8. Kết cấu của luận văn
2.3. Quan niệm về đạo đức con ngƣời
Có thể nói triết học Trung Quốc cổ đại đã đặc biệt quan tâm đến những vân đề chính trị và đạo đức xã hội. Vì thế triết học đã triệt để khai thác mặt quan hệ chính trị và quan hệ đạo đức của con người. Trên phương diện nào đó có thể coi triết học thời kì này là triết học chính trị, triết học đạo đức. Đề cao con người nhưng không tuyệt đối hóa con người, các triết gia chủ trương giữ gìn sự cân bằng ổn định của các mối quan hệ tự nhiên - xã hội cũng như sự tác động lẫn nhau giữa người với người. Khi nói đến con người và quan hệ xã hội của con người các triết gia thời kì này lấy đạo đức luân lí làm luận thuyết.
Tất cả các học thuyết triết học thời kì này đều có chung quan điểm về sự thống nhất hài hòa giữa con người và xã hội. Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu, hướng vào nội tâm con người và luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội, ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Có hai luồng tư tưởng triết học dường như đối lập trong vấn đề này giữa Nho gia. Mặc gia, Pháp gia và Đạo gia. Nếu học thuyết của Nho gia, Mặc gia hay Pháp gia mang tính nghiêm trang, trọng thực tế, hướng tới phục vụ xã hội nhân sinh vì thế đề cao con người xã hội thì triết lí Đạo gia mang tính lãng mạn phóng khoáng đề cao con người tự nhiên, tôn sùng cuộc sống tĩnh lặng, tiêu dao thoát li nhân gian thế sự. Tính chất tương phản ấy phần lớn do địa vị giai cấp quyết định. Nho gia nhấn mạnh tầm quan trọng của con người và việc thực hiện nhân sinh trong quan hệ nhân luân. “Tam cương”; “Ngũ thường”; “Tam tòng”; “Tứ đức” là để làm chuẩn mực cho con người trong mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Con người phải “khắc kỉ phục lễ”, gò bó trong vòng lễ giáo nhân nghĩa đó. Con người phải học lễ nghĩa, trau dồi tài đức, “tu thân” để đầy đủ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” trở thành người quân tử. Về yêu cầu đạo đức được đặt trong quan hệ với người khác và với xã hội, Nho gia đưa học thuyết “chính danh”. Theo quan niệm của Nho giáo con người không chỉ là con người xã hội, là tiểu nhân hay quân tử mà còn là con người siêu xuất xã hội, tức thánh nhân là người đạt Đạo mà hay được gọi là bậc quân tử, đó là người biết khắc phục bản thân, hiểu đạo trời, hiểu đạo lí. Như vậy xét về mặt chính trị xã hội ở Nho gia nổi bật lên con người “nhập thế” và “hữu vi”, nhấn mạnh nghĩa vụ xã hội của con người, con người phải tự rèn luyện, sống theo chuẩn mực và đem ý chí của mình cải biến xã hội.
Trái với Nho gia, Đạo gia đề cao quan niệm “xuất thế” và “vô vi”. Đạo gia nhấn mạnh tính tự nhiên của con người, tính tự chủ độc lập tự do của con người. Đạo gia muốn thoát khỏi những trói buộc của luân thường đạo lí của
xã hội đương thời. Lão Tử cho con người có ba vật báu (tam bảo), quan niệm về tam bảo thể hiện những nội dung cơ bản không thể thiếu của đạo đức con người trên con đường trở về với Đạo. Theo Lão Tử thì:
“Ta có ba vật báu, hằng nắm giữ và ôm ấp: Một là “Từ”
Hai là “Kiệm”.
Ba là “Không dám đứng trước thiên hạ” Từ mới có Dũng,
Kiệm mới có rộng,
Không dám đứng trước thiên hạ thì được ngôi cao” [31; 343]
Từ là yêu thương tất cả mọi người trong xã hội không phân biệt địa vị sang hèn, thiện ác …Đối với Lão Tử với kẻ lành thì lấy lành mà đối đãi, với kẻ chẳng lành thì cũng vậy, Ông chủ trương lấy đức trả oán, tức là vượt lên lòng ích kỷ của mình cũng chính là kẻ dũng mãnh ở đời.
Kiệm là tiết kiệm, giúp bản thân mỗi người biết đủ, không xa hoa mới có thể có lòng quảng đại, rộng rãi, vị tha, tự do và làm được đại sự nhất là những người có chức vị trong xã hội.
Khi quan niệm “Không dám đứng trước thiên hạ” thì Lão Tử cho rằng đức tính kiêm tốn, khiêm nhường là cần thiết với con người sống trong xã hội. Đó không phải là hèn nhát, hay nhát gan mà trái lại là sự chiến thắng được lòng tự cao, tự đại, lòng hiếu danh … vốn là những điều mà kẻ tầm thường không làm được.
Trong khi điểm đích của Nho gia là “thành thánh” thì điểm đích của Đạo gia là “quy chân”. Đạo gia không cho rằng con người cần phải tu dưỡng nhân nghĩa như Nho gia mà cần phải trở về với tự nhiên sống hợp với Đạo. Con người sống hòa hợp với tự nhiên sẽ làm thiên hạ thái bình. Chương 38 Lão Tử viết:
Mất Đức rồi mới có Nhân, Mất Nhân rồi mới có Nghĩa, Mất Nghĩa rồi mới có Lễ;
Lễ chỉ là cái vỏ mỏng của lòng trung tín; mà cũng là đầu mối của hỗn loạn” [31; 191]
Như vậy hành động tu dưỡng là đồng nghĩa với mất Đạo. Từ đó dẫn đến quan điểm khác nhau về bổn phận con người trong các mối quan hệ xã hội giữa Nho gia và Đạo gia. Khổng Tử đưa ra trách nhiệm và bổn phận cho từng đối tượng trong xã hội buộc họ làm đúng để giữ hòa khí, trật tự trên dưới. Lão Tử không quan tâm đến trật tự đó, diễn giải một hướng hoàn toàn khác, cho rằng trong các mối quan hệ xã hội con người không cần phải hành động gì vẫn được lợi về bản thân mình. Quy luật của tự nhiên là “Không tranh mà lại thắng, không nói mà có kẻ nghe, không gọi mà tự đến, thong thả mà xong việc” [31; 365]. Khổng Mạnh suy tư xây dựng một chế độ tông tộc vững chắc. Lão Trang thì vui điền viên và ẩn dật. Tất cả những khuôn phép của Nho gia như tam cương ngũ thường ngũ luân đều cho thấy Nho gia quan tâm đến trách nhiệm của người đối với người, của con người đối với xã hội cũng có nghĩa là con người không thể đứng ngoài thế sự. Nếu Nho gia nhấn mạnh đến nghĩa vụ xã hội thì Đạo gia chú trọng đến cái hồn nhiên chất phác ở con người. Sách Trang Tử chép cho rằng Nho gia chơi trong cõi nhân quần còn Đạo gia chơi ngoài cõi nhân quần. Khổng Mạnh ưa thích danh giáo còn Lão Trang ưa thích tự nhiên.
Vì phủ nhận mọi giá trị xã hội và mong muốn một cuộc sống “tiêu dao”, “tự tại” dứt bỏ mọi liên hệ, mọi ràng buộc của xã hội nên thực chất con người chính trị - xã hội lí tưởng của Đạo gia là con người tự thủ tiêu bản ngã để trở thành phi nhân trong ảo tưởng. Sai lầm cơ bản của Đạo gia trong khi xem xét con người trong các mối quan hệ là quá đề cao trật tự, quy luật vận động của tự nhiên và cho đó cũng là quy luật bất biến tuyệt đối chi phối con
người và xã hội. Đạo gia đã không nhận thấy rằng mặc dù con người là một bộ phận của tự nhiên nên phải chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên nhưng đồng thời họ cũng phải tuân thủ những quy luật xã hội. Do không nhận thức được sự khác nhau về chất giữa con người và vạn vật, giữa tổ chức xã hội và trật tự tự nhiên nên Đạo gia đã đánh đồng tất cả nên đi đến quan niệm con người và xã hội lí tưởng là đồng hóa cùng tự nhiên, triệt tiêu mọi ham muốn, lợi ích trái với tự nhiên.