8. Kết cấu của luận văn
2.4.3. Phép dưỡng sinh
Lão Tử ở chương 10 của Đạo Đức kinh có viết: “Làm cho hồn phách hợp làm một, làm cho hơi thở tụ lại” [31; 75], đừng để cho lòng động, bởi còn lo nghĩ vu vơ về những huyền diệu của trời đất thì sinh lực hao mòn, khi đã huyền đồng vật ngã thì ta với vật là một. Tuy gọi là thuật dưỡng sinh nhưng thực ra là thuật dưỡng tâm vì tâm với thân là một.
Có thể nói nội dung dưỡng sinh chủ yếu tập trung ở quan điểm của Trang Tử. Dưỡng sinh chính là cách thức để bảo tồn sự sống lâu dài. Sống lâu dài không phải để thỏa mãn hay hưởng thụ vật chất của cải trần gian mà sống lâu dài để hòa mình vào trời đất vạn vật. Ông đưa ra phương pháp giữ và dưỡng cái “sống” chủ yếu, chân thực mà con người tự bẩm thụ từ Đạo. Trang Tử cho rằng nếu con người cứ mải mê quanh quẩn trong thân xác, thiên kiến lầm lạc thì chỉ sống được cái sống giả, cái sống hữu hạn có sinh có tử. Chỉ khi nào thanh lọc được mọi ham muốn, biết sống cái sống của Đạo thì mới trở thành bất tử, cái mà Lão Tử từng nói là “chết mà không mất”. Trên con đường vươn tới sự cộng sinh với đại vũ trụ, cái tâm có vai trò quyết định. Nó giúp con người thoát xác, vượt khỏi thiên kiến để hòa vào luồng sống bất tận. Để dưỡng tâm mỗi người phải thực hiện: Đừng làm tổn thương chân tính bằng sự xâm nhập của ngoại vật; giữ gìn và bảo toàn tinh thần trong sáng không nên lệ thuộc vào sự nhận biết của các giác quan và cao nhất là giữ được toàn tài, nắm được luật tự nhiên, thuận theo biến hóa, ôm giữ đức tự nhiên. Ông cho rằng nếu con người đạt được đức sung mãn thì sẽ trở thành con người phi phàm, là thánh nhân, không dùng trí tuệ, không dùng lễ tín, không dùng đức huệ, không phải bươn chải để mưu sinh, không bị lễ nghi ràng buộc và được thảnh thơi ngao du được chọn ngày để lên trời.
Trang Tử nhận thấy trong con người có hai phần thống nhất: phần hình là hình thể, vóc dáng và phần thần tức tinh thần. Ông nhận thấy trong phép dưỡng sinh con người đã thiên lệch chỉ coi trọng phần hình mà quên đi phần
có tầm rất quan trọng đó là phần thể. Theo ông để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cần ăn uống điều độ trong mọi sinh hoạt nên điều hòa, chừng mực. Con người tuy có cấu trúc cơ thể rất phức tạp nhưng các bộ phận luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau. Thông qua câu chuyện về người đầu bếp của vua Văn Huệ, Trang Tử đã ngầm nói rõ hơn phương pháp dưỡng sinh cơ thể. Trong thiên Dưỡng Sinh Chủ ông kể rằng người đầu bếp sở dĩ có tài mổ bò có thể nâng lên thành nghệ thuật là do hắn biết “cơ cấu thiên nhiên” của con bò. Qua đó Trang Tử muốn nói rằng muốn dẻo dai bền bỉ không mệt mỏi và luôn luôn khỏe khoắn nên hiểu cấu tạo và ngôn ngữ của chính cơ thể mình. Dưỡng sinh quan trọng nhất là phần dưỡng tâm. Khi phép dưỡng tâm đạt được đức lớn thì con người sẽ đạt được đức sung mãn và được trời nuôi bằng bốn thức ăn đặc biệt: không dùng trí tuệ, không dùng lễ tín, không dùng đức huệ, không chế tạo. Như vậy tinh thần chủ đạo toát lên từ phép dưỡng sinh mà Trang Tử đưa ra là giữ được đạo trung và cao hơn nữa là tự tập cho tinh thần hư vô, đạt được đức lớn. Nếu giữ được đạo trung tức mực trung bình thì cơ thể và tinh thần con người đều được khỏe mạnh.
Bên cạnh đó Trang Tử cho rằng dưỡng sinh có hai phương diện. Dưỡng cái sống “có sống có chết” tức thân thể và dưỡng cái sống “không sống không chết” tức là chân tính. Cái chúng ta nói đến ở đây với thuật dưỡng sinh là về cái sống thứ nhất, còn khi bàn đến cái sống thứ hai, Trang Tử kết luận bằng thí dụ về củi và lửa: “khi lửa cháy hết bó củi này, thì truyền sang bó củi khác…không bao giờ tắt” [64; 236]. Cái sống thứ hai như lửa không bao giờ cùng tận. Hãy gìn giữ nó và đừng bao giờ để tư tâm tư dục đèo bòng ham muốn những cái ngoài mình mà làm mờ tắt đi.
Trang Tử cũng cho rằng dưỡng sinh cũng phải vừa lo trong vừa lo ngoài không nên thái quá hay bất cập. Thiên Đạt Sinh giải về cái đạo dưỡng sinh vừa bên trong vừa bên ngoài rất rõ. Trong và ngoài là hai điều không thể lìa nhau, vật chất và tinh thần đối với Trang Tử không chỉ ảnh hưởng lẫn nhau
mà cả hai cùng là một. Làm cho hợp một mới là đạo dưỡng sinh đầy đủ và hoàn hảo. Ông đưa ra phương pháp dưỡng sinh riêng của mình bao gồm:
Thứ nhất, phương pháp dưỡng sinh ít tư lợi: Trang Tử cho rằng “tư” là
nguồn gốc của mọi thứ ác, mọi bệnh tật. Con người nếu tư lợi quá nhiều thì gặp chuyện gì cũng tính toán chi li, lo được mất, lâu sẽ dẫn đến lao lực, hao mòn tinh thần, tích tụ thành bệnh. Chỉ có gạt bỏ lòng tham tư lợi thì tinh thần mới được khuây khỏa, có thể bảo vệ bản thân đến hết cuộc đời. Người mà trong tận đáy lòng không hề tính toán riêng tư mới có thể mang chí lớn, không tính toán công danh lợi lộc về phần mình, không ích kỉ thì mới có thể biết niềm vui bình thường, trong lòng bình thản, tất sẽ trường thọ. Ông nói: “Sinh lực của ta thì có hạn, mà nỗi lo nghĩ ưu lự thì vô hạn. Đem cái hữu hạn mà phụng sự cho cái vô hạn là nguy vậy” [64; 74].
Thứ hai, phương pháp dưỡng sinh ít tham muốn bởi chính lòng tham vật
chất, lòng tham dục, tham muốn là những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. Ông nói: “Làm việc thiện mà không bị danh ràng buộc; làm việc ác mà không bị hành phạt tru lục. Thuận theo con đường giữa mà đi thì có thể giữ được thân mình, có thể toàn được sinh mạng, có thể được hưởng tận tuổi trời” [64; 232]
Thứ ba, phương pháp dưỡng sinh thanh tịnh: Ông cho rằng tĩnh lặng có thể
chữa được tật bệnh, một người suốt ngày nóng nảy không yên, tư tưởng không thoải mái, lao tâm khổ tứ thì bách bệnh sẽ phát. Ông đề xướng, phàm những người có chí dưỡng sinh, đều phải rèn luyện năng lực tự khống chế bản thân mình, phải giữ mình được thoải mái, tự nhiên, vững vàng trong mọi hoàn cảnh.
Thứ tư, phương pháp dưỡng sinh phóng khoáng yêu cầu tinh thần con
người luôn luôn phải lạc quan phóng khoáng thì sẽ trường thọ, một người bị giam cầm trong xiềng xích tinh thần trong thời gian dài tất nhiên sẽ buồn bã ủ rũ mà sinh bệnh.
Đối với Đạo gia, thì dưỡng sinh được đặt ở vị trí cao. Thậm chí Đạo gia coi dưỡng sinh là nền tảng của việc trị quốc. Như Lão Tử đã nói: “Người nào
quý trọng thân mình hơn thiên hạ, có thể gửi gắm thiên hạ cho người đó”. Và Trang Tử cũng nói rất rõ ràng “Cái thân mình không “trị” được, thì làm sao còn “trị” được thiên hạ”. Một ông vua có khả năng “thế thiên hành đạo” hay không, đều tùy thuộc vào trình độ dưỡng sinh của người đó. Muốn trở thành người cầm quyền, trước hết phải tu dưỡng bản thân, làm cho thần chí được thanh minh thì mới quản lí được đất nước. Bản thân các phương pháp dưỡng sinh cũng có thể sử dụng trực tiếp như các phép “trị quốc an dân”. Ví dụ như, phép “thanh tĩnh” trong dưỡng sinh cũng chính là một biện pháp trị quốc tốt. Bởi lẽ đối với thân thể, nhờ có “thanh” mà cơ thể được thuần khiết không bị pha tạp, nhờ “tĩnh” mà cơ thể không bị biến động, nhờ đạm bạc vô vi mà cơ thể khí hóa - vận hành theo đúng với quy luật của trời đất. Đó chính là bí quyết của phép di dưỡng tinh thần như Trang Tử đã viết trong Nam Hoa kinh. Còn đối với việc trị quốc, “thanh tĩnh” thì thiên hạ tự ổn định. Chính trị luôn biến động, pháp chế rườm rà không ổn định là điều tối kị trong chính trị như Lão Tử đã viết trong Đạo Đức kinh.
- Đánh giá những giá trị và hạn chế của những quan điểm về con người
trong Đạo gia
Như vậy sau khi tìm hiểu quan điểm về con người trong Đạo gia, chúng ta thấy Đạo gia đã ca ngợi cái xã hội cổ sơ chất phác là vì xã hội văn minh ấy đã đạt đến cái mục đích của nó là làm cho người người trong xã hội ấy sống yên vui hạnh phúc. Văn minh xã hội là để phụng sự cho con người chứ không phải con người phục vụ cho nền văn minh. Xã hội văn minh của mỗi thời đều có giá trị riêng của nó, nếu hợp thời thuận cảnh thì hay, trái thời nghịch cảnh là dở. Như vậy Đạo gia kêu gọi ta trở về với đời sống cổ sơ tức là trở về với caí bản tính tự nhiên của chính mình.
Trong khi tìm giải pháp cho cách hành động của con người trong thế giới, Đạo gia đã có những đóng góp nhất định ở nhiều phương diện. Đạo gia khẳng định thế giới là một thể thống nhất tất cả đều có sự ràng buộc lẫn nhau,
con người cũng là một bộ phận trong cái chỉnh thể thống nhất đó và vì sự phụ thuộc đó nên con người không thể có tự do. Muốn tự do con người phải thoát khỏi sự chi phối đó bằng cách tự hòa tan mình bằng liệu pháp “trai tâm”. Trong lĩnh vực nhân sinh Đạo gia đã đưa ra những triết lí rất độc đáo và nhân văn. Từ đó đem con người đến với những triết lí về cuộc đời, cách đối nhân xử thế và điều đó vô cùng có ý nghĩa với từng cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Tuy vậy, trong việc xem xét những vấn đề nhân sinh Đạo gia cũng không tránh khỏi những hạn chế. Sai lầm cơ bản của Đạo gia là ở chỗ đã đề cao trật tự, quy luật vận động tự nhiên và cho đó là quy luật bất biến, tuyệt đối chi phối con người và xã hội. Điều đó dẫn đến việc những tư tưởng của Đạo gia còn mang nặng tính chất duy tâm. Như vậy nếu xét nhìn chung quan điểm của Đạo gia về vấn đề con người thì ta thấy nhược điểm là chủ yếu bởi con người của Đạo gia là con người hướng nội, con người có xu thế náu mình, lánh đời. Đặc biệt đặt trong bối cảnh nước ta hiện nay thì con người theo quan điểm của Đạo gia là đi ngược lại với sự tiến bộ văn minh của nhân loại bởi con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay phải là con người không ngừng vươn lên dấn thân vào cuộc sống, phải có ước mơ hoài bão, phải là con người “nhập thế” chứ không phải “xuất thế” như theo quan điểm Đạo gia.
Bởi vậy Nho gia thì nhắm vào sự uốn nắn con người theo một thể thức cứng rắn của xã hội còn Đạo gia có công dụng an ủi và làm thanh lọc tâm hồn của mỗi người. Nhưng không nên hiểu rằng Đạo gia là một công cuộc cách mạng chống lại trật tự đã an bài. Cái học của Đạo gia là một phương pháp giải thoát cá nhân không thể thành công được bằng một cuộc cách mạng xã hội ở bên ngoài. Tóm lại với Đạo gia ta đi vào một sự lật đổ tất cả giá trị thông thường. Khổng Tử bảo phải nhân nghĩa, Lão Tử lại bảo “tuyệt nhân, khí nghĩa”… Mặc Tử thì phải “thượng hiền”, Lão Tử lại bảo “bất thượng hiền”. Tóm lại thì Đạo học là cái học “huyền đồng”, trở về với cái Sống một không
còn phân chia nhị ngã. Bởi vậy không thể bảo rằng học thuyết nào hay hơn học thuyết nào vì mỗi học thuyết đều có cái lí thuyết riêng của nó, sứ mạng và mục đích của học thuyết hai bên cũng khác nhau không thể so sánh và lấy tiêu chuẩn chung nào mà đánh giá. Như vậy nếu Nho học chuyên về sự đào tạo mọi trí thức ước lệ giả tạo thì Đạo học là cái học của những người đã rời bỏ cái sống giả tạo ước lệ để trở về với đời sống thành thực của nội tâm, là một cái học đeo đuổi tự nhiên chống nhân tạo. Nếu Nho học nhắm vào việc uốn nắn con người theo một thể thức nhất định, theo những quy tắc hẹp hòi và cứng rắn của xã hội thì Đạo học lại luôn tìm cách phục hồi cái tâm trạng hồn nhiên. Cuối cùng thì mục đích của Đạo học cũng là hướng con người trở về với con người thật của mình, là phải trở về con người vô kỉ, về chân tính chứ không phải trở về với con người ích kỉ của mình. Vì thế ta không nên xem Đạo học là cái học chống xã hội, phá rối trật tự an bài của xã hội mà nên hiểu nó là phương pháp giải thoát tinh thần cá nhân.
Tiểu kết chƣơng 2
Theo lớp thang trình bày ở trên chúng ta thấy triết học Đạo gia là một con đường tư tưởng đi từ vũ trụ luận chuyển sang nhân sinh luận, từ thế giới quan dẫn dắt đến nhân sinh quan. Tuy nhiên, qua phân tích nội dung của triết học Đạo gia chúng ta thấy các nội dung của nó đan xen vào nhau. Chính vì thế, có thể suy đoán các nhà triết học Đạo gia đã từ những suy ngẫm về hiện thực nhân sinh mà khái quát lên thành nhận thức về vũ trụ, về bản thể, về quy luật phổ biến, về những nguyên lý chuẩn tắc tối cao của cuộc sống. Vấn đề con người trong Đạo gia được tìm hiểu xuất phát từ thế giới quan. Đạo gia đã có công lao trong việc nghiên cứu nguồn gốc, bản tính con người và đưa ra các giải pháp khác nhau trong việc cải hóa con người từ ác trở về thiện, xây dựng xã hội thịnh trị. Giống như các nhà triết học Trung Quốc cổ đại, Đạo gia cho rằng bản tính con người là có sẵn trong tâm. Cái tâm ấy biểu hiện ra bên ngoài là tính và đem cái tính ấy cư xử với người bên ngoài là tình. Đạo gia đại diện cho tầng lớp quý tộc thất thế đã đưa ra tư tưởng của mình về con người nhằm biện hộ cho quan điểm lẩn tránh xã hội, vô vi, tiêu dao. Nếu Nho gia chủ trương “nhập thế” cứu đời thì Đạo gia lại chủ trương “xuất thế” lánh đời. Tuy nhiên so với Nho gia, những quan niệm triết học về con người của Đạo gia đạt tới mức độ trừu tượng, lí tính hóa ở mức độ cao hơn, do chỗ Đạo gia xuất phát từ quan niệm Đạo như là "tính quy luật của tự nhiên" để giải thích nguồn gốc tự nhiên của con người và đề cao tư duy trừu tượng trong quan niệm về nhận thức. Trong ba thời kì lịch sử Sơ Hán, Ngụy Tấn, Sơ Đường, học thuyết Đạo gia từng giữ địa vị thống trị về tư tưởng. Có điều như nhận xét của "Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc": "Nhìn suốt lịch sử hai nghìn năm, tư tưởng Đạo gia về cơ bản, đã tồn tại trong tư tưởng văn hóa truyền thống như một sự bổ sung cho triết học Nho gia". Đành rằng, nhiều vấn đề trong luận thuyết của triết học Đạo gia về con người còn nhiều hạn chế do điều kiện lịch sử và lập trường giai cấp nhưng có thể khẳng định các nhà triết
học Đạo gia đã đưa ra những triết lý rất đời thường với cuộc sống của con người, một chân lý giản dị hết sức cao thượng, bình đẳng và tự do, đầy ắp lòng bao dung nhân ái, là một biểu hiện mẫu mực cho chủ nghĩa nhân văn nhân đạo. Đó là tất cả những giá trị cơ bản mà Đạo gia để lại cho chúng ta từ hơn 2500 năm trước. Về phương diện lịch sử chúng ta cũng phải nghiêng mình trước di sản tài hoa và sắc sảo của Lão Tử và Trang Tử bởi những triết