Trong hoạt động phân phối bán lẻ tại các doanh nghiệp thương mại, marketing mix có nhiệm vụ quan trọng là hiểu và mô tả đúng các sản phẩm hàng hóa được bán trên thị trường. Xác định đúng các sản phẩm, hàng hóa phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng giúp tăng khả năng bán hàng và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.
Trong kinh doanh, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ thường mô tả các sản phẩm từ các góc độ khác nhau để có thể dễ dàng quản lý và bán hàng. Một cách thông thường nhất là mô tả sản phẩm theo cách mô tả truyền thống tức là: sản phẩm được hiểu và mô tả thông qua hình thức biểu hiện.
Qua phân tích nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu khách hàng đã hình thành khái niệm sản phẩm theo quan điểm khách hàng – quan điểm marketing.
Hà Thành luôn coi trọng và lựa chọn kỹ đối tác cũng như các sản phẩm của công ty. Với chức năng là nhà phân phối, Hà Thành đem tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, Hà Thành đã đạt được những kết quả nhất định
trong quy trình tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Kỹ Thuật Hà Thành theo từng lĩnh vực kinh doanh
Đơn vị: 1000 đồng
Lĩnh vực kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm2013
Công nghiệp cơ khí 65.621.561 64.025.772 71.265.866 73.084.664
Xây dựng dân dụng 82.770.578 89.254.545 89.092.276 78.821.058
Tổng 148.392.139 153.280.317 160.358.142 151.905.722
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy, kết quả tiêu thụ sản phẩm theo lĩnh vực cơ khí công nghiệp có sự biến động giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2011, mức tiêu thụ sản lượng cơ khí công nghiệp giảm 1.595.789.000 đồng so với năm 2010 (65.621.561.000 đồng), giảm gần 3% so với 2010. Lý do cho sự giảm sụt này là bởi những biện pháp mà Hà Thành đưa ra để tìm kiếm các đối tác kinh doanh, đầu ra cho các sản phẩm cơ khí công nghiệp chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Đến năm 2012, doanh thu tiêu thụ sản phẩm cơ khí công nghiệp đã tăng trở lại và đạt được 71.265.866.000 đồng, tăng 5.644.305.000 đồng so với 2010 và 7.240.094.000 đồng so với 2011. Năm 2013, doanh thu tiêu thụ mặt hàng này tiếp tục tăng và đạt 73.084.664.000 đồng, tăng 1.818.798.000 đồng so với 2012. Để đạt được những hiệu quả tích cực trong khoảng thời gian gần đây trong khi người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu đã cho thấy tác động tích cực của những chiến lược được Hà Thành đưa ra. Những nghiên cứu thị trường thông qua phương pháp marketing đã giúp Hà Thành cải thiện và tăng mức tiêu thụ mặt hàng cơ khí công nghiệp.
Từ năm 2010 – 2013, doanh thu tiêu thụ mặt hàng xây dựng dân dựng có xu hướng giảm. Trong giai đoạn này, doanh thu tiêu thụ các mặt hàng này đạt mức cao nhất với 89.254.545.000 đồng, tăng 6.483.967.000 đồng tương đương gần 8%. Các năm còn lại (2012,2013) mức doanh thu tiêu thụ các sản
phẩm xây dựng dân dụng đều giảm: năm 2012, giảm 162.269.000 đồng so với 2011; năm 2013 mức doanh thu tiếp tục giảm còn 78.821.058.000 đồng. Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm xây dựng dân dụng trong những năm gần đây giảm bởi nền kinh tế Việt Nam nói chung thời gian này còn khá khó khăn, thêm vào đó các sản phẩm xây dựng dân dụng trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú….khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, Hà Thành chưa nghiên cứu kỹ cũng như chưa đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm chưa thật sự đa dạng về mẫu mã…đây chính là điểm hạn chế của công ty TNHH Kỹ Thuật Hà Thành trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm xây dựng dân dụng.
Dựa vào bảng trên, chúng ta thấy rõ được sự chênh lệch về mức tiêu thụ giữa hai nhóm hàng qua các năm. Nhóm hàng xây dựng dân dụng luôn chiếm mức tiêu thụ áp đảo hơn so với nhóm hàng cơ khí công nghiệp. Mức chênh lệch cao nhất giữa hai nhóm ngành là vào năm 2011 với 25.228.773 nghìn đồng.
Danh mục sản phẩm hàng hóa tại Hà Thành hiện nay đã được mở rộng về chủng loại. Mỗi ngành hàng được chia thành nhiều mặt hàng có cùng nguồn gốc hay tính năng để người dùng dễ dàng lựa chọn. Trong xu thế tiêu dùng hiện nay, việc làm giàu các danh mục hàng hóa trở nên rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh, nó giúp cho công tác bán hàng cũng như tiêu thụ sản phẩm diễn ra hiệu quả hơn.
Bảng 2.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo từng mặt hàng của ngành công nghiệp cơ khí
Đơn vị: 1000 đồng
Sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Rato 20.912.368 15.756.338 19.118.675 18.553.235 Dao phay 13.880.600 15.645.539 16.354.297 17.802.207 Dao tiện 17.081.627 16.281.347 18.608.814 20.005.598 Mũi khoan 12.467.629 15.090.326 15.683.349 15.722.364 Khác 1.279.337 1.252.222 1.500.731 1.001.260 Tổng 65.621.561 64.025.772 71.265.866 73.084.664
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy hầu hết mức tiêu thụ các mặt hàng cơ khí công nghiệp có tỷ trọng lớn trong công ty đều tăng ngoại trừ sản phẩm Rato và một số các sản phẩm khác có xu hướng giảm nhẹ. Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm như dao phay, dao tiện mũi khoan đều tăng với hơn 3.000.000.000 đồng mức doanh thu tiêu thụ so với năm 2010. Trong những năm gần đây, doanh thu sản phẩm dao tiện có xu hướng tăng nhanh hơn so với các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Hiện nay, với các mặt hàng cơ khí công nghiệp, sự canh tranh khá là gay gắt không chỉ bởi các sản phẩm trong nước, các sản phẩm nhập ngoại mà còn bởi các sản phẩm không chính hãng, những sản phẩm không được kiểm định về chất lượng khiến Hà Thành đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với đà tăng trưởng như hiện nay của Hà Thành cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động tiêu thụ các mặt hàng cơ khí công nghiệp.
Bên cạnh các sản phẩm cơ khí công nghiệp, doanh thu tiêu thụ các mặt hàng xây dựng dân dụng trong những năm qua cũng có nhiều sự biến động
Bảng 2.4 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty theo từng mặt hàng của ngành xây dựng dân dụng
Đơn vị: 1000 đồng
Sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Điều hòa 38.208.571 42.761.338 39.395.824 31633295 Thang máng cáp 12.792.644 9.391.022 15.166.028 13780676 Thiết bị điện 16.623.358 19.553.514 18.818.356 17355607 Thiết bị nước 14.546.005 16.072.493 14.270.097 14688002 Khác 1.522.089 1.476.178 1.441.971 1,363,478 Tổng 82.770.578 89.254.545 89.092.276 78,821,058 Nguồn: Phòng kinh doanh
Theo bảng trên ta thấy, doanh tiêu thụ các mặt hàng xây dựng dân dụng đã có những sự biến động. Cụ thể năm 2011, 2012 doanh thu tiêu thụ mặt hàng này đạt mức hơn 89.000.000.000 đồng, tuy nhiên năm 2013, số lượng này đã giảm chỉ còn 78.821.058.000 đồng, giảm 10.433.487.000 đồng so với năm 2011 ( năm đạt lượng doanh thu cao nhất giai đoạn này với 89.254.545.000 đồng). Trong các sản phẩm xây dựng dân dụng, mặt hàng điều hòa có tỷ trọng doanh thu tiêu thụ qua các năm cao nhất trong mặt hàng dân dụng. Tuy nhiên mặt hàng này có doanh thu năm 2013 thấp hơn so với năm trước rất nhiều, chỉ còn 31.633.295.000 đồng, giảm 6.575.276.000 đồng. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi bởi hiện nay có rất nhiều mặt hàng trên thị trường phù hợp cả về mẫu mã lẫn chất lượng, giá cả, nếu Hà Thành không nhạy bén trong vấn đề này, rất khó thể doanh thu tiêu thụ các sản phẩm dân dụng đạt được hiệu quả như mong đợi.
Việc Hà Thành phân chia các nhóm hàng như vậy giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn các sản phẩm kinh doanh. Hầu hết các mặt hàng hiện tại của Hà Thành đều do sự chủ động tìm kiếm nguồn hàng và do các nhà sản xuất
mong muốn được hợp tác, trở thành nhà cung cấp nguồn hàng cho Hà Thành. Bên cạnh đó, Hà Thành còn thường xuyên bổ sung các sản phẩm, tuy nhiên có những điểm hạn chế nhất định trong phương pháp nghiên cứu thị trường làm cho doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chưa thật sự ổn định.