Tam giác phát triển CLV

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 100)

Tam giác phát triển (TGPT) khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm 10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông (Việt Nam); Sekong, Attapeu, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Campuchia). Năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào TGPT.

Mục tiêu TGPT CLV nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo góp phần giữ vững ổn định, an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ninh của cả 3 nước. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế.

Bên cạnh các cuộc Hội nghị Cấp cao, ba nước CLV đã nhất trí thành lập Uỷ ban điều phối chung TGPT, gồm 4 tiểu ban: kinh tế, xã hội - môi trường, địa phương, an ninh- đối ngoại. Mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban điều phối gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác. Uỷ ban điều phối chung sẽ họp thường niên trên cơ sở luân phiên. Cho đến nay, CLV đã tổ chức 6 Hội nghị Cấp cao và 7 Hội nghị Ủy ban Điều phối.

Hội nghị cấp cao CLV 6 (16/10/2010) đã xem xét và thông qua Bản Quy hoạch lại khu vực TGPT đến năm 2020 thay thế cho bản Quy hoạch cũ năm 2004 nhằm xác định được phương hướng hợp tác cụ thể phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực và quốc tế.

Hội nghị cấp cao CLV 7 được tổ chức vào cuối năm 2012 tại Việt Nam.

3.3.9. Hợp tác bốn nƣớc Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (CLMV)

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, tháng 12/2003, Tokyo, Nhật Bản, Lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (CLMV) đã nhất trí tổ chức Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ nhất vào dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 10, cuối tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Viên Chăn” về “Tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV”. Tuyên bố Viên Chăn khẳng định quyết tâm của các CLMV tăng cường hợp tác kinh tế với nhau và hội nhập trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông, ASEAN và khu vực; đồng thời kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế tăng cường hỗ trợ bốn nước nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.

Lĩnh vực hợp tác của khuôn khổ CLMV bao gồm: thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, du lịch và phát triển nguồn nhân lực. CLMV khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và doanh nghiệp các nước. CLMV hiện có 7 nhóm công tác chuyên ngành do các nước thành viên điều phối, cụ thể Việt Nam điều phối nhóm công tác về thương mại-đầu tư, công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Lƣu vực sông Mê Công

nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực; Campuchia điều phối nhóm công tác về du lịch; Lào điều phối nhóm công tác về giao thông; Myanmar điều phối nhóm công tác nông nghiệp và công nghiệp-năng lượng. Cho đến nay, CLMV đã tổ chức 5 Hội nghị Cấp cao và 3 Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế. Hội nghị Cấp cao CLMV 6 dự kiến tổ chức vào đầu năm 2013.

Sáng kiến Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nước thành viên của tiểu vùng Mê Công mở rộng gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế hợp tác Tiểu vùng. Các sáng kiến và hoạt

động trong chương trình GMS tập trung vào 9 lĩnh vực chính bao gồm: Giao

thông vận tải, Năng lượng, Môi trường, Du lịch, Bưu chính Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển Nguồn nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS, bao gồm: (i) Các tuyến trục bưu chính viễn thông và công nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đông – Tây; (iv) Hành lang kinh tế phía Nam; (v) Các tuyến liên kết điện năng và thương mại điện năng trong khu vực; (vi) Khung khổ chiến lược môi trường; (vii) Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới; (viii) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và khả năng cạnh tranh; (ix) Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng; (x) Quản lý nguồn nước và phòng chống lũ; (xii) Phát triển du lịch tiểu vùng GMS.

3.4. Chiến lƣợc hợp tác Kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mekong - Khuôn khổ hợp tác ACMECS

Tổ chức ACMECS, tên đầy đủ là Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - ChaoPhraya - Mê Kông, được thành lập tháng 11 năm 2003 theo sáng kiến của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra nhằm mục đích tăng cường các hoạt động hợp tác kinh tế giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á lục địa, tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai thác và phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển. ACMECS được thành lập tháng 11/2003 tại Hội nghị Cấp cao Bagan do Thái Lan đề xuất. Việt Nam chính thức tham gia ACMECS tại Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ 1 tại Thái Lan, tháng 11/2004. Bốn thành viên sáng lập nên ACMECS là Myanma, Thái Lan, Lào và Campuchia. Việt Nam chính thức tham gia ACMECS từ ngày 10 tháng 5 năm 2004.

Đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác gồm: (i) thương mại- đầu tư; (ii) nông nghiệp; (iii) công nghiệp - năng lượng; (iv) giao thông; (v) du lịch; và (vi) phát triển nguồn nhân lực; (vii) y tế. ACMECS thành lập 7 Nhóm công tác tương ứng với 7 lĩnh vực hợp tác. Mỗi nước ACMECS điều phối ít nhất 1 lĩnh vực hợp tác, trong đó Thái Lan điều phối 2 lĩnh vực là thương mại- đầu tư và y tế; Việt Nam điều phối 2 lĩnh vực là phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp- năng lượng; Campuchia điều phối hợp tác du lịch; Lào điều phối hợp tác giao thông; Mianma điều phối nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hội nghị Cấp cao ACMECS được tổ chức hai năm một lần theo luân phiên chữ cái tên các nước. Hội nghị Bộ trưởng họp hàng năm. Gần đây nhất, Hội nghị Cấp cao ACMECS 4 được tổ chức vào ngày 17/11/2010, Hội nghị Cấp cao ACMECS 5 dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu năm 2013.

Trong những năm qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước thành viên ACMECS không ngừng phát triển ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, thách thức.

Tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan tăng liên tục trong những năm qua, từ khoảng 7,1 tỷ USD năm 2009 lên 8,4 tỷ USD năm 2010, 10,9 tỷ USD năm 2011 và 12,8 tỷ USD năm 2012. Kết quả này đạt được một phần nhờ các nỗ lực cải thiện cơ chế chính sách cũng như thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi thương mại và đầu tư qua biên giới. [22].

Bên cạnh đó, liên kết giao thông giữa năm nước ACMECS cũng được cải thiện rõ rệt thông qua việc thực hiện các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang phía Nam (SEC) cũng như việc ký kết và triển khai các thỏa thuận song phương và đa phương về tạo thuận lợi giao thông.

Chính phủ các nước cũng rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cứng, xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng kết nối các địa phương trong khu vực, đặc biệt là những địa phương nghèo vùng biên giới, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xã hội và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.

Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.

Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong.

Các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWECS), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác…

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường; cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thông qua các chương trình học bổng, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giữa các trung tâm đào tạo nghề trong nước với quốc tế, gắn kết chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp hoạt động tại địa phương. Đồng thời khuyến khích tham gia của khu vực doanh nghiệp vào các dự án hợp tác khuôn khổ ACMECS và tranh thủ nguồn lực bên ngoài khu vực.

Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ 6 sẽ được tổ chức trong năm 2014 tại Myanmar.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính phủ 5 nước trong tăng cường hợp tác khu vực sẽ khó có thể đạt được kết quả thực tiễn nếu như không có sự ủng hộ và tham gia tích cực của khối doanh nghiệp. Do đó, các chính sách về tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển công nghiệp, năng lượng, xây dựng nguồn nhân lực đều hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp có thể làm ăn sinh lời và phát triển, từ đó đóng góp vào nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội.

Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời. Các quốc gia thành viên cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế.

3.5. Khuôn khổ hợp tác hành lang Đông – Tây

Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (EWECS) là một trong 3 sáng kiến về hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản khởi xướng. EWECS dài 1450 km đi qua 19 tỉnh của 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Mục tiêu của việc hình thành EWEC là nhằm tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là các lĩnh vực như giao thông, năng lượng và du lịch…[22].

EWEC được hình thành sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên, trước hết là các địa phương của bốn quốc gia có tuyến hành lang kinh tế đi qua và rộng hơn nữa là Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các tham luận tập trung nêu một số nội dung chủ yếu như: Đánh giá tiềm năng, lợi thế đầu cầu của Quảng Trị để phát triển kinh tế và du lịch; Xác định luận cứ khoa học để các địa phương trên tuyến đề ra chủ trương chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường liên doanh, liên kết giữa Quảng Trị với các địa phương để khai thác có hiệu quả EWEC, đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung Bộ…

Với vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông – Tây (nối liền 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar), tỉnh Quảng Trị đang chủ động tham gia vào chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông, xây dựng và triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với EWEC. Quảng Trị cũng chú trọng huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển các khu công nghiệp, kinh

Hình 3.2. Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC)

Nguồn : http://hanhlangkinhtedong tay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế thương mại, du lịch; điển hình là khu kinh tế thương mại Lao Bảo; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang và Tây Bắc Hồ Xá; các khu du lịch Cửa Việt, Cửa Tùng; khu kinh tế biển Đông Nam.

Thời gian qua, hợp tác trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Đông-Tây đã đạt được những tiến bộ về xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, triển khai mô hình kiểm tra một cửa / một điểm dừng tại cửa khẩu Lao Bảo-Densavanh và Savannakhet-Mukdahan và hợp tác giữa các địa phương dọc Hành lang.

Hành lang kinh tế Đông Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu vẫn là du lịch đường không, chỉ có tuyến du lịch đường bộ Thái - Lào là tương đối phát triển. Có nhiều địa điểm du lịch, phong phú về loại hình: di tích lịch sử, văn hoá, sinh thái...

Các địa phương trong hành lang, ngoại trừ những thành phố và thị trấn chính, đều có mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí, khoa học công nghệ, tay nghề cũng như kỷ luật lao động thấp. Tỷ lệ nghèo đói cao, có một số lượng đáng kể dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng biên giới Thái Lan - Myanmar.

Về cơ sở hạ tầng, nòng cốt của hành lang là tuyến đường bộ từ Mawlamyine đến Đà Nẵng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2005. Đây là tập hợp các giao điểm của các trục Bắc Nam, gồm: Yangon - Mandalay, Chiang Mai - Bangkok, Vientiane - Savannakhet, Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của hành lang Đông Tây còn yếu, đường thuỷ, hàng không, điện nước, các dịch vụ viễn thông đều còn hạn chế.

Các tỉnh thành thuộc hành lang kinh tế đều có các cơ sở công nghiệp và khu thương mại tự do, nhưng hầu hết đều chưa được sử dụng có hiệu quả do vị

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)