Quan điểm về chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 46 - 51)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Quan điểm về chính trị xã hội

Trước cảnh loạn lạc của xã hội các trường phái Nho gia, Mặc gia, Pháp gia cùng với Đạo gia đều chủ trương tìm một con đường cho hiện thực xã hội. Các học thuyết đều nhằm tới việc giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - xã hội do thời đại đặt ra, giải quyết những mâu thuẫn xã hội và đưa con người đi đến một lối giải thoát. Tuy nhiên cách thức giải quyết lại chằng giống nhau, thậm chí hoàn toàn khác nhau.

Trong quan điểm về việc trị quốc, nếu Nho gia theo quan điểm “hữu vi”, trị quốc theo “đức trị” hoặc “nhân trị”, Pháp gia theo quan điểm dùng “pháp trị”, Mặc gia kêu gọi xây dựng thuyết “kiêm ái”, thực hiện xã hội “thượng đồng” thì Đạo gia chủ trương đường lối trị quốc theo quan điểm vô vi chống lại chủ trương hữu vi cùng mọi chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật. Lão Tử tỏ ra xem thường cách trị nước của các bậc vua chúa đương thời, khi cho rằng nhà cầm quyền càng gia tăng luật pháp, càng bày ra nhiều điều cấm kị thì dân chúng lại càng bị còng trói khổ sở, càng sinh ra tham gian trá ngụy. Chương 57 ông cho rằng:

“Thiên hạ nhiều kiêng kị, Thì dân chúng càng nghèo, Nhân dân nhiều lợi khí, Nước nhà càng tối tăm, Người người nhiều tài khéo, Vật lạ càng nảy sinh,

Trộm cướp càng sinh nhiều” [31; 279]

Như vậy người trị nước muốn cứu vãn tình thế ấy, không cần phải dùng đến trí mưu hay mưu lược làm gì mà phải tự mình đem cái gương điềm tĩnh vô vi mà cảm hóa:

“Ta vô vi mà dân tự hóa, Ta ưa tịnh mà dân tự chính, Ta vô sự mà dân tự giàu,

Ta không dục vọng mà dân trở thành chất phác” [31; 279]

Đứng về phương diện cá nhân, Lão Tử chủ trương “bất cảm vi thiên hạ tiên” và “bất tranh nhi thiện thắng”, đánh đổ sự dùng bạo lực hay uy quyền mà can thiệp đến việc người. Đứng về phương diện chính trị quốc tế ông cũng cực lực bài bác triệt để chiến tranh dưới nhiều hình thức. Ở chương 31 ông viết: “Binh khí tốt là vật chẳng lành, vật nào cũng ghét nó” [31; 163]. Cùng quan niệm với Lão Tử, Trang Tử cho rằng: “Đừng mong kéo cẳng vịt cho dài, thu giò hạc ngắn lại” nhưng đó lại là công việc làm của các nhà chính trị xã hội hữu vi từ ngàn đời xưa vậy. Theo ông mục tiêu chính của các nhà làm luật pháp, các chế độ chính trị phải chăng đều có tham vọng san bằng mọi cá tính đặc biệt, bình đẳng hóa tất cả mọi bất bình đẳng tự nhiên trong thiên hạ… biến mỗi cá nhân thành một con người sống theo xã hội “thích theo cái thích của mọi người mà không biết thích theo cái thích của mình”. Tất cả mọi chế độ chính trị xã hội “hữu vi” đều định ra một “cái tốt” làm tiêu chuẩn chung cho mọi tư tưởng hành vi của con người là hoàn toàn sai lầm. Bởi thế Trang Tử cực lực phản đối cái cách “lấy trị mà trị thiên hạ”, cho dù bất đắc dĩ phải dùng đến luật pháp, luân lí, chính trị, chế độ cũng phải có mục đích duy nhất là phụng sự cho cá nhân chứ không được đem “Người mà giết Trời, đem nhân tạo mà giết thiên nhiên”.

Trong quan điểm về xây dựng đất nước: Lí tưởng chính trị của Nho gia là khôi phục lễ nghi nhà Chu, xã hội đại đồng, vua sáng, tôi hiền, tôn vinh

Nghiêu Thuấn. Người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, phải hoàn thành những công việc nhỏ gia đình cho đến lớn trị quốc và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ. Ngược lại xã hội lí tưởng của Đạo gia là một “tiểu quốc, quả dân” như ở chương 80 Đạo Đức kinh có viết:

“Dù có mười hoặc trăm thứ binh khí, cũng không cho dùng đến. Khiến dân sợ chết mà không đi xa.

Tuy có thoàn xe, không chỗ ngồi lên.

Tuy có giáp binh cũng không cho dùng đến, khiến dân dùng lại cách gút dây” [31; 392]

Trang Tử chủ trương lễ nghi pháp độ phải tùy thời mà thay đổi như trong thiên Thiên Vận ông lấy hình ảnh “đẩy thuyền đi trên bộ” để mỉa mai cách làm của Nho gia. Tuy vậy hạn chế của Trang Tử nói riêng và Đạo gia nói chung là họ chỉ thấy xã hội con người là sự kéo dài của tự nhiên chứ không thấy sự khác nhau về chất giữa hai nấc thang đó. Xã hội lí tưởng của Đạo gia là xã hội không thể chế, không pháp luật, không đạo đức và đặc biệt là không chủ động cải tạo thế giới. Tuy nhiên hạn chế này là tất yếu do bị quy định bởi lập trường giai cấp, điều kiện nhận thức và thực tiễn lịch sử xã hội.

Trong quan điểm về giáo dục nếu Nho gia đề cao việc học tập và tu dưỡng đạo đức, đề cao vai trò của giáo dục, làm cho con người mở mang trí thức, hình thành nhân cách đầy đủ thì Đạo gia lại cho rằng tất cả những chuẩn mực mà xã hội đặt ra chỉ là tương đối và chỉ càng gây thêm những giả tạo không cần thiết cho con người. Đạo gia chủ trương “tuyệt học vô ưu”:

“Theo học, càng ngày càng thêm.

Theo Đạo càng ngày càng bớt” [31; 232]

Vậy là theo học càng ngày càng tăng cái sự phiền phức chi li vụn vặt và đồng thời dục vọng càng tăng càng gây ra nỗi khổ cho con người, ngược lại theo Đạo có thể càng ngày càng tiết giảm những âu lo, đạt đến mức vô vi. Vì

thế nếu mẫu hình lí tưởng trong xây dựng con người ở Nho gia là người quân tử có thể hành Đạo ở đời thì Đạo gia chủ trương xây dựng con người vô vi, hoàn toàn thoát khỏi những vấn đề chính trị xã hội.

Trong quan điểm về vấn đề giai cấp, Nho gia đề cao chính danh, có quan niệm rất rõ ràng, đạo Nhân chỉ là đạo của người quân tử của giai cấp thống trị, phải có sự tác động của giai cấp thống trị thì xã hội mới có trật tự kỉ cương. Trong khi đó Đạo gia không đặt nặng vấn đề giai cấp mà đề cao sự thuận theo tự nhiên.

Về phương châm xử thế cả hai trường phái đều hướng con người đến cái thiện, khuyên con người sống tốt đề có hạnh phúc nhưng nếu Nho gia cho rằng nền tảng của gia đình xã hội là những quan hệ đạo đức chính trị, đặc biệt là quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng. Các quan hệ này được Nho gia gọi là Đạo, khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định gia đình yên vui và ngược lại. Đạo gia thì giáo huấn con người theo thuyết vô vi sống và hành động theo tự nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính mình và ngược với bản tính tự nhiên. Có thể thấy tất cả các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại đều hướng tới một mẫu hình xã hội điển hình tốt đẹp có bậc trị vì đức độ quang minh xã hội thái bình trăm dân hiền thục và Đạo gia cũng vậy. Đạo gia cũng đâu phải khuyên trở về với xã hội cổ sơ, cũng không chủ trương thuyết phục cổ mà thực ra Đạo gia muốn khuyên ta trở về với một xã hội văn minh giản dị, hồn nhiên không có những phiền phức đa đoan của những thứ văn minh giả tạo dùng trí mưu để trị nước. Vì vậy có thể nói giải pháp chính trị xã hội của Đạo gia là những chỉ dẫn đề đảm bảo cho xã hội được “tự nhiên” như nó vốn thế.

Tiểu kết chƣơng 1

Đạo gia là một trong số những trường phái triết học tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ đại. Cũng như những trường phái triết học khác, Đạo gia ra đời trong những điều kiện lịch sử của xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại với những nét riêng đặc trưng của nó. Đạo gia là học phái lấy tư tưởng Lão Trang làm chủ đạo. Đạo là hạt nhân của hệ thống triết học của Đạo gia, hàm nghĩa bản thể luận, là nguồn gốc của con người và vạn vật. Đạo còn là quy luật mà con người và vạn vật phải tuân theo. Có thể nói quan niệm về con người, quan niệm nhân sinh của Đạo gia thể hiện bản sắc riêng khác biệt, độc đáo của trường phái này. Nhân sinh quan đó được xuất phát từ những tiền đề lí luận cơ bản của nó bao gồm: học thuyết về Đạo và Đức, tư tưởng vô vi, tư tưởng biện chứng và những quan điểm chính trị xã hội. Mở rộng tư tưởng về Đạo đến mặt đời sống xã hội, Đạo gia đi đến tư tưởng vô vi rồi mở rộng quan điểm vô vi tự nhiên sang lĩnh vực xã hội Đạo gia đã thể hiện nhân sinh quan xuất thế. Và trong toàn bộ những tiền đề lí luận đó, có thể nói những tư tưởng biện chứng tự phát của Đạo gia là phần quý giá nhất trong triết học của trường phái này trong lịch sử triết học Trung Quốc thời cổ đại. Đạo gia đã thấy được sự phát triển, biến hóa tự thân theo quy luật của vạn vật, con người và xã hội trong vòng tuần hoàn bao la của vũ trụ. Đạo gia đã nhấn mạnh mặt đối lập của sự vật nhưng lại đề cao sự thống nhất của các mặt đối lập, chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng sự thống nhất, điều hòa các mặt đối lập đó, coi nhẹ điều kiện chuyển hóa cũng như sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.

Từ bối cảnh ra đời và những tiền đề lí luận cơ bản của những quan điểm triết học về con người của mình, Đạo gia đã tạo nên những quan điểm về con người có những nét đặc trưng khác biệt so với các học phái đương thời, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo triết học Đạo gia trong nền văn hóa rực rỡ của đất nước Trung Quốc thời kỳ cổ đại.

Chƣơng 2: QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA

Một phần của tài liệu Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 46 - 51)