Việt Nam – Myanmar cùng Tầm nhìn hướng tới Cộng đồng ASEAN –

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 76)

Tầm nhìn sau 2015 là bước tiếp nối của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Vì vậy, về ngắn hạn, Tầm nhìn cần phải ưu tiên đạt và hoàn thiện Cộng đồng ASEAN vào 2015 với những mục tiêu có tính thực tiễn và khả thi. Đây là những mục tiêu ASEAN chắc chắn làm được phù hợp với bản chất, trình độ, mô hình phát triển hiện nay của ASEAN. Mục tiêu dài hạn bao gồm những mục tiêu lý tưởng lớn mà ASEAN nên phấn đấu hướng tới trong những thập kỷ tiếp theo 2015. Những mục tiêu này đóng vai trò định hướng, làm động lực cho sự phát triển của ASEAN.

Triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN từ năm 2009 đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên cả ba trụ cột.

Về chính trị-an ninh, ASEAN đã thực hiện được 71% các biện pháp đề ra

trong lộ trình xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh. Những kết quả chính bao gồm nỗ lực nâng tầm và tiến tới phổ cập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á (TAC), đến nay đã có 22 nước ngoài ASEAN tham gia, tăng cường hiệu lực của Hiệp ước trong việc điều phối quan hệ không chỉ giữa các nước thành viên ASEAN mà giữa ASEAN và các đối tác; Các nỗ lực bảo đảm hòa bình và hòa giải với việc thành lập Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN; Các nỗ lực tăng cường hiệu lực pháp lý và thực tiễn của Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí Hạt nhân và tăng cường đối thoại xây dựng và hợp tác trong các cơ chế khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị giữa các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác (ADMM+) nhằm duy trì và củng cố hòa bình và ổn định ở khu vực; Hoạt động hiệu quả của Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền và việc thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tuyên bố của ASEAN về nhân quyền với những nội dung tiến bộ chưa từng được thể hiện trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực như quyền hòa bình và quyền phát triển.

Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, thời gian qua, ASEAN và Trung Quốc đã khởi động tham vấn chính thức tiến tới thỏa thuận một Bộ Quy tắc về Ứng xử trên Biển Đông (COC), trong đó ASEAN tham gia với sự nhất trí cao trên cơ sở Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông.

Về kinh tế, ASEAN đã triển khai được 80% các biện pháp đề ra cho việc

xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, trong đó có các bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tự do hóa thương mại và đầu tư, kể cả trong lĩnh vực dịch vụ, các nỗ lực thu hút đầu tư của nước ngoài, triển khai Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hướng tới hình thành một thị trường thống nhất và thực hiện các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA) giữa ASEAN với các nước đối tác. Đặc biệt là việc khởi động đàm phán với các đối tác FTA Đông Á về một Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) tiến tới việc hình thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất chiếm 1/2 dân số và 1/3 GDP của thế giới, trong đó ASEAN chiếm 1/5 thị trường và là nhân tố chủ đạo.

Về văn hóa-xã hội, ASEAN đã thực hiện được 90% các biện pháp đề ra

hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Với mục tiêu xây dựng một Cộng đồng đùm bọc, cùng chia sẻ và có trách nhiệm, nâng cao bản sắc ASEAN, tiến triển trong việc thỏa thuận và triển khai các biện pháp tăng cường vai trò của thanh niên, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ trẻ em và phụ nữ, tăng cường hợp tác quản lý và ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu. .

Quan hệ đối ngoại của ASEAN tiếp tục được tăng cường, mở rộng, thiết thực hỗ trợ nỗ lực xây dựng Cộng đồng. ASEAN thúc đẩy quan hệ đối thoại, hợp tác toàn diện với tất cả các nước lớn và trung tâm như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, EU… Hơn 70 nước ngoài ASEAN đã tiến cử Đại sứ tại ASEAN cho thấy vai trò ngày càng tăng của ASEAN và sự quan tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của thế giới đối với khu vực ASEAN phát triển năng động cũng như triển vọng hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015.

Với tiến độ và những kết quả đạt được, có thể tin tưởng rằng ASEAN sẽ đạt được mục tiêu hình thành Cộng đồng vào năm 2015. Đồng thời, ASEAN đã bắt đầu quá trình xây dựng tầm nhìn định hướng phát triển của ASEAN giai đoạn sau 2015. Đó sẽ là tầm nhìn và kế hoạch bảo đảm cho ASEAN tiếp tục hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, hướng tới một Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, vì nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm.

3.1.2. Các cơ chế hợp tác : song phƣơng / đa phƣơng

Việc cải cách mở cửa của Myanmar được dư luận quốc tế đánh giá cao khi nhiều nước đã chủ trương tăng cường quan hệ với Myanmar. Lãnh đạo cấp cao Mỹ, EU, Anh, Pháp, Hàn Quốc... cũng đã có các chuyến thăm tới Myanmar nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Mỹ, EU, Ôx-trây-li-a, Canada đã nới lỏng cấm vận kinh tế (một số nước EU nối lại viện trợ) cho Myanmar.[7], [10].

Cùng với các cải cách chính trị, Myanmar đang đẩy mạnh cải cách, mở cửa kinh tế trên nhiều lĩnh vực, đáng chú ý là việc mở cửa hệ thống kinh tế theo cơ chế thị trường. Năm 2012, Myanmar đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Xuất nhập khẩu mới. Hiện nay, Myanmar vẫn coi nông nghiệp là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác. Chính phủ Myanmar đã ban hành nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp trong đó đáng lưu ý là mặt hàng gạo.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, với tiến trình cải cách tiếp tục diễn ra thuận lợi, Myanmar có nhiều khả năng trở thành một nước lớn về sản xuất và xuất khẩu gạo trong tương lai gần. Nhận định trên không phải là không có cơ sở khi mà Myanmar từng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á trong thập niên 50. Chỉ sau khi bị bao vây cấm vận, ngành sản xuất lúa gạo của Myanmar mới trở nên tụt hậu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Myanmar đã dần lấy lại được vị thế xuất khẩu gạo của mình, tuy số lượng gạo xuất khẩu còn khiêm tốn. Năm 2009, Myanmar xuất khẩu xấp xỉ 1,1 triệu tấn gạo- mức cao nhất kể từ năm 1966 của nước này. Năm 2010, xuất khẩu gạo của Myanmar

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm xuống còn 445,000 tấn do Chính phủ hạn chế cấp phép xuất khẩu gạo vì lo ngại giá gạo ở thị trường trong nước tăng cao. Các năm 2011- 2012 xuất khẩu gạo của Myanmar đã tăng trở lại, đạt trên 700 000 tấn.

Trong thời gian qua, có nhiều ý kiến e ngại, chưa muốn hoặc chậm thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ và giống trong nông nghiệp với Myanmar vì lo lắng Myanmar trở thành đối thủ cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là thị trường gạo. Đây chưa phải là cách nhìn dài hạn bởi vì cách nghĩ đó đã tự đặt Việt Nam vào vị thế cạnh tranh với Myanmar mà không phải là hợp tác cùng thắng để phát triển.

Myanmar là một nước lớn về nông nghiệp với nhiều điều kiện ưu đãi hơn nước ta (về diện tích canh tác, khí hậu thổ nhưỡng, về lao động, ...) nên về lâu dài, Myanmar có đủ tiềm năng để vượt trội hơn Việt Nam về nông nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần xác định rõ chiến lược dài hạn và kế hoạch triển khai cụ thể về hợp tác nông nghiệp nói chung và hợp tác gạo nói riêng giữa Việt Nam và Myanmar để biến đối thủ cạnh tranh tiềm năng thành đối tác chiến lược trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

3.1.3. Việt Nam – Myanmar : Đối tác tin cậy trong SMC

Myanmar là nước có quan hệ rất sớm với Việt Nam, hai nước đã trọng thể kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28/5/1975-28/5/2010). Myanmar luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy trong ASEAN, hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao.

Trong bối cảnh hợp tác giữa các nước ASEAN ngày càng được thúc đẩy, hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Myanmar cũng có những bước phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2011 đạt 167 triệu USD và 9 tháng năm 2012 là 157,4 triệu USD (Việt Nam nhập 89,1 triệu USD, xuất khẩu 77,3 triệu USD). Tổng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar đăng ký tính đến hết năm 2011 đạt 500 triệu USD và còn nhiều dự án của doanh nghiệp Việt Nam đang chờ được cấp phép. Việt Nam đã tiến hành mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội-Yangon, Thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hồ Chí Minh-Yangon, Văn phòng đại diện Hàng không Việt Nam tại Yangon; Văn phòng đại diện BIDV tại Yangon; Công ty đầu tư và phát triển Myanmar ( MIDC); Văn phòng đại diện Tổng Công ty Viettel tại Yangon; Văn phòng dầu khí Việt Nam...[26].

Niềm tin chiến lược quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Myanmar được khẳng địng trong Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Myanmar nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Liên bang Myanmar của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 29/11 đến ngày 1/12/2012.

Trong thời gian ở thăm Myanmar, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Thein Sein; tiếp Chủ tịch Hạ viện Thura Swe Mann và Chủ tịch Thượng viện Khin Aung Myint; dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam- Myanmar và thăm một số cơ sở kinh tế văn hóa ở Yangoon. Hội đàm song phương giữa Tổng thống Myanmar Thein Sein và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang diễn ra sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống ngày 29/11/2012 tại Thủ đô Nay Pyi Taw.

Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein hoan nghênh Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước đến Myanmar; chúc mừng những thành tựu quan trọng về mọi mặt của Việt Nam, nhất là trong kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng bền vững; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ thực hiện thành công “Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020”, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong khu vực và trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh những nỗ lực trong cải cách chính trị, kinh tế và xã hội ở Myanmar và chúc mừng những kết quả tích cực của Myanmar trong tiến trình cải cách; bày tỏ tin tưởng Myanmar sẽ phát triển ổn định và phồn vinh, có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hai nhà Lãnh đạo đánh giá quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong 12 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, tài chính-ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất thiết bị điện, chế tạo và lắp ráp ôtô, xây dựng và hợp tác thương mại- đầu tư đã được Lãnh đạo hai nước nhất trí. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015 và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Châu Á-Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc ở các cấp cũng như các cơ chế hợp tác song phương hiện có.

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng trên cơ sở Thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng ký năm 2011 và Hiệp định Phòng chống Tội phạm ký năm 2004; xúc tiến thiết lập cơ chế đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng giữa hai nước.

Hai nhà Lãnh đạo đánh giá cao sự hợp tác tích cực giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong ASEAN, cũng như tại các cơ chế hợp tác tiểu vùng GMS (CLMV, ACMECS, EWEC); khẳng định cùng phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Myanmar trong cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2014. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của cơ chế Ủy hội sông Mekong Quốc tế và việc hợp tác giữa các nước ven sông về quản lí và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau tại Biển Đông; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); ủng hộ Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, trong đó có việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Hiện trạng quan hệ hợp tác song phƣơng Việt Nam – Myanmar 3.2.1. Cơ hội Việt Nam xâm nhập thị trƣờng Myanmar

3.2.1.1. Cơ hội đầu tư

Myanmar là thị trường đầu tư đầy tiềm năng với 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar phải nhập khẩu từ hơn 115 nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đạt 15 tỉ USD, giá lao động thấp, nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ , y tế....còn bỏ ngỏ. Đó là cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ xúc tiến thương mại, đón cơ hội đầu tư vào thị trường này.

Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, từ tháng 5/2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar. Khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn). Myanmar có 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ Việt Nam, Bangkok. Ở lĩnh vực đầu tư, khác với một số nước châu Á, các nhà đầu tư nước ngoài và Myanmar sẽ được đầu tư 100% vốn, không bị khống chế mức tối đa nhưng bị khống chế mức tối thiểu, nghĩa là không được đầu tư dưới 35%. [18], [26].

Ở Việt Nam, Việtnam Airlins đã mở thêm chuyến bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Yangon, tuyến Hà Nội đi Yangon đã tăng thêm 5 chuyến/tuần. Trước nhiều cơ hội với điều kiện hội nhập, hàng hóa Việt Nam đang cần thị trường mới để tiêu thụ vì vậy Myanmar là thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệpViệt Nam. Bên cạnh những thuận lợi trên, Myanmar còn có một lợi thế khác là giá lao động thấp, khoảng 60-80 USD/lao động cấp trung. Nguyên liệu chế biến nông nghiệp lẫn công nghiệp ở Myanmar rất nhiều nên đầu tư và ngành sản xuất ở Myanmar có nhiều triển vọng. Bên cạnh đó, nhu cầu hàng hoá hiện tại đang rất lớn nên các doanh nghiệp đầu tư có thể đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư vào Myanmar.

3.2.1.2. Thách thức

Đứng trước những cơ hội “vàng” đề cập trên, Myanmar được đánh giá là thị trường chưa khai thác, là mảnh đất màu mỡ nhưng khi các doanh nghiệp Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nam cần đầu tư phải hết sức thận trọng. Myanmar vừa mở cửa thị trường cũng giống như bối cảnh của đất nước Việt Nam cách đây 15-20 năm. Tất cả đều mới

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 76)