mối quan hệ hợp tác Việt Nam- Myanmar sẽ gặt hái được những thành công tốt đẹp.Hướng phát triển chung: Thương mại - Dịch vụ - Du lịch giữ vị trí quan trọng hàng đầu, phấn đấu sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo bước đột phá sau năm 2010, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giữ vị trí trọng tâm, then chốt với tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển nông nghiệp hàng hoá và nông nghiệp ven đô phục vụ cho thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các đề xuất cụ thể đối với sự phát triển SGM, MC, CLMV, EWECS. Đặc biệt là trong Tuyên bô thành phó Hồ Chí Minh ngày 5/4/2014 về tăng cường hợp tác phát triển vì lợi ích chung hoà bình, ,ổn định và thịnh vượng các quóc gia trong khuôn khô GMS – ASEAN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng ASEAN, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, cơ hội hợp tác cho các nước luôn là đề tài được chú trọng.Qua nghiên cứu quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng ASEAN cho 2 nước Việt Nam, Myanmar hướng đến năm 2015 tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nguồn tài nguyên đang dần cạn kệt...và Myanmar đang trở thành điểm “nóng”, một thị trường đầy hấp dẫn cho các cường quốc và các nhà đầu tư đang “khát” tài nguyên. Việt Nam bằng những chính sách mềm dẻo, những ưu đãi đặc biệt, luôn đề cao tinh thần hữu nghị, tình đoàn kết gắn bó anh em cũng đang hướng tới thị trường Myanmar giàu tiềm năng và hứa hẹn trong tương lai sự hợp tác Việt Nam - Myanmar sẽ rất tốt đẹp và đạt được nhiều thành công hơn nữa.. được thực nghiện trong khuôn khổ Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn hướng tới Cộng đồng ASEAN – 2015 cũng như các quan hệ hợp tác song phương hai nuớc vì mục đích phát triển bền vũng Tiểu vùng Mê Công mở rộng.

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu đất nước Myanmar chúng ta có thể nhận thấy : Myanmar là một đất nước có lịch sử phát triển lâu đời, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, tài nguyên phong phú, có nguồn lao động dồi dào , đường lối phát triển kinh tế hợp lí được sự giúp đỡ của các nước trong khu vực ASEAN và

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 106 - 125)