Phép xử thế

Một phần của tài liệu Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 70 - 78)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.2.Phép xử thế

Triết học Đạo gia hình thành trong đời sống xã hội đảo điên, loạn lạc, “trên hôn quân”, “dưới đạo tặc”. Trong khi những chủ trương học thuyết đã đưa ra những phương pháp cải tạo xã hội khác nhau nhưng đều không thể cứu vãn thì triết học Đạo gia bên cạnh đưa ra học thuyết “vô vi nhi trị” còn hướng dẫn con người hành động thuận theo tự nhiên, đả phá mọi thể chế pháp luật,

luân lí, tri thức, văn hóa, kĩ thuật, đưa ra cho con người những phép xử thế trong cuộc sống hàng ngày.

- Vô tư vô dục

Con người dù muốn hay không đều phải tất yếu phụ thuộc vào tự nhiên và xã hội, cái mà Lão Trang gọi là “hữu sở đãi”. Để có cuộc sống tự do đích thực, con người phải thoát khỏi sự ràng buộc đó, phép xử thế của Đạo gia là toàn bộ những phương châm giúp con người phá bỏ mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến, phục hồi trạng thái hồn nhiên, để đạt đến lí tưởng sống “vô vi”. Muốn vậy

trước hết con người phải tu thân, dưỡng tâm. Trang Tử khuyên con người phải biết giữ gìn trau chuốt nội tâm, giữ cho tâm thân không bị vẩn đục. Lão Tử cho rằng tâm hồn phẩm giá mỗi con người có thể bị sắc màu ngoại vật nhuộm cho hoen ố, nếu ta thiếu ý thức giữ gìn và rèn luyện. Sau đó phải thực hiện theo bảng giá trị đạo đức của Đạo gia bao gồm từ ái, kiệm, khiêm nhường. Và nếu nói theo Trang Tử thì chỉ khi con người đạt đến độ vô kỉ thì mới đạt đến cái lẽ tuyệt đối của phép xử thế Đạo gia.

Đạo gia chủ trương thuyết vô tình và thuyết vô dục, không để tâm thân vướng vào những chuyện tình cảm trong cuộc sống cũng là một yếu tố giúp sinh mạng được bảo toàn. Trang Tử chủ trương sai khiến vật đừng để vật sai khiến mình, cho nên phải cố giữ cho lòng không dao động trước mọi vật, đừng làm tổn thương thiên tính, ép buộc tinh thần hao mòn. Lão Tử thì nói: “Đừng chê hẹp chỗ ở của mình, đừng chán đời sống của mình” [31; 359], nếu ta không chê thì ta không chán. Ông đặc biệt nhấn mạnh: “Ăn ở giản dị và chất phác, ít riêng tư, ít tham dục” [31; 111] cốt sao giữ được cái tính tự nhiên lúc ban đầu hay còn gọi là Thiên chân, gác thân ra ngoài vòng danh lợi thì mới gìn giữ mình được lâu dài, bằng lòng tự đắc với chính bản thân mình. Đừng nên tham vọng ham muốn địa vị của người khác, nên biết tự tại chứ không có nghĩa là diệt dục hoàn toàn càng không phải là không muốn gì cả

mà chỉ có nghĩa là đừng muốn gì ngoài yêu cầu tối thiểu của tự nhiên.

Sở dĩ Lão Tử chủ trương thuyết vô dục là vì xuất phát từ quan niệm Đạo của ông. Ông còn đặt ra vấn đề biết dừng. Để thực hiện được điều này con người không thể thiếu một phẩm chất cực kì quan trọng đó là Tự tri. Chỉ có thể tự biết mình mới biết mình có thể làm được những gì. Thói thường thì con người luôn bị danh lợi mê hoặc. Nếu không tự tri để rồi tri chỉ thì sẽ dễ bị sa vào vòng cạm bẫy của danh lợi, dẫn đến danh bại thân liệt không chừng. Lão Tử là người đưa ra hai khái niệm “tri túc” và “tri chỉ” nghĩa là biết đủ và biết dừng. Hai chữ “tri túc‟ “tri chỉ” là then chốt đạo xử thế của Lão Tử: “Biết đủ là giàu” [31; 171], kẻ không biết đủ thì có dư bao nhiêu vẫn thấy nghèo thiếu mãi. Lòng tham muốn của con người thì không biết đâu là bờ bến, với lòng tham vô tận biết đến đâu mới đủ, kẻ không biết dừng lại “tri chỉ” thì không sao “tri túc”. Hay như: “Biết đủ trong cái đủ, mới luôn luôn đủ” [31; 224]. Cái đủ của con người thì không ai giống ai cả, cái đủ của người này có thể lại là cái thiếu đối với người kia. Nhu cầu, địa vị, hoàn cảnh không ai giống ai cả thì cái đủ làm sao có quy luật được. Nhưng nó phải có chỗ dừng, biết dừng đúng lúc thì đó là sáng suốt. Lão Tử coi đây là một trong những tiêu chuẩn trọng yếu của đạo làm người: “biết đủ không nhục, biết dừng không nguy” [31; 219]. Ông cho rằng: “Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào to bằng muốn đặng” [31; 225]. Biết đủ là cái gốc của mọi hạnh phúc.

Tóm lại theo Đạo gia con người cứ làm theo tự nhiên là được, không nên ham muốn cái gì quá nhiểu ngoài cái tự nhiên mà do trời phú cho bản tính mỗi người, không cần lập nên công trạng hay để lại tiếng tăm danh giá làm gì nhiều. Người nào giữ được cái tâm “chân không” thì nhất định suốt đời không có tật bệnh sẽ được trường sinh. Con người muốn được “toàn sinh” cần nhất thiết làm theo những phương pháp trên. Cần kiệm, khiêm nhường, tri túc, tri chỉ là con đường giúp thân tâm được thanh tĩnh, là những phương pháp, con

đường giải thoát, “lánh nguy cầu an” mà người ta có thể áp dụng được ở bất cứ xã hội nào.

- Chí nhu và bất tranh

Lão Tử rất phản đối chiến tranh, tức là sự dùng “cương đạo”. Tuy nhiên nếu bất đắc dĩ mà phải chống đối với địch thì ông lại khuyên nên dùng phương pháp “Nhu thắng cương, nhược thắng cường” [31; 383] hơn là dùng cương cường chế cương cường. Ông chủ trương: “Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh” [31; 384] hay “Cái rất mềm của thiên hạ thắng cái rất cứng trong thiên hạ” [31; 216]. Ông chủ trương “Cứng và mạnh là bạn của chết. Mềm và yếu là bạn của sống” [31; 376].

Chữ “nhu” theo cái học của Lão Tử có một ý nghĩa triết lí sâu xa chứ không phải có ý nghĩa thiển cận như cái nghĩa thông thường của nó. Ông lấy ví dụ một cái cây cành lá mềm dịu là chứng tỏ đang sức sinh hóa còn khô cứng là triệu chứng của sự cằn cỗi, chết chóc không còn có thể biến động được nữa. Như thế nhu nhược có nghĩa là uyển chuyển, không cố chấp trong một hình thức, linh hoạt dù thuộc về tâm lí, tình cảm hay tư tưởng. Vì thế cái mà Lão Tử muốn hướng con người đến là một tâm hồn luôn luôn thay đổi, biến hóa, vô cùng uyển chuyển để theo kịp với nhịp sống của cuộc sống hiện đại, nếu bị hạn định và lệ thuộc vào một hình thức hay quy chuẩn cứng rắn nào thì đó là triệu chứng của sự khô cứng hay chết chóc. Cái “nhu nhược” mà Lão Tử dạy ta là cái chống lại những lề lối phong kiến nặng nề, theo thói quen, theo tập niệm, thường nô lệ theo một bảng giá trị bất cứ thuộc về một hệ thống tư tưởng, đạo đức, luân lí hay tôn giáo nào. Lại cũng có thể hiểu theo nghĩa là một phương pháp tranh đấu tức là cái thuật “bất tranh nhi thiện thắng”, có nghĩa là thuận theo, chiều theo, không cưỡng lại. Nếu Nho gia đề cao tự cao kiên cường mạnh mẽ thì Đạo gia chủ trương khiêm tốn nhu mềm. Lão Tử cũng đề xướng đạo bất tranh. Để chứng minh quan điểm của mình, Lão Tử lấy hình ảnh của nước. Ở chương 8 ông viết: “Nước thì hay làm lợi

cho vạn vật mà không tranh… Ôi vì không tranh nên không sao lầm lỗi” [31; 68]. Nước gặp chỗ trống, thiếu thì chảy vào, gặp chỗ đầy, dư thì chảy ra, lánh cao mà tìm thấp, ngày đêm chảy mãi không ngừng. Nước là hình ảnh tượng trưng cho luật quân bình trên trời đất. Trên thì làm mưa, dưới thì làm sông, đâu đâu cũng tùng thuận, bị cản thì dừng, mở đường thì chảy, ống thẳng bầu tròn, nhưng không mất bản chất bao giờ. Như vậy nước yếu mềm, nước không tranh nhưng chưa có gì thắng được sức nước. Lại lấy hình ảnh Trời Đất để chứng minh: “Trời đất sở dĩ dài lâu là vì không sống cho mình” [31; 64].

Hơn nữa người ta sở dĩ tranh giành với nhau bởi điều kiện đầu tiên là vì chung một quan niệm về điều phải lẽ quấy, cùng cho một vật là quý mới có sự tranh giành với nhau, chứ đối với một vật mà kẻ trọng người khinh thì sự đấu tranh không còn tồn tại. Huống chi Lão Tử xem thị phi, thiện ác như nhau, thiên hạ ùa đứng chỗ cao, ông đứng nơi chỗ thấp, thiên hạ ùa vào đứng trước, riêng ông thích đứng đằng sau, đối với ông chẳng những vì ông không cho chỗ nào cao chỗ nào thấp, chỗ nào vinh chỗ nào nhục mà cũng vì ông muốn làm thế để giữ lại mức thăng bằng trong xã hội quá thiên về Đạo hữu vi. Cho nên “Chỉ vì không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình” [31; 125]. Đó là cách “Đạo của Trời, lợi mà không hại; Đạo của Thánh nhơn, làm mà không tranh” [31; 394]. Như vậy chí nhu và bất tranh chính là những phương thức ưu việt để đạt đến thành công.

- Cùng tắc biến và công thành thân thoái

Cùng tắc biến và công thành thân thoái là hai triết lí nhân sinh được Đạo gia rút ra từ hai quy luật chủ đạo bao trùm toàn bộ hệ thống triết học của mình đó là luật quân bình và luật phản phục mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên. “Cùng tắc biến” là một nội dung cần lưu ý trong cách ứng xử và hành động của con người trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Bất kể chúng ta làm điều gì hay làm việc gì… cũng nên có giới hạn, vì đẩy sự vật đi đến đường cùng thì thế nào nó cũng biến hóa thành khác trước, có khi còn ngược

lại với trước nữa, đẩy sự việc đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ bị phản lại ngay. Mục đích của bất cứ hành vi nào cũng là đi đến một kết quả. Nhưng nếu lại đi vào chỗ thái quá thì kết quả có khi lại còn nguy hiểm cho ta hơn là không làm gì cả. Cho nên “vô vi” cũng có nghĩa là bớt đi những cái gì thái quá. Bên cạnh đó, công thành thân thoái cũng là một trong những phương xử thế quan trọng trong quan điểm của Đạo gia về con người. Ông viết: “Nên việc lui thân đó là Đạo trời” [31; 72]. Hay như ông nói: “Xong việc rồi không để tên” [31; 174], công việc xong rồi lại cũng không cho đó là công của mình, thói thường thì làm xong việc gì thường hay cậy công và muốn lưu tên tuổi. Đạo không phải vậy. Nên mới gọi là „vô công” “vô danh”. Theo quan điểm Đạo gia, bậc Thánh nhân sau khi hành xử giúp đời, cho dù có công lao cũng không mong để lại tên tuổi cho người đời sau ghi nhớ. Như thế mới đạt Đạo. “Công thành thân thoái” cũng là cái triết lí nhân sinh được lấy ra từ cái gốc của “cùng tắc biến”. Bất kể một sự việc nào nếu cứ để nó phát triển đến mức đỉnh điểm của nó thì ắt gây tai họa. Làm quan đã lâu thời gian, “công thành” thì nên để cho “thân thoái”, âu đó cũng là cái lẽ của “biết đủ biết dừng”. Chẳng thế mà các triết gia của Đạo gia là những bậc ẩn sĩ, lánh đời. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam sau khi làm quan trong triều, không ít người cáo quan, lui về ở ẩn. Ví như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… tìm trong thơ văn của những nhà tư tưởng đó ta dễ dàng băt gặp cái triết lí “công thành thân thoái” mà họ muốn truyền dạy lại cho người sau. Đó chẳng qua cũng là cái triết lí để giữ mình yên ổn trước thời cuộc, là hành động biết “nhìn xa trông rộng” của các bậc vĩ nhân xưa khi thấu hiểu cái quy luật bất di bất dịch của trời đất tạo hóa, của xã hội loài người. Triết lí đó dạy cho ta cách hành xử, cách giữ thân trước những biến đổi khôn lường của cuộc sống, hay nói như Đạo gia thì nó cũng là một phương pháp để bảo toàn sinh mạng.

Như vậy “công thành thân thoái” chính là làm theo Đạo cũng tức là tuân theo quy luật xã hội. Đặt trong bối cảnh xuất hiện của nó, thời Xuân Thu

- Chiến Quốc thì triết lí này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nó cảnh tỉnh và hạn chế lòng tham muốn danh vọng của mọi người trở thành một phương thức hành động mà các nhà chính trị thời bấy giờ đang rất cần trong thời buổi rối ren loạn lạc lúc bấy giờ.

- Dĩ đức báo oán

Lão Tử chủ trương: “Báo oán dĩ đức” [31; 311] có nghĩa là lấy đức mà trả oán thì oán sẽ tiêu đi, chứ lấy oán mà trả oán thì oán sẽ chập chồng biết chừng nào dứt. Đó chính là cái đức “Từ” của Lão Tử. Chúng ta thấy với triết học Đạo gia, bên cạnh phạm trù Đạo thì phạm trù Đức cũng rất quan trọng bởi Đạo là cái sinh ra vạn vật nhưng Đức lại là cái nuôi dưỡng vạn vật. Đức là những đức hạnh thông thường mà mỗi con người cần có như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín hay khoan dung, tha thứ, độ lượng, quảng đại…. triết học Đạo gia đã phê phán sâu sắc nhân nghĩa lễ trí tín của Nho gia bởi đó là đầu mối của tai họa, nó chỉ là cái vỏ của Đạo và Đức mà thôi. Lão Tử phân việc tu dưỡng đạo đức ra làm sáu loại: đạo, đức, nhân, nghĩa, lễ, trí. Hợp với xã hội, Đạo đương nhiên là tốt nhất, trong xã hội đó mọi người đều bất thức bất tri, vô tư vô dục, vô vi vô sự, tất cả đều thuận theo tự nhiên. Đợi sau khi Đạo mất đi thì có được “đức”, “nhân” cho đến “lễ” “trí”. Đối với một người bình thường, lễ giáo, danh lợi trong xã hội phát triển là tiến bộ nhưng theo Lão Tử như vậy là một bước lùi, là không phát triển. Bởi vì khi xã hội phải dùng đến “lễ” và “trí‟ để duy trì thì cũng chính là lúc xã hội loạn lạc. Ở đây chúng ta thấy triết học Đạo gia đề cập đến Đức, khía cạnh đạo đức của con người, cũng là có liên quan đến khía cạnh lòng “Từ”.

Như vậy “Từ” là lòng yêu thương mọi người, bất luận kẻ thiện hay người ác hãy tha thứ và độ lượng. Dũng mà thiếu Từ thì là bạo tàn, người có lòng Từ là người đối xử nhân từ, khoan dung với tất cả mọi người, bất kể người tốt hay người xấu, người thiện hay bất thiện, đều lấy lòng Từ mà đối đãi. Đây là một trong những nghệ thuật sống của con người, là đức nhân của

mỗi người. Lão Tử khuyên: “Với người thiện thì lấy lòng thiện mà đáp lại, với kẻ bất thiện thì cũng lấy lòng thiện mà đáp lại” [31; 234], tất cả đều được xem như nhau vì Đạo không thiên bên nào cả, bên thiện hay bên ác.

Vì vậy “dĩ đức báo oán” thành thử ra lại là cách làm khôn ngoan nhất, khi mọi thù hận được xóa bỏ thì cũng là lúc tâm ta được thanh tĩnh, vừa có lợi cho người vừa có lợi cho mình. Âu cũng là một cách tự giải thoát cho tinh thần của chúng ta. Đi sâu tìm hiểu hơn, chúng ta có thể tìm thấy ở đây một chủ nghĩa nhân đạo cao cả và một chủ nghĩa nhân văn vô cùng tốt đẹp. Hãy đối xử với mọi người bằng tấm lòng từ ái yêu thương con người, khoan dung độ lượng thì thân tâm chắc chắn sẽ được hưởng an nhàn.

Có thể nói phép xử thế của Trang Tử hoàn toàn trái ngược với Khổng Mạnh và mang nét yếm thế triệt để hơn Lão Tử. Nếu Khổng Mạnh khuyên con người nên giữ lễ, thực hiện điều nhân, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì Trang Tử lại cho đó là những ước lệ giả tạo trói buộc và hại bản tính tự nhiên của con người và con người chân chính phải tìm cách giải thoát. Nếu Lão Tử coi coi trọng cái tôi bản ngã của mỗi cá nhân, khuyên phải biết giữ mình để hòa nhập thì Trang Tử đi xa hơn, ông muốn cởi bỏ hoàn toàn mọi trở ngại của cuộc sống để đạt đến cái nghĩa huyền đồng. Trang Tử với cái mục đích muốn siêu thoát nhân gian thế sự để toàn sinh đã tiến thêm một bước so

Một phần của tài liệu Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 70 - 78)