Trước khi thực hiện hồi quy, luận văn tiến hành phân tích mối tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan và biểu đồ phân tán Scatter. Kết quả thu thu được sẽ giúp có được cái nhìn sơ bộ về mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình sẽ giúp dự đoán được khả năng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.
-1 -. 5 0 .5 1 0 .2 .4 .6 .8 1 LEV
PROF Fitted values
-1 -. 5 0 .5 1 0 .2 .4 .6 .8 1 TAN
PROF Fitted values
-1 -. 5 0 .5 1 -1 -.5 0 .5 1 GROWTH PROF Fitted values
-1 -. 5 0 .5 1 0 5 10 15 20 SIZE
PROF Fitted values
Đồ thị Scatter trong hình 4.1 sẽ thể hiện mối tương quan của các chỉ tiêu nợ của doanh nghiệp (LEV), tỷ lệ tài sản cố định (TAN), tốc độ tăng trưởng (GROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE) với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (PROF).
Hình 4.1: Mối tương quan giữa LEV, TAN, GROWTH, SIZE và PROF
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp
Đồ thị Scatter giữa PROF và LEV cho thấy xu hướng tồn tại mối tương quan âm giữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nợ của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu càng sử dụng nhiều nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm (và ngược lại). Ngoại trừ xu hướng tương quan âm giữa LEV và PROF thì đồ thị Scatter thể hiện
mối tương quan giữa PROF và TAN, PROF và GROWTH, PROF và SIZE đều thể hiện xu hướng tương quan dương giữa các cặp biến. Điều này cho thấy doanh nghiệp có quy mô càng lớn, tốc độ tăng trưởng doanh thu hoặc tỷ lệ tài sản cố định càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao (và ngược lại).
Để thấy rõ hơn mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, luận văn sử dụng ma trận hệ số tương quan để thể hiện mối tương quan giữa từng cặp biến trong mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.12: Ma trận hệ số tương quan
PROF LEV SIZE GROWTH TAN LEV_SQ OWN_LEV
PROF 1,0000 LEV -0,2822 1,0000 SIZE 0,0940 0,3943 1,0000 GROWTH 0,1490 0,0612 0,2893 1,0000 TAN 0,1657 -0,2450 -0,2284 0,0731 1,0000 LEV_SQ -0,2573 0,9494 0,3796 0,0684 -0,2274 1,0000 OWN_LEV 0,0237 0,1331 0,2693 0,0440 -0,0327 0,1247 1,000
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp
Kết quả tính toán ma trận hệ số tương quan đã thể hiện rõ hệ số tương quan của từng cặp biến trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các cặp biến giải thích trong mô hình nghiên cứu là khá nhỏ, ngoại trừ hệ số tương quan giữa LEV và LEV_SQ (mối quan hệ giữa 2 biến này không phải là mối quan hệ tuyến tính) thì hệ số tương quan giữa LEV và SIZE là cao nhất (0,3943). Điều này cho thấy vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu sẽ không gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả ước lượng mô hình.