Quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar trong khuôn khổ Tầm nhìn hướng

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 33)

hƣớng tới Cộng đồng ASEAN - 2015

Chỉ còn chưa đầy hai năm nữa là tới mốc hình thành Cộng đồng ASEAN, là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đang nỗ lực cùng các nước chủ động tham gia đóng góp vào việc hoạch định và cụ thể hóa các phương hướng và chính sách quan trọng, góp phần đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuyên bố Băng Cốc khởi đầu sự hình thành ASEAN năm 1967. Gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển, trải qua những biến cố và thăng trầm của lịch sử, đến nay ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực được coi là thành công của các quốc gia đang phát triển vừa và nhỏ. [27].

Hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN là quyết định quan trọng nhất của ASEAN kể từ khi thành lập. ASEAN dự kiến hoàn thành mục tiêu vào năm 2020, song đã nhất trí phấn đấu đẩy nhanh mốc thực hiện vào cuối năm 2015 nhằm tăng cường liên kết và kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả hợp tác, đưa ASEAN thành một tổ chức khu vực gắn kết chặt chẽ hơn, có vai trò và vị thế quan trọng ở khu vực và trên thế giới, góp phần duy trì hoà bình, ổn định, sự phát triển kinh tế, xã hội năng động của mỗi quốc gia thành viên và khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng thể, Cộng đồng ASEAN sẽ góp phần làm nhận thức rõ hơn các mối quan hệ khu vực về lịch sử và di sản văn hoá- xã hội, gắn bó với nhau hơn bởi vận mệnh và bản sắc khu vực chung được tăng cường, đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau về mặt xã hội và hướng tới người dân; thúc đẩy hợp tác, liên kết và kết nối vì sự phát triển kinh tế năng động và đồng đều, đưa ASEAN trở thành một thị trường thống nhất, một không gian sản xuất chung, nơi thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được tự do hóa, lưu chuyển nguồn vốn và lao động lành nghề được tự do hơn…, mối quan hệ giữa các thành viên dựa trên luật pháp với các giá trị, chuẩn mực chung, cùng có trách nhiệm bảo đảm nền an ninh toàn diện nhằm tạo dựng một môi trường bền vững vì một khu vực gắn kết và tự cường, nơi các quốc gia thành viên chung sông trong hòa bình, ổn định, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực…, đồng thời, tăng cường hợp tác để ứng phó hiệu quả hơn với những thách thức an ninh mới nổi, phát huy và nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực cùng với quá trình mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một thế giới ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau.

-

Đoàn kết hướng tới một Cộng đồng hòa bình và thịnh vượng”.

Là Hội nghị Bộ trưởng ASEAN đầu tiên trong năm 2014, Hội nghị đã tập trung thảo luận các trọng tâm ưu tiên của Hiệp hội trong năm 2014, trong đó có việc bảo đảm môi trường an ninh, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN từ nay đến năm 2015, mở rộng quan hệ với các đối tác và định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015.

, các Bộ trưởng đã thảo luận và quyết định định hướng về các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2014, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, nâng cao năng lực và ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra.

Thứ nhất, các năm 2014 và 2015 là hai năm then chốt, quyết định thành

công của mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, cũng như tạo đà quan trọng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của hiệp hội. Theo đó, ASEAN cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dành quyết tâm và nỗ lực cao nhất, ở cả cấp độ khu vực và quốc gia, cho việc thực hiện thành công và đúng lộ trình các mục tiêu vào 2015. Cùng với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 80% các biện pháp trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng đã được đưa vào triển khai, ASEAN cần đặc biệt chú trọng dành ưu tiên và n

tăng cường thực hiện hiệu quả các chương trình đã được đề ra về liên kết, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Thứ hai, Trong bối cảnh khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp,

ASEAN cần phải tăng cường đoàn kết và phát huy vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, cũng như trong cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình; nâng cao năng lực của ASEAN và hợp tác của ASEAN với các đối tác nhằm ứng phó hiệu quả với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang đặt ra

Thứ ba, về các vấn đề khu vực, các nước thành viên khẳng định lại 6 nguyên

tắc của ASEAN về Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực; các bên liên quan cần phải tiếp tục thực hiện kiềm chế trong hành động của mình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quố

(DOC) và đẩy nhanh thương lượng để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Thứ tư, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 mang tính chiến lược nhằm

tiếp tục đưa cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh trong các thập kỷ tiếp sau 2015. Theo đó tầm nhìn cần vừa củng cố và phát huy hơn nữa các kết quả đạt được, vừa nâng mức độ liên kết và hợp tác ASEAN lên tầm cao mới, hướng tới Cộng đồng ASEAN "gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội." Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN (ACCWG) cần sớm hoàn tất dự thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN để kiến nghị lên các Bộ trưởng xem xét, trình Cấp cao ASEAN vào 2015. Các Bộ trưởng cũng nhất trí ASEAN cần củng cố và nâng cao hơn nữa hiệu quả các cơ chế, thể chế của ASEAN nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu hợp tác và liên kết của ASEAN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 1.1. Lƣợc đồ các quốc gia Đông Nam Á

Nguồn.gool.com

Bảng 1.2. Số liệu cơ bản các quốc gia thành viên ASEAN

Ghi chú : (*) Xếp hạng Chỉ số Phát triển người (HDI) trong số 186 quốc gia và vùng lãnh thổ xem xét 2013 / (**)Xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (GCI) trong số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ xem xét 2013 / 2014. Nguồn : [2] / [3].

TT Tên nước Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu ng) 2011 Dân số thành thị (%) GDP/ng USD - 2011 HDI (*) GCI (**) 1 Việt Nam 331 87,8 30 1517 0.617 (127) 4.18 (70) 2 Bru-nây 6 0,4 72 38703 0.855 (30) 4.95 (26) 3 Campuchia 181 14,5 20 884 0.543 (138) 4.01 (88) 4 Inđô-nê-xii-a 1905 241,6 43 3513 0.629 (121) 4.53 (38) 5 Lào 237 6,4 27 1279 0.543 (138) 4.08 (81) 6 Ma-lai-xi-a 330 6,4 63 9932 0.769 (64) 5.03 (24) 7 Mi-an-ma 677 60,4 31 875 0.498 (149) 3.23(139) 8 Phi-li-pin 300 94,2 63 2386 0.654 (114) 4.29 (59) 9 Thái Lan 513 67,6 31 5469 0.690 (103) 4.54 (37) 10 Xin-ga-po 0.7 5,2 100 50128 0.895 (18) 5.67.(2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu Cộng đồng vào 2015; tăng cường đoàn kết ASEAN, nâng cao hiệu quả hoạt động và phối hợp trong ASEAN nhằm tận dụng thời cơ cũng như ứng phó những thách thức đặt ra; tiếp tục mở rộng quan hệ với các đối tác, đồng thời phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; xây dựng tầm nhìn tiếp tục đưa ASEAN phát triển vững mạnh thời gian tới và sau 2015.

Nhân dịp này, Việt Nam đề xuất một số định hướng ưu tiên cho năm 2014, cũng như thông báo việc Việt Nam chủ động đăng cai một số đầu việc để thúc đẩy các nội dung còn tồn đọng trong lộ trình tiến đến Cộng đồng. Về định hướng tương lai, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 cần dựa trên những nguyên tắc chính là tiếp nối và phát huy các kết quả xây dựng Cộng đồng đã đạt được trên 3 trụ cột, từ đó nâng quá trình xây dựng Cộng đồng, liên kết, kết nối ASEAN lên tầm cao hơn, đi đôi với xây dựng một khu vực Đông Á hòa bình, ổn định, hợp tác liên kết và kết nối nhiều tầng nấc, với ASEAN là trung tâm.

Về vấn đề Biển Đông, quan điểm chung của ASEAN có trách nhiệm chung trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, nghiêm túc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và DOC, theo đó thực hiện kiềm chế, không có hành động áp đặt, làm phức tạp thêm tình hình; trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục có những diễn biến phức tạp, yêu cầu cấp thiết là cần đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực và đi vào thương lượng thực chất để sớm đạt được COC.

1.2.3. Quan hệ song phƣơng Việt Nam – Myanmar trong thực tiễn

Quan hệ song phương Việt Nam – Myanmar có bề dày lịch sử lâu dài, được đặt nền móng từ các cuộc viếng thăm cấp nhà nước, bắt đầu bằng tháng 11/1954, Thủ tướng U Nu sang thăm thăm Việt Nam năm 1957. Tháng 2/1958,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Myanmar. Chính phủ Myanmar đã tuyên bố phản đối Mỹ ném bom miền Bắc và rải chất độc hoá học ở miền Nam.

Ngày 28/5/1975 quan hệ Tổng Lãnh sự được nâng lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ . Trong những năm qua, hai nước đã tích cực củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với nhau. Nhiều chuyến thăm cấp cao đã được tiến hành, thăm Myanmar có đoàn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5/1994), Tổng Bí thư Đỗ Mười (5/1997), Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (5/2002); Chủ tịch Than Suề đã thăm chính thức Việt Nam tháng 3/1995 và 3/2003... Ngày 28/5/2005, hai bên trọng thể kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28/5/1975-28/5/2005). Hai bên cũng tiến hành hai cuộc họp tham khảo Chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao (vào tháng 8/2005 tại Yangon và tháng 8/2006 tại Hà Nội). Ta luôn luôn tích cực ủng hộ Myanma hội nhập khu vực và quốc tế. Việt Nam là nơi mà Myanmar đều được kết nạp vào ASEAN và ASEM trong những thời điểm khó khăn của bạn.

Quan hệ kinh tế - thương mại có những bước phát triển tích cực. Hai nước đã tiến hành 5 kỳ họp UBHH Việt Nam - Myanmar (lần gần đây nhất là tháng 12/2004), theo đó thỏa thuận tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể như: thương mại, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, y tế, du lịch, bưu chính viễn thông, hàng không….Hai bên cũng đã thành lập Ủy ban thương mại chung để thúc đẩy thương mại song phương, tổ chức Hội chợ thương mại hàng năm để giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Việt Nam và Myanmar tích cực phối hợp với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực Tiểu vùng Mê kông (GMS); Chiến lược phát triển kinh tế 3 dòng sông (ACMECS)....

Từ ngày 2-4/ 4 / 2010, nhận lời mời của Thủ tướng Liên bang Myanmar, Ngài Đại tướng Thein Sein, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm làm việc tại Liên bang Myanmar. Lãnh đạo hai nước đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế của mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nước và trao đổi ý kiến về việc củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Hai bên cam kết tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Các cuộc trao đổi đã diễn ra trong không khí hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Trong các cuộc trao đổi song phương, phía Myanmar chúc mừng Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN từ tháng 1/2010. Thủ tướng Thein Sein cũng thông báo với Thủ tướng Việt Nam những tiến triển gần đây trong việc thực hiện Lộ trình 7 bước về dân chủ hóa và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Myanmar; trong đó có việc công bố Luật Bầu cử và việc thành lập Ủy ban Bầu cử. Thủ tướng Việt Nam bày tỏ thông hiểu về sự phức tạp của tình hình Myanmar và tái khẳng định ủng hộ nỗ lực của Myanmar trong việc thực hiện thành công Lộ trình 7 bước. Thủ tướng Việt Nam khuyến khích Myanmar dành nhiều nỗ lực hơn nữa vì một cuộc bầu cử tự do và công bằng trong năm 2010. Hai thủ tướng hài lòng ghi nhận những bước phát triển mới tích cực trong quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viễn thông, hàng không dân dụng, ngân hàng, nông nghiệp..., đồng thời đánh giá cao sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Hai thủ tướng nhất trí đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Myanmar, đặc biệt là hợp tác kinh tế trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng của hai nước.

Trên tinh thần đó, hai thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên 12 lĩnh vực then chốt theo các định hướng cụ thể sau :

(1) Về nông nghiệp, hai bên nhất trí tập trung triển khai hiệu quả bản ghi nhớ về Nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar; tăng cường hợp tác sản xuất giống lúa, ngô, càphê và chè chất lượng cao, thương mại và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

(2) Về cây công nghiệp, hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán dự thảo Bản Ghi nhớ về Đầu tư trồng cây cao su tại Myanmar giữa Bộ Nông nghiệp và Phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar; phấn đấu sớm đạt được mục tiêu thương mại về trồng cây cao su và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của Tập đoàn Cao su Việt Nam, Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trồng các loại cây công nghiệp khác.

(3) Về thủy sản, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy hải sản và xuất nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, cũng như hợp tác về khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản trên tinh thần Bản Ghi nhớ về Thủy sản giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Myanmar. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các liên doanh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản giữa hai nước, trong đó có liên doanh giữa Tập đoàn A.S.V. Holdings và các đối tác phù hợp của Myanmar.

(4) Trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính, hai bên hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Yangon. Hai bên đánh giá cao việc ký Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar, nhằm tạo khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động hợp tác ngân hàng trong thời gian tới.

(5) Trong lĩnh vực hàng không, hai bên đánh giá cao việc khai trương đường bay thẳng Hà Nội-Yangon và hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Tổng công ty Hàng không Việt Nam tại Yangon. Hai bên nhất trí xem xét đạt được thỏa thuận việc miễn thị thực cho tổ bay của các hãng hàng không hai

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)