Việt Nam – Myanmar: Đối tác tin cậy trong SMC

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 79)

Myanmar là nước có quan hệ rất sớm với Việt Nam, hai nước đã trọng thể kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28/5/1975-28/5/2010). Myanmar luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy trong ASEAN, hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao.

Trong bối cảnh hợp tác giữa các nước ASEAN ngày càng được thúc đẩy, hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Myanmar cũng có những bước phát triển tích cực. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2011 đạt 167 triệu USD và 9 tháng năm 2012 là 157,4 triệu USD (Việt Nam nhập 89,1 triệu USD, xuất khẩu 77,3 triệu USD). Tổng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar đăng ký tính đến hết năm 2011 đạt 500 triệu USD và còn nhiều dự án của doanh nghiệp Việt Nam đang chờ được cấp phép. Việt Nam đã tiến hành mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội-Yangon, Thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hồ Chí Minh-Yangon, Văn phòng đại diện Hàng không Việt Nam tại Yangon; Văn phòng đại diện BIDV tại Yangon; Công ty đầu tư và phát triển Myanmar ( MIDC); Văn phòng đại diện Tổng Công ty Viettel tại Yangon; Văn phòng dầu khí Việt Nam...[26].

Niềm tin chiến lược quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Myanmar được khẳng địng trong Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Myanmar nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Liên bang Myanmar của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 29/11 đến ngày 1/12/2012.

Trong thời gian ở thăm Myanmar, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Thein Sein; tiếp Chủ tịch Hạ viện Thura Swe Mann và Chủ tịch Thượng viện Khin Aung Myint; dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam- Myanmar và thăm một số cơ sở kinh tế văn hóa ở Yangoon. Hội đàm song phương giữa Tổng thống Myanmar Thein Sein và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang diễn ra sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống ngày 29/11/2012 tại Thủ đô Nay Pyi Taw.

Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein hoan nghênh Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước đến Myanmar; chúc mừng những thành tựu quan trọng về mọi mặt của Việt Nam, nhất là trong kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng bền vững; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ thực hiện thành công “Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020”, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh những nỗ lực trong cải cách chính trị, kinh tế và xã hội ở Myanmar và chúc mừng những kết quả tích cực của Myanmar trong tiến trình cải cách; bày tỏ tin tưởng Myanmar sẽ phát triển ổn định và phồn vinh, có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hai nhà Lãnh đạo đánh giá quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong 12 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, tài chính-ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất thiết bị điện, chế tạo và lắp ráp ôtô, xây dựng và hợp tác thương mại- đầu tư đã được Lãnh đạo hai nước nhất trí. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015 và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Châu Á-Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc ở các cấp cũng như các cơ chế hợp tác song phương hiện có.

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng trên cơ sở Thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng ký năm 2011 và Hiệp định Phòng chống Tội phạm ký năm 2004; xúc tiến thiết lập cơ chế đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng giữa hai nước.

Hai nhà Lãnh đạo đánh giá cao sự hợp tác tích cực giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong ASEAN, cũng như tại các cơ chế hợp tác tiểu vùng GMS (CLMV, ACMECS, EWEC); khẳng định cùng phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Myanmar trong cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2014. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về tầm quan trọng của cơ chế Ủy hội sông Mekong Quốc tế và việc hợp tác giữa các nước ven sông về quản lí và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, vì lợi ích của mỗi nước và cả khu vực. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau tại Biển Đông; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); ủng hộ Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, trong đó có việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Hiện trạng quan hệ hợp tác song phƣơng Việt Nam – Myanmar 3.2.1. Cơ hội Việt Nam xâm nhập thị trƣờng Myanmar

3.2.1.1. Cơ hội đầu tư

Myanmar là thị trường đầu tư đầy tiềm năng với 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar phải nhập khẩu từ hơn 115 nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đạt 15 tỉ USD, giá lao động thấp, nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ , y tế....còn bỏ ngỏ. Đó là cơ hội “vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ xúc tiến thương mại, đón cơ hội đầu tư vào thị trường này.

Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, từ tháng 5/2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar. Khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn). Myanmar có 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ Việt Nam, Bangkok. Ở lĩnh vực đầu tư, khác với một số nước châu Á, các nhà đầu tư nước ngoài và Myanmar sẽ được đầu tư 100% vốn, không bị khống chế mức tối đa nhưng bị khống chế mức tối thiểu, nghĩa là không được đầu tư dưới 35%. [18], [26].

Ở Việt Nam, Việtnam Airlins đã mở thêm chuyến bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Yangon, tuyến Hà Nội đi Yangon đã tăng thêm 5 chuyến/tuần. Trước nhiều cơ hội với điều kiện hội nhập, hàng hóa Việt Nam đang cần thị trường mới để tiêu thụ vì vậy Myanmar là thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệpViệt Nam. Bên cạnh những thuận lợi trên, Myanmar còn có một lợi thế khác là giá lao động thấp, khoảng 60-80 USD/lao động cấp trung. Nguyên liệu chế biến nông nghiệp lẫn công nghiệp ở Myanmar rất nhiều nên đầu tư và ngành sản xuất ở Myanmar có nhiều triển vọng. Bên cạnh đó, nhu cầu hàng hoá hiện tại đang rất lớn nên các doanh nghiệp đầu tư có thể đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư vào Myanmar.

3.2.1.2. Thách thức

Đứng trước những cơ hội “vàng” đề cập trên, Myanmar được đánh giá là thị trường chưa khai thác, là mảnh đất màu mỡ nhưng khi các doanh nghiệp Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nam cần đầu tư phải hết sức thận trọng. Myanmar vừa mở cửa thị trường cũng giống như bối cảnh của đất nước Việt Nam cách đây 15-20 năm. Tất cả đều mới mẻ, hoang sơ và đầy lực hút. Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư, khi đến làm ăn ở một thị trường mới, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu thị trường, văn hóa cũng như tập quán, sở thích của người bản xứ. Nó được xem là một bí quyết, một yếu tố không thể thiếu để kinh doanh thành công.[16].

3.2.1.3. Môi trường đầu tư

Chính phủ Myanmar thực hiện chính sách thông thoáng, mở cửa nhằm thu hút các nhà đầu tư như ngày 28/1/2012 ra thông báo miễn thuế 8 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo lực hút cho các dự án phát triển kinh tế trong nước. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu có đầy đủ những giấy tờ cần thiết, các doanh nghiệp Việt Nam có thể được cấp phép trong 2 tuần thay vì phải mất 6 tháng như trước đây. Thời gian miễn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo dài thêm đến 8 năm thay vì được miễn thuế 5 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo như hiện nay và có thể xem xét kéo dài thời hạn này nếu cần thiết. Nhà đầu tư nước ngoài cũng được thuê đất trong vòng 50 năm (trước đây là 30 năm), đồng thời bị khống chế mức vốn tối đa.

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn dễ làm ăn ở Myanmar nên chọn cách hợp tác với các chủ nhà, tìm hiểu kĩ luật pháp và phải nói tiếng anh giỏi. Người Myanmar thường có thói quen làm ăn qua gặp gỡ , trao đổi trực tiếp, vì vậy nếu chỉ liên hệ, đàm phán qua điện thoại, internet... thì rất khó thành công. Nhà sản xuất cần nắm kĩ thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất phù hợp. Người tiêu dùng Myanmar thích hoa quả, bánh kẹo với vị ngọt đậm, hơi cay, không có vị chua,...Người dân Myanmar thường mặc Loongyi chứ không thích mặc trang phục giống như thị trường Âu, Mỹ,...Các doanh nghiệp Việt Nam nên học thêm tiếng Myanmar song song với tiếng anh vì khi giao tiếp bằng tiếng Myanmar người bản xứ sẽ rất ấn tượng và thiện cảm. [16].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thủ tục hành chính ở Myanmar có phần khó khăn bởi từ lâu chính phủ Myanmar đã nhìn ra được vấn đè về ô nhiễm môi trường, sự phát triển không đồng bộ do thiếu quy hoạnh, thiếu tầm nhìn. Vì vậy khi chọn các nhà đầu tư, Myanmar cũng có những xét duyệt và thẩm định rất kĩ và các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Myanmar phải nghiên cứu chuẩn bị một cách nghiêm túc.

3.2.1.4. “ Tỉ giá kép” là rào cản lớn từ tiền tệ

Mặc dù chính quyền Myanmar chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường song cách làm việc cũng như quy trình quản lí khá phức tạp và còn tồn tại nhiều thói quen, phong cách của nền kinh tế tập trung bao cấp. Lĩnh vực xuất nhập khẩu là một ví dụ, nước này quản lí hoạt động xuất nhập khẩu theo từng chuyến hàng. Để nhận được giấp phép xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải đợi khoảng 1 tháng sau khi đã kí hợp đồng. [14].

Cách thức thanh toán cũng không hề đơn giản do hệ thống tài chính, ngân hàng nước này chưa được phát triển do bị cấm vận trong thời gian dài. Mặc dù Myanmar đang thay đổi chủ trương không cho phép mở ngân hàng nước ngoài song việc thanh toán hay chuyển khoản giữa các doanh nghiệp Myanmar và đối tác nước ngoài vẫn mất khá nhiều thời gian và làm tăng chi phí do phải qua một số khâu trung gian như ngân hàng của Singapore. Hệ thống ngân hàng của Myanmar vẫn ở tình trạng kém phát triển, gần như Myanmar chưa có một thị trường liên ngân hàng, giao dịch điện tử giữa các ngân hàng rất hiếm và người dân sử dụng chủ yếu vẫn là tiền mặt.

Song bất cập lớn nhất trong hệ thống tài chính là việc tồn tại chế độ 2 tỉ giá. Bên cạnh đồng nội tệ, kyats, chính phủ Myanmar còn cho phép người nước ngoài, các công ty 100% vốn nước ngoài được phép trao đổi, giao thương với các đối tác trong nước bằng đồng FEC, hay đồng đôla nội địa của Myanmar.

Tuy nhiên giá cả của đồng FEC lên xuống rất thất thường gây bất lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Chính do chính sách “tỉ giá kép” này mà chính phủ Myanmar khó có thể cân đối được thị trường ngoại tệ cho giao dịch ngoại thương. Trong khi đó, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường chính thức và thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường chợ đen là rất lớn, nếu theo quy định của chính phủ 1 USD đổi được khoảng 6 kyats thì ở thị trường phi chính thức,tỉ giá này bị đẩy lên gấp hơn ...100 lần, khoảng 800 kyats mới ăn 1USD. Điều này sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Myanmar mặc dù chính phủ Myanmar trong thời gian gần đây đang có nhiều nỗ lực và thể hiện quyết tâm sẽ giải quyết sự bất hợp lí này.

3.2.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Với thị trường còn nhiều tiềm năng, khi xuất khẩu hàng vào Myanmar hàng Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa đến từ Trung Quốc, Thái Lan, hàng của Việt Nam đa phần đi bằng con đường chính ngạch, chịu mức thuế suất cao trong khi hàng của Thái lan và Trung Quốc đi bằng con đường tiểu ngạch đã tràn ngập thị trường này.... Tuy nhiên doanh nhân Myanmar có thói quen đi thăm trụ sở , nhà máy và xem xét quy trình công nghệ rồi đàn phán, thương thảo...mới quyết định kí hợp đồng. Hơn nữa người tiêu dùng Myanmar cũng đã “ngán” hàng Trung Quốc chất lượng kém và sẵn sàng trả giá cao hơn các mặt hàng có chất lượng. Đây chính là thời cơ tôt để hàng hóa thâm nhập vào thị trường Myanmar bằng chất lượng và uy tín của mình.[14].

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể đầu tư vào những ngành có thế mạnh, có sức cạnh tranh tốt bằng chất lượng và uy tín để khẳng định vị thế của mình trên thị trường vừa mới chuyển mình này. Việt Nam cũng có thể đầu tư phát triển ngành trồng lúa, đậu và trồng rừng ở Myanmar.

Với lợi thế về nông nghiệp, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tiến sâu vào Myanmar là một nước nông nghiệp và ngành nông nghiệp là trụ cột kinh tế của cả nước, với 70% dân số sống ở nông thôn và tham gia vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi , ngư nghiệp. Tuy nhiên lĩnh vực Nông nghiệp vẫn chưa phát triển và chưa đạt năng suất cao. Do vậy Myanmar rất muốn học hỏi mô hình kinh doanh của Việt Nam cũng như hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như : trồng lúa, trồng đậu, nuôi tôm, cá ....doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đưa công nghệ làm đường, làm cầu sang Myanmar do nhu cầu xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại chắc chắn sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.6. Cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam vào thị trường Myanmar

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Myanmar tháng 2/2014 sụt giảm 23,58% về kim ngạch so với tháng đầu năm, nhưng so với tháng 2/2013 thì kim ngạch lại tăng mạnh tới 92,73%, đạt 22,39 triệu USD; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sang Myanmar tăng 101,65% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 50,8 triệu USD.

Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu hầu hết các loại hàng hóa sang Myanmar đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó các nhóm hàng tăng trên 100% về kim ngạch bao gồm: Sản phẩm từ sắt thép (tăng 116,73%, đạt 8,93 triệu USD); máy móc, thiết bị (tăng 127,46%, đạt 4,43 triệu USD); sắt thép (tăng 133,66%, đạt 3,18 triệu USD); sản phẩm nhựa (tăng 179,29%, đạt 2,59 triệu USD); sản phẩm gốm sứ (tăng 140,5%, đạt 0,86triệu USD). (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Số liệu Hải quan về xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Myanmar 2 tháng đầu năm 2014 ( USD)

Mặt hàng T2/2014 2T/2014 T2/2014 so T2/2013(%) 2T/2014 so cùng kỳ(%) Tổng kim ngạch 22.385.252,00 50.801.059,00 +92,73 +101,65

Một phần của tài liệu Việt nam myanmar hướng tới quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng asean (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)