Khái quát về lịch sử phát triển của Myanmar

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 44)

2.1.1. Quốc hiệu

Myanma là tên gọi bắt nguồn từ tên địa phương Myanma Naingngandaw.

Nó được sử dụng vào đầu thế kỷ 12 nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Một gốc của tên gọi này là từ Brahmadesh trong tiếng Phạn có nghĩa là "mảnh đất của Brahma", vị thần Hindu của mọi sinh vật.

Tên gọi "Miến Điện" là tên gọi người Trung Quốc đặt cho Myanmar. "Miến" có nghĩa là xa tắp, xa vời, xa tít tắp. "Điện" là chỉ vùng đất nằm bên ngoài "giao". Theo cách gọi của người Trung Quốc thì tường trong của thành gọi là "thành", tường ngoài gọi là "quách". Vùng ngoại vi của quách gọi là "giao". Vùng đất bên ngoài giao gọi là "điện", cách thành khoảng từ một trăm dặm trở lên. "Miến Điện" ý là vùng ngoại thành xa xôi.

Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, cùng với nhiều thay đổi trong tên gọi tiếng Anh của nhiều vùng trong đất nước, chẳng hạn tên gọi trước kia của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Tuy vậy, tên chính thức của đất nước trong tiếng Myanma là Myanma vẫn không đổi. Trong tiếng Myanma, Myanma là tên quốc gia, trong khi Bama(Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông tục.

Sự thay đổi trong tên gọi là biểu hiện của một cuộc tranh cãi chính trị. Nhiều nhóm người Myanma tiếp tục sử dụng tên "Burma" vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Úc, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar". (Hình 2.1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.1. Bản đồ Công hoà Liên bang Myanmar

Nguồn : gool.com

Việc sử dụng tên "Burma" vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và Anh. Trong tiếng Anh, người ta vẫn dùng từ "Burmese" như một tính từ.

Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Anh, Myanma đã sử dụng các quốc hiệu sau: Liên bang Myanma: 1948-1974/ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma: 1974-1988 / Liên bang Myanma: 1988-2010 (từ năm 1989 thì quốc hiệu tiếng Anh dùng Myanmar thay cho Burma) / Cộng hòa Liên bang Myanma: 2010-nay. (Hình 2.1.)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.2. Tiến trình lịch sử

Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam Myanma) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này. Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.

Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Tới năm 849, vương quốc họ đã thành lập xung quanh trung tâm Pagan trở nên hùng mạnh. Trong giai đoạn Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến Điện đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanma hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốcPagan, thường được gọi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại Mandalay.[13].

Tới cuối thập niên 1200, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Mông Cổ xâm lược Vương quốc Pagan, nhưng tới năm 1364 người Miến Điện đã tái lập vương quốc của họ tại Ava, nơi văn hóa Miến Điện bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, vào năm 1527 người Shan cướp phá Ava. Trong lúc ấy người Mon thiết lập địa điểm mới của họ tại Pegu, nơi này đã trở thành một trung tâm tôn giáo và văn hóa lớn.

Những người Miến Điện đã phải chạy trốn khỏi Ava thành lập Vương quốc Toungoo năm 1531 tại Toungoo, dưới quyền Tabinshwehti, người đã tái thống nhất Miến Điện và lập ra Đế chế Miến Điện thứ hai. Vì sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ Châu Âu ở Đông Nam Á,

Vương quốc Toungoo trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế bằng cách chinh phục các lãnh thổ Manipur, ChiangMai, Ayutthaya, Shan, Nagaland, Tripura, Mizoram, Assam, Sikkim, Bhutan, Chittag ong, Dhaka, Rajshahi, Rangpur và một số vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc gồm Đức Hoành, Nộ Giang, Bảo Sơn và Phổ Nhĩ. Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của Vương quốc Toungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ Đào Nha, đã lập nên một vương triều mới tại Ava năm 1613.

Trong Thế chiến thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản trong Chiến dịch Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945.

Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanma, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng.

Không giống như đa số các thuộc địa của của Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho phép các nước cộng hòa trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia. Vùng địa lý hiện nay của Myanma có thể suy ngược từ Thoả ước Panglong, là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ Miến và Thượng Miến và Các vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc. .

Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Winlãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanma lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Hội đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Myanma quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanma. Năm sau, quốc hiệu bằng tiếng Anh đổi từ Union of

Burma thành Union of Myanmar. Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau

những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanma năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số.

Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993. Năm 1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang được đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanma được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua". Năm 2010, quốc hiệu của Myanma đổi thành Cộng hòa Liên bang ( tiếng Anh: Republic of the Union of Myanmar). [27].

2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Myanmar 2.2.1 Điều kiện tự nhiên 2.2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Đất nước Myanmar nằm tại khu vực Đông Nam Châu Á, phía Tây Bắc bán đảo Trung Ấn. Có 5876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1800 km), Lào (235 km), Ấn Độ (1463 km), Bănglađet (193 km). Đường bờ biển dài 1930 km. Tổng diện tích: 678.500 km2. Diện tích đất liền: 657.740 km2. Diện tích lãnh hải: 20.760 km2. Biên giới trên đất liền: Tổng chiều dài: 5.876 km. Chiều dài bờ biển: 3.200 km . [14], [15].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Phần trung tâm là đồng bằng thung lũng sông Iraoady. Điểm đáng chú ý về địa lý của Myanmar là nước này nằm ở vị trí chiến lược gần những đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương.

Khí hậu: Myanmar có khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ bình quân năm 27oC; nhiệt độ tháng I là 13oC ở phía Bắc, 20 – 25o C ở phía Nam; tháng nóng nhất (tháng IV) 30 – 34oC. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. thường có bão. Lượng mưa 500 mm ở nơi khuất gió đến 350 mm ở vùng núi đón gió.

Sông chính : sông Iraoađy chảy từ bắc xuống nam, đổ ra vịnh Bengan thuộc Ấn Độ Dương.

Đất canh tác 15,3% (có 2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng, cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính : dầu khí, thiếc kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.1.2. Sự phân hoá vùng lãnh thổ

Căn cứ vào đặc điểm địa lý của đất nước, Myanmar được chia thành các vùng miền sau:.

Miền Bắc và miền Tây: Vùng núi phía Bắc và phía Tây Kéo dài từ cực Bắc

xuống đến phía Tây của Myanmar, gồm các bang Chin, Kachin, và Rakhine. Một số đỉnh núi cao nhất ở Myanmar nằm tại đây như ngọn Hkakaborazi với độ cao 5.880 m (ngọn núi cao nhất Đông nam Á), thuộc dãy Kachin; ngọn Sarameli và ngọn Victoria nằm trong dãy Chin.

Phía Tây bang Rakhine có một dải bờ biển mở rộng ở phía bắc và thu hẹp dần về phía nam. Ở đây có nhiều khu nghỉ mát trên bãi biển, ngoài khơi có nhiều đảo nhỏ nằm rải rác trong vịnh Ben-gan (Bengal).

Thực vật trong vùng này thay đổi từ hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới cho đến hệ thực vật ôn đới và núi cao, rất phong phú với các loại gỗ Quyên, Mộc Lan, Bách Sù, Thông, Bu Lô và Anh Đào... Những khu rừng bao phủ một vùng rộng lớn trong dãy Rakhine (tên cũ Arakan), trong đó còn nhiều động vật hoang dã quý hiếm sinh sống như Gấu, Cày Hương, Voi, Báo và Hổ... Những loại thú hiếm như Gấu Trúc Đỏ, Heo Vòi, Báo Tuyết và Hươu Xạ được tìm thấy tại vùng ôn đới phía bắc.

Miền Trung: Khí hậu khô ráo, nhưng ở đây cũng có những thung lũng màu

mỡ và những đồng bằng của sông Ayeyarawady hùng vĩ, sông Chindwin là một chi lưu của sông Ayeyarawady và sông Sittoung. Hai bên vùng châu thổ của những con sông là những dãy đồi núi thấp bao quanh. Thực vật chủ yếu là những loại cây gai và xương rồng. Có nhiều loài rắn, đặc biệt là rắn Viper cực độc, có rất nhiều ở vùng này. Trên những triền núi, có nhiều gỗ tếch và các loại gỗ cứng. Các thung lũng và đồng bằng ven sông là những cánh đồng lúa nước, ngoài ra còn có một số loại cây công nghiệp khác như: Đay, bông, mía, đậu tương, cây thuốc lá, trà... Dầu mỏ và khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở vùng này.

Các thành phố chính của vùng này là: Răng-gun, thủ đô trước đây của Myanmar và là thành phố lớn nhất Myanmar; Pegu (Bago), thủ đô của người Mông cổ thành lập trước đây khi xâm chiếm Myanmar cách Rang-gun khoảng 70 km về phía Bắc; Prome (Pyay) và Toungoo, cũng từng là những thủ đô trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lịch sử; Bên cạnh đó còn có một số thành phố quan trọng như: Mandalay, Monywa, Magwe và Pakkoku.

Nguồn : gool.com Hình 2.3 Bản đồ Myanmar với các vùng Đông Mianmar Tam giác vàng tai tiếng và một số dân tộc thiểu số Trung Mianmar Mandalay các điểm lịch sử và khảo cổ các đô thị trên nui mát mẻ Bắc Mianmar. Một khu vực rất lớn bao gồm cả khu vực gần phía nam của dãy núi Hymalaya và nhiều bộ lạc dân tộc Irrawaddy- vùng đất thấp ĐB châu thổ Irawaddy và thành phố lớn, thủ đô cũ Tây Mianmar Các vùng núi xa xôi và một số bãi biển đẹp ở vịnh bengal

Đông nam Mianmar Bờ biển phía nam kéo dài đến biên giới thái Lan với một số đảo ngoài khơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cao nguyên Shan : Cao nguyên Shan nằm ở miền đông Myanmar đây là

một bình nguyên nằm trên độ cao khoảng 900m và hình thành biên giới với Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Sông Thanlwin dài 2.800 km, bắt nguồn từ Tây Tạng chảy xuống vùng cao nguyên qua những khe núi hẹp. Phía Bắc cao nguyên là bang Shan, phía Nam là bang Kayah. Khí hậu trong vùng mát mẻ quanh năm, thực vật ở đây rất phong phú với nhiều loại quý hiếm như: Thông, Anh đào và đặc biệt là có rất nhiều loài Phong lan quý... Thuốc phiện được trồng trong khu Tam giác vàng thuộc bang Shan, nơi đây đã diễn ra cuộc chiến lâu dài đòi quyền tự trị của người Shan đối với chính quyền trung ương.

Ở khu vực này cũng có rất nhiều khoáng sản quý: Chì, Bạc, Thiếc, đá Cẩm Thạch... đặc biệt phía tây bang Shan, nổi tiếng với ngọc ru-by, sa-phia và các loại đá quí khác.

Dải bờ biển Tanintharyi (Tenasserim): Dải bờ biển Tanintharyi gồm bang

Mon và bang Tanintharyi được gọi là “khúc đuôi” của Myanmar, kéo dài từ cao nguyên Shan xuống tới eo đất Kara ở phía nam. Những dãy núi phía Đông vùng này tạo thành biên giới tự nhiên với Thái Lan. Có một dải đất nhỏ kẹp giữa những rặng núi và bờ biển để trồng lúa nước. Ngoài ra một số loài cây ăn quả như dứa, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, điều, dừa và cao su được trồng ở đây. Nghề đánh bắt hải sản và các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ở đây rất phát triển. Bên cạnh đó, vùng duyên hải Tanintharyi có một số khu nghỉ mát ven biển, nhưng người nước ngoài rất khó tới được những nơi này. Khoáng sản trong vùng chủ yếu là Thiếc và Tungsten. Thủ phủ của vùng này là bang Mon (Moulmein) và khu Tanintharyi, đây là những đầu cầu buôn bán hàng hoá với Thái Lan.

Quần đảo Mergui gồm gần 8.000 hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Tanintharyi, đối diện với thị trấn Mergui. Người Salon, những cư dân sống trên đảo này được biết đến như là những người sống lang thang trên biển và rất nổi tiếng về nghề lặn mò ngọc trai và bào ngư, có thời vùng này nổi tiếng với những vụ cướp biển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

Myanmar là một trong rất ít quốc gia trên thế giới được thiên nhiên ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong phú, hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “Golden Land” (miền đất vàng) mà người dân Myanmar luôn tự hào với bè bạn quốc tế. Tuy nhiên, hơn nửa thế kỷ qua, do nhiều nguyên nhân khách quan và

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)