Nguồn gốc và bản chất của con ngƣời

Một phần của tài liệu Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 51 - 56)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.Nguồn gốc và bản chất của con ngƣời

- Vấn đề nguồn gốc của con người

Từ học thuyết về Đạo và Đức, Đạo gia đi tới quan niệm về nguồn gốc và bản chất của con người. Theo Lão Tử, con người, cũng như vạn vật trong vũ trụ, được sinh ra từ Đạo. Quan niệm về nguồn gốc tự nhiên của Lão tử bắt nguồn từ học thuyết về Đạo của Ông, theo đó vì sự vật phát triển biến hóa tự thân theo Đạo cho nên vạn vật và con người phải hành động theo trật tự sẵn có.Trong Đạo Đức kinh, ở chương 25 Lão Tử viết:

“Vậy, Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn, Người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn. Mà người là một.

Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo,

Đạo bắt chước Tự nhiên” [31; 139]

Quan niệm về nguồn gốc từ Đạo của con người được Trang Tử luận chứng cụ thể hơn. Trong Nam Hoa Kinh, Trí Bắc du, Trang Tử cho rằng “Con người là do khí tụ lại mà ra, tụ thì sống, tan thì chết” [65; 72] hay như trong trong thiên Tề Vật Luận viết: “Vạn vật đều là một giống cả, không cùng hình mà thay nhau, trước sau như cái vòng tròn, không thể phân biệt luân loại. Nên gọi là Thiên Quân” [64; 54]. Đạo là nguyên lí tuyệt đối sinh ra Trời Đất vạn vật cho nên hễ có vật tức là có Đạo, con người cũng vậy, con người sinh ra từ Đạo.

Như vậy có thể thấy, với việc quan niệm con người có nguồn gốc tự nhiên, bắt nguồn từ Đạo, Đạo gia đã phủ nhận nguồn gốc Thần hay Đế của

con người, vốn là quan niệm phổ biến và thống trị trong xã hội đương thời. Trong triết học Lão Tử, con người được sánh ngang hàng với trời đất, là một

trong những tứ đại là Đạo, Trời, Đất và Người. Trang Tử từ quan niệm “vạn vật đồng nhất thể” cũng khẳng định, con người cũng có vị trí ngang hàng với trời đất và hơn nữa nó còn đồng sinh đồng thể với đất trời. Con người cùng sinh cùng biến hóa với tất cả mọi vật trong lòng Đạo và cũng là con của Đạo. Trong thiên Tề Vật Luận có viết: “Vật nào cũng là vật khác mà cũng là chính nó. Phân biệt vật và mình thì không thấy được lẽ đó, hòa đồng với vật thì thấy được” [64; 183] hay “trời đất cùng ta đồng sinh, và vạn vật cùng ta là một” [64; 182]. Theo ông thì “con người chỉ là một hình thức của hàng vạn sự biến của vũ trụ” vì vậy cuộc đời con người phải tuân theo một mệnh lệnh tuyệt đối, đó là quy luật của tự nhiên mà ông gọi là “tạo hóa”. “Tạo hóa” sinh ra con người cũng giống như tạo ra vạn vật khác vậy, không thiên vị, không mục đích. Tạo hóa được biến ứng tự do, có thể biến người thành gan chuột, chân côn trùng, thành gà, xe, chim, ngựa…mà con người không thể can thiệp. Như vậy chủ ý của Trang Tử đã rất rõ ràng, tạo hóa không thiên tư vì con người mà coi họ cũng bình đẳng như mọi thành phần khác của Đạo. Đạo là nguồn gốc cơ sở sinh tồn của con người và vạn vật. Có thể vì muốn hạn chế sức mạnh của những dục vọng bạo tàn, sự tự cao, tự đại của con người trước tự nhiên và xã hội. Ông còn mượn hình ảnh loài sinh vật cư ngụ trên sừng ốc sên để mô tả sự hiện diện của loài người trên vũ trụ. Vị trí của con người thật nhỏ bé, trong đại vũ trụ con người cũng chỉ sánh ngang hàng với vạn vật mà thôi. Mặc dù vậy Trang Tử cũng khẳng định con người có thể siêu vượt lên muôn loài chính là do khả năng biết “quy chân phản phác” tức là trở về với bản tính bẩm thụ nơi Đạo. Khả năng ấy theo ông xuất phát từ tinh thần mà ông thường gọi là “tâm”, “thần” hay “thần minh”. Khi con người đồng hóa với bản chất vô của Đạo rồi thì sẽ trở thành bậc “chí nhân”. Con người vốn ở trong dòng biến hóa vô cùng vô tận của vũ trụ và đời người cũng chỉ là một giai đoạn hữu

hạn trong dòng biến hóa đó. Trong thiên Dưỡng Sinh Chủ, Trang Tử đã dùng hình ảnh củi và lửa để nói về đời người và sự sống. Mỗi cuộc đời con người là hữu hạn còn sự sống là vô cùng. Sự sống giống như ngọn lửa lan truyền để tạo ra những chuỗi cuộc đời nối tiếp nhau và vì thế cuộc đời con người không còn cách nào khác là phải tuân theo những quy luật của tự nhiên.

Có thể nói cho dù chưa đạt tới quan điểm khoa học về nguồn gốc tự nhiên của con người, nhưng với việc quan niệm cho con người cũng như vạn vật bắt nguồn từ Đạo, tuân theo các quy luật của Đạo thì Đạo gia đã phủ định nguồn gốc thần thánh của con người. Tuy những quan điểm về nguồn gốc tự nhiên của con người chưa phải là kết luận rút ra từ nhận thức của khoa học.

- Vấn đề bản chất của con người

Bản chất con người theo quan điểm Đạo gia cũng xuất phát từ quan niệm về Đạo. Đạo gia cho rằng tính hay bản chất con người là biểu hiện của Đạo ở trong mỗi con người. Đạo là cái bản tính quy định bản chất con người. Lão Tử đã giải thích tính tự nhiên của con người là cái tự nhiên của Đạo, đó là bản tính thực sự của con người. Do đó, tất cả quy ước luật lệ xã hội đều hạn chế gò bó cái tự nhiên của con người làm cho bản chất của con người bị đánh mất và con người trở thành phụ thuộc vào người khác. Tìm hiểu bản chất con người theo quan điểm Đạo gia thông qua một số phạm trù cơ bản như “tính”, “tình” “dục” ta thấy Lão Tử cho rằng tính của vạn vật sinh ra đã có, là tính tự nhiên. “Tính” đó là như nhau, vốn giản dị, mộc mạc, chất phác, không bị nhào nặn, gọt giũa bởi con người và nó hoàn toàn độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Nếu Tính đó bị nhiễm một cái gì đó thì không còn gọi là Tính nữa. Lão Tử cho rằng con người có cuộc sống giữ được bản tính thuần phác tự nhiên thì ở ngoài vòng phân biệt thiện ác. Bản tính con người là siêu thiện ác tức là không thiện cũng không ác, tất cả là do sự tu dưỡng rèn luyện cải tạo ở mỗi cá nhân và con người, có nhân cách hay không là ở sự tu dưỡng bản thân. Theo Lão Tử người tốt người có năng lực phải là người giản dị, chất phác, ít

riêng tư, ít tham dục. Người giản dị là người ít ham muốn vật chất, không xa xỉ do vậy mà tâm hay thân đều luôn trong sạch nhẹ nhàng, ít vướng bận với những vật dục tầm thường, do vậy mà luôn cao thượng. Bản ngã con người trải qua ba thời kì:

Trong thời kì thứ nhất thời kì phôi thai của bản ngã, con người sống theo quần đàn, theo tập quán, theo ảnh hưởng của những người xung quanh, chưa có cá tính đặc biệt. Họ chỉ biết bắt chước và suy nghĩ không có gì khác hơn những giáo lí, tôn giáo hay chế độ giáo dục đương thời: họ hoàn toàn là sản phẩm của xã hội xung quanh.

Thời kì thứ hai là thời kì trưởng thành của bản ngã. Bắt đầu cá nhân có những tư cách chống đối xã hội, không chịu mù quáng thuận theo một cách nô lệ bất cứ một mệnh lệnh nào, một lề lối cựu ước nào của bất cứ một chế độ luân lí đạo đức nào của chế độ xã hội đã qua hoặc đương thời, họ có những tư tưởng cách mạng và độc đoán. Độc lập, tân kì, sáng tạo, tự do đó là bốn đặc điểm của con người tinh thần của họ.

Thời kì thứ ba là thời kì giải thoát của bản ngã. Khi bản ngã của họ phát triển đến mức cùng, họ lại cảm thấy bị ràng buộc trong chính những công trình sáng tạo của họ, họ cảm thấy họ bị nô lệ lấy những giá trị giả tạo mà chính họ đã tạo ra. Bấy giờ họ bắt đầu bước vào con đường giải thoát, vượt lên trên cái bản ngã, thực hiện trạng thái tự nhiên của một con người “vô ngã” hay nói như Trang Tử là “chân nhân”. Thời kì này cách nhận thức, cách suy luận, cách lập ngôn… đều nghịch hẳn với thời kì trên. Phải có trải qua một cuộc đại cách mạng tư tưởng, xáo trộn và lật ngược mọi vấn đề thường thức trong đời, mới mong phá tan được cái ác tập suy nghĩ theo nhị nguyên, mới nhận rõ được chân tướng của sự vật.

Vậy xét cho cùng con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người cũng như vạn vật đều chứa đựng Đạo như là cái bản chất quy định con người. Tính là cái biểu hiện của Đạo ở trong mỗi con người, chúng hoàn toàn giống nhau

nhưng do Đạo lại là cái luôn biến đổi nên bản tính con người biểu hiện rất khác nhau.

So sánh với Nho gia chúng ta thấy cả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ và xuất phát điểm của con người bắt nguồn từ Đạo. Nếu như Nho gia gọi đó là Thiên mệnh thì Đạo gia gọi đó là Đạo. Căn cứ vào đó trong quan điểm về nguồn gốc tự nhiên của con người, Đạo gia tỏ ra tiến bộ hơn khi đả kích quan điểm Trời sáng tạo ra thế giới và con người. Về bản chất con người cả Nho gia và Đạo gia đều quan niệm con người đều có một tính gốc. Trong phái Nho gia quan niệm tính gốc của con người không thống nhất. Mạnh Tử cho tính người vốn thiện, thì Cáo Tử lại cho tính người vốn ác. Pháp gia cho rằng tính gốc con người là ác … nhìn chung đã nhận thấy mặt xã hội của con người, nhưng mặt xã hội của con người đã bị hiểu một cách hạn chế.Trong khi đó Đạo gia nhấn mạnh tính gốc hay bản chất con người là sống theo lẽ tự nhiên với triết lí sống tối ưu đó là “vô vi”.

So sánh với quan điểm về nguồn gốc và bản chất con người trong triết học Mác chúng ta thấy quan điểm của Đạo gia có ưu điểm rằng đã phủ nhận quan điểm duy tâm tôn giáo khi cho rằng một lực lượng siêu nhiên thần thánh nào đó đã sinh ra con người. Nhưng điều đó chưa phải là quan niệm duy vật khoa học về nguồn gốc, bản chất con người. Bởi vì Đạo gia cho rằng con người trong xã hội bị chi phối bởi những quy luật của Đạo và Đức. Nếu học thuyết vô thần khẳng định con người là một thực thể sinh vật - xã hội, con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội thì Đạo gia rõ ràng đã bỏ qua hoàn toàn nguồn gốc xã hội của con người. Trong khi triết học Mác khẳng định rằng bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội thì Đạo gia lại tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của con người mà hạ thấp các mối quan hệ xã hội, xem xét con người tách hẳn với xã hội hay đối lập hoàn toàn với xã hội. Biến con người thành một thực thể riêng biệt, khép kín, phủ nhận mặt xã hội của con người, đồng nhất họ với tự nhiên. Khi để cao bản chất tự nhiên

của con người, Đạo gia đã hạ thấp con người đánh đồng con người có ý thức với muôn vật vô tri vô giác. Quan điểm đó của ông đã thể hiện khuynh hướng đồng nhất tự nhiên và xã hội. Trong khi chống lại những tư tưởng của Nho gia, Đạo gia phủ nhận luôn cả những hoạt động thực tiễn xã hội và vai trò của nó trong việc hình thành con người với tư cách là chủ thể chinh phục tự nhiên và phủ nhận luôn mọi giá trị đạo đức, tiến bộ xã hội. Trong khi triết học Mác khẳng định con người cùng bản chất của mình là luôn luôn cụ thể, xác định thì con người mà Đạo gia hướng tới lại là con người trừu tượng, thoát li mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội.

Một phần của tài liệu Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 51 - 56)